Đặc điểm địa lý, tự nhiên và tổ chức hành chính tỉnh Tiền Giang

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Tiền Giang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 52)

7. Kết cấu luận văn

2.1. Đặc điểm địa lý, tự nhiên và tổ chức hành chính tỉnh Tiền Giang

2.1.1. Đặc điểm địa lí, tự nhiên

Về vị trí, địa lý: Tiền Giang là một tỉnh nằm ở phía bắc Đồng bằng sông Cửu Long, trải dài từ tây sang đông dọc theo tả ngạn sông Tiền “ở vào tọa độ 100 11’ 43 và 100 35’ 19” vĩ tuyến Bắc, 1050 49’ 12” kinh tuyến Đông có diện tích 2.508,6 km2, dân số là 1.692.457, mật độ dân số 675 ngƣời/km2” [7, tr. 29]. Là nơi có hai con sông lớn chảy qua, sông Vàm Cỏ ở phía bắc và sông Tiền ở phía nam.

Tiền Giang nằm trên các trục giao thông thủy - bộ quan trọng, cách thành phố Hồ Chí Minh 72 km “phía bắc giáp tỉnh Long An, phía nam giáp hai tỉnh Bến Tre và Trà Vinh, lấy sông Tiền làm ranh giới tự nhiên, phía đông giáp biển Đông với 32 km bờ biển. Tỉnh Tiền Giang nằm dọc theo bờ bắc

45

sông Tiền, hƣớng đông - tây theo đƣờng chim bay dài khoảng 120 km. Chiều rộng theo hƣớng nam – bắc, nơi rộng nhất khoảng 40km, nơi hẹp nhất khoảng 10km” [47, tr. 21]. Là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là cửa ngõ của miền Tây, nối liền với thành phố Hồ Chí Minh - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giao lƣu quốc tế của Nam bộ - với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

Nhƣ vậy, tỉnh Tiền Giang có vị trí quan trọng và hệ thống giao thông thuận lợi, tỉnh có lợi thế và tiềm năng rất lớn trong phát triển nông nghiệp, mở rộng giao lƣu, hợp tác với các địa phƣơng trong vùng, mở rộng xuất khẩu trong và ngoài nƣớc.

Về khí hậu: Tiền Giang nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa chung của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, khí hậu phân hóa thành hai mùa rõ rệt: mùa mƣa (gắn với gió mùa tây nam, bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10) và mùa khô (gắn liền với gió mùa đông bắc, bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 4 năm sau), nhiệt độ ổn định quanh năm. Là nơi có khả năng tiếp nhận một lƣợng bức xạ rất dồi dào, nhiệt độ cao, do đó, một trong những đặc điểm nổi bật nơi đây là tính chất nóng. Lƣợng bức xạ Mặt trời lớn và ổn định. So với những nơi khác của đồng bằng sông Cửu Long, Tiền Giang có tổng lƣợng bức xạ lớn nhất (444 Calo/cm2

/ngày). Là điều kiện thuận lợi để phát triển cây trồng quanh năm, trong đó có cây lúa: có thể gieo trồng 3 vụ trong năm.

Tiền Giang chịu ảnh hƣởng hai mùa gió chính: gió mùa tây nam và gió mùa đông bắc. Bão rất ít xảy ra, thƣờng chỉ ảnh hƣởng những con bão từ xa, gây nhiều mƣa và kéo dài một vài ngày.

Nhƣ vậy, khí hậu Tiền Giang khá thuận lợi cho sự sống của sinh

vật, đặc biệt là nơi có tiềm năng để phát triển nông nghiệp và các loại cây trồng khác.

46

Về địa hình – địa chất: Có địa hình tƣơng đối bằng phẳng, độ dốc thắp, bề mặt đƣợc bao phủ bởi lớp phù sa. Với sự đa dạng, phong phú của các nhóm đất “Theo kết quả điều tra của chƣơng trình do Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp) chủ trì 1988 – 1989 trên cơ sở bản đồ đất 1/100.000, tỉnh Tiền Giang có 14 đơn vị phân loại nằm trong 4 nhóm đất: nhóm đất phù sa, nhóm đất mặn, nhóm đất phèn, nhóm đất cát” [47, tr. 306]. Đất phù sa ở đây có độ phù sa khá cao, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

Nhƣ vậy, về đất đai phong phú, mỗi loại đất hích nghi với những loại cây trồng nhất định, mà chiếm ƣu thế là diện tích trồng lúa và làm vƣờn . Đó là điều kiện thuận lợi để tỉnh phát triển nông nghiệp trồng trọt đa canh toàn diện.

Thủy văn: là tỉnh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long nên có lƣợng

nƣớc dồi dào “Hai sông lớn ảnh hƣởng đến Tiền Giang là sông Tiền ở phía Nam và sông Vàm Cỏ ở phía Bắc. Nƣớc từ thƣợng nguồn đổ về hai sông này rồi qua rồi qua một mạng lƣới kênh rạch chằng chịt cung cấp nƣớc và phù sa khắp lƣu vực” [47, tr. 306]. Ngoài hai sông lớn, tỉnh còn có một hệ thống kênh, rạch dày đặc nhƣ: rạch Ba Rài, kinh Bảo Định, rạch Cầu Ngang, kinh Nguyễn Văn Tiếp v.v… các rạch đều có hệ thống phụ lƣu của nó, đây là nguồn nƣớc tƣới tiêu cho nhiều vùng đất của tỉnh, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

Ngoài ra, tỉnh còn có nhiều cù lao dài, hẹp và trù phú nhƣ: Ngũ Hiệp, Tân Phong, Tân Thới, Tân Phú, Phú Thạnh, Phú Đông. Đây là những điểm du lịch hấp dẫn. Hằng năm, có rất nhiều đoàn khách ở trong và ngoài tỉnh đến đây tham quan, du lịch.

Về động, thực vật: nằm trong vùng gió mùa cận xích đạo. Các yếu tố khí hậu: độ ẩm, không khí, nắng, bức xạ, nhiệt độ, mƣa v.v… đƣợc phân bố theo mùa và khá ổn định qua nhiều năm, đây là điều kiện để thảm thực vật phát triển phong phú, đan xen.

47

Thực vật đƣợc phân bố trên những vùng đất thích hợp cho từng loại cây. Vùng đất phù sa có nguồn nƣớc ngọt cung cấp nhƣ: huyện Cai Lậy, Cái Bè v.v… là vùng phát triển cây lúa, cây mía, cây ăn quả lâu năm; vùng đất giồng phân bố nhiều ở các huyện Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công Đông thích hợp cho trồng rau màu; vùng nhiễm phèn và nhiễm mặn thuộc các huyện Tân Phƣớc, Gò Công Đông, Gò Công Tây là nơi sinh trƣởng của các loại cây công nghiệp, rừng ngập mặn. Nhƣ vậy, do địa hình và địa chất khác nhau, đã tạo ra những thảm thực vật khác nhau mang tính phong phú. Đây là điều kiện thuận lợi để tỉnh Tiền Giang phát triển nền nông nghiệp theo hƣớng vừa chuyên canh vừa đa canh.

Do địa hình – địa chất phong phú, đa dạng và hệ thống sông ngòi

kinh, rạch, ao hồ dày đặc nên tỉnh có một hệ thống động vật rất dồi dào, đa dạng các chủng loại từ gia súc, gia cầm cho đến việc nuôi trồng các loại thủy hải sản.

Về tài nguyên biển: Tiền Giang có bờ biển dài khoảng 32 km, là cửa đổ ra

biển của những con sông lớn, đó là cửa Tiểu của sông Tiền, cửa Soài Rập của sông Vàm Cỏ. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng các loại thủy hải sản “Ở Gò Công Đông, phát triển thế mạnh ven biển, phát triển với trên 3000 ngƣ dân, có 735 phƣơng tiện đánh bắt cá trong đó có 350 phƣơng tiện khai thác xa bờ, hàng năm sản lƣợng đạt trên 22.000 tấn” [47, tr. 212]. Với đặc điểm nhƣ trên tỉnh có đủ điều kiện để phát triển thủy sản trở

thành ngành kinh tế mũi nhọn.

2.1.2. Tổ chức hành chính của tỉnh Tiền Giang

Với diện tích diện tích 2.508,6 km2, dân dố 1692.457 ngƣời, mật độ dân số là 675 ngƣời/ km2 ” [7, tr. 29]. Tiền Giang có 1 thành phố ( Mỹ Tho), 1 thị xã ( thị xã Gò Công), 7 huyện (Cai Lậy, Cái Bè, Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công Đông, Gò Công Tây, Tân Phƣớc, Tân Phú Đông - 2012), 8 thị trấn, 16 phƣờng, 145 xã. Trong đó trung tâm là thành phố Mỹ Tho.

48

Thành phố Mỹ Tho: là trung tâm của tỉnh Tiền Giang, với diện tích 81,5 km2, dân số 217.203, mật độ dân số 2.665 ngƣời/km2, có mật độ dân số cao [7, tr. 29]. Với lịch sử hơn 300 trăm hình thành và phát triển. Mỹ Tho có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh Tiền Giang nói riêng và khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

Thành phố Mỹ Tho có vị trí quan trọng, là nơi có con sông Tiền và quốc lộ 1A chạy qua, có tỉnh lộ 24 chạy về Gò Công và tỉnh lộ 28 chạy lọc sông Tiền về Cai Lậy – Cái Bè. Qua cầu Rạch Miễu (trƣớc kia là phà Rạch Miễu) chạy cách 12km thì đến thành phố Bến Tre, cách thành phố Hồ Chí Minh 70 km. Do vị trí chiến lƣợc nhƣ trên, nên thành phố Mỹ Tho là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, của toàn tỉnh.

- Thị xã Gò Công: ở trung tâm phía đông của tỉnh Tiền Giang, có diện tích 102 km2, dân số 95.734 ngƣời, mật độ dân số 939 ngƣời/km2

[7, tr. 29]. Thị xã có mạng lƣới giao thông thuận lợi, có quốc lộ 50 chạy qua nối với thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Mỹ Tho, có đƣờng tỉnh lộ chạy về các thị trấn, xã, kênh, rạch dễ dàng đi ra sông Tiền và biển. Với vị trí địa lý, giao thông thuận tiện, thị xã Gò Công càng phát huy vai trò là đô thị trung tâm phía đông của tỉnh Tiền Giang.

Cơ cấu kinh tế của thị xã “thƣơng mại – dịch vụ - công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp – nông nghiệp” [7, tr. 103], phát triển theo hƣớng công nghiệp nhỏ. Đây là vùng đã phát huy hiệu quả chƣơng trình “Ngọt hóa Gò Công”, đƣa kinh tế ngày càng ổn định và phát triển.

- Huyện Cai Lậy: là vùng đất văn hóa, nơi mà câu phƣơng ngôn

“Văn Cai Lậy, võ Ba Giồng” đã đƣợc phát huy qua các thế hệ.

Cai Lậy là một trong những đơn vị hành chính của tỉnh Tiền Giang,

có thị trấn Cai Lậy là đô thị quan trọng đứng thứ 3 sau thành phố Mỹ Tho và thị xã Gò Công, là đầu mối giao lƣu quan trọng của khu vực các huyện phía Tây và

49

là cửa ngõ giao lƣu với các tỉnh trong khu vực gồm Đồng Tháp – Long An – Tiền Giang.

Là nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi, có hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc nhƣ: rạch ba Rài, Cái Bè, Trà Tân, v.v… giúp tháo chua, rửa phèn, chuyển tải phù sa bồi đắp cho ruộng vƣờn. Với điều kiện thuận lợi nhƣ trên, Cai Lậy là vùng sản xuất lúa nổi tiếng, với sản lƣợng lúa hàng năm rất cao. Ngoài cây lúa, vùng còn có nhiều loại cây ăn trái miệt vƣờn khác nhƣ: sầu riêng (ở cù lao Ngũ Hiệp), nhãn Giồng (Nhị Quý).

- Huyện Cái Bè: nằm ở phía Tây, cách thành phố Mỹ Tho 50 km,

“có diện tích 420,9 km2, dân số 290.005, mật độ dân số 689 ngƣời/km2” [7, tr. 29]. Là nơi có 2 tuyến đƣờng bộ huyết mạch: Quốc lộ 1A chạy dọc từ đông sang tây dài 27 km, quốc lộ 30 dài 9 km từ ngã ba xã An Thái Trung đi Đồng Tháp. Huyện Cái Bè có tiềm năng phát triển nông nghiệp. Các dịch vụ, mua bán trao đổi ở đây hoạt động rất mạnh. Bên cạnh đó còn có các ngành nghề thủ công phát triển nhƣ: bánh phồng, bánh tráng rế v.v…

- Huyện Châu Thành: có vị trí trung tâm của tỉnh Tiền Giang, cách

thành phố Mỹ Tho 12 km, với “diện tích 229,9 km2, dân số 238.045 ngƣời, mật độ dân số 1.035” [7, tr. 29]. Đặc điểm tự nhiên, chia thành hai vùng rõ rệt: nam Quốc lộ 1A giáp với sông Tiền, thích hợp cho việc tƣới tiêu, nuôi trồng và vƣờn cây ăn trái vì vùng này chủ yếu là nƣớc ngọt, đất đai màu mỡ, sông ngòi dày đặc. Dân cƣ đông đúc.Vùng Bắc Quốc lộ 1A, là vùng lúa, vùng cực Bắc đất hoang, chua phen, đi lại khó khăn, dân cƣ thƣa thớt.

Huyện có địa hình tƣơng đối phức tạp: thấp dần từ nam đến bắc, từ đông sang tây xen kẽ những giồng cát gò cao và những vùng trũng. Đất đai đƣợc chia thành các nhóm: nhóm đất phù sa, đây là nhóm đất canh tác, ổn định lâu dài, thích hợp trồng lúa, làm vƣờn; nhóm đất phèn, đây là vùng dễ bị ngập lũ nên đất có độ phì nhiêu, tiềm tàng cao, giàu đạm, thích hợp trồng các loại cây công nghiệm nhƣ khóm, tràm.

50

- Huyện Chợ Gạo: cách thành phố Mỹ Tho 12 km về hƣớng đông

nam. Với “diện tích 231,4 km2, dân số 176.709 ngƣời, mật độ dân số 764 ngƣời/km2” [7, tr. 29]. Địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, đặc biệt có hệ thống sông ngòi dày đặc là điều kiện thuận lợi để sau ngày miền Nam giải phóng, dƣới sự chỉ đạo của tỉnh và huyện nhân dân tiến hành làm thủy lợi. Đây đƣợc xem nhƣ bƣớc ngoặt để nhân dân làm lúa từ hai vụ rồi ba vụ một năm, tăng năng suất lúa. Vƣờn cây ăn trái cũng đang đƣợc phục hồi và phát triển, đặc sản vùng này là trái thanh long đƣợc trồng ở xã Mỹ Tịnh An, hiện nay loại trái cây này đã đƣợc xuất khẩu sang nƣớc ngoài.

- Huyện Gò Công Đông, “diện tích 267,7km2, dân số 141.923

ngƣời, mật độ dân số 530 ngƣời/km2” [7, tr. 29]. Đây là vùng đất nằm giữa ba cửa sông lớn: cửa Tiểu, cửa Đại (thuộc sông Tiền) và cửa sông Vàm Cỏ, phía đông có bờ biển bằng phẳng kéo dài 32 km tiếp giáp biển Đông nên các cửa sông có mực nƣớc điều hòa, thuận lợi cho giao thông đƣờng thủy. Có hệ thống kênh quan trọng nhƣ: rạch Già, rạch Long Uông, , rạch Cần Lộc v.v…

Năm 1986, Trung ƣơng phê duyệt dự án “Ngọt hóa Gò Công”, đƣa vùng đất bị nhiễm mặn lâu đời này thành vùng sản xuất lúa ổn định. Hệ thống thuê bao đƣợc nâng cấp, hoàn chỉnh trên 32 km, các tuyến kinh lớn nhƣ: Salliisette, Champeaux, Trần Văn Dõng đƣợc nạo vét, mở rộng. Hệ thống kênh mƣơng nội đồng hình thành hoàn chỉnh, cung cấp đủ nƣớc ngọt cho sản xuất và sinh hoạt

Rừng ngập mặn cũng là yếu tố quan trọng của huyện, “với 2065 ha rừng phòng hộ là tuyến bảo vệ sản xuất và dân cƣ, là nguồn dự trữ sinh quyển cũng nhƣ là nơi trú ẩn, sinh sôi hơn 300 giống loài thủy sản” [47, tr. 212].

Do đặc điểm tự nhiên, có bờ biển bằng phẳng dài nên khai thác, nuôi trồng thủy sản, phát huy thế mạnh ven biển v.v… đƣợc xem là mũi nhọn kinh tế của huyện. Với ƣu thế bãi biển, huyện đã hình thành các khu du lịch sinh thái biển Tân Thành, với rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nƣớc đến

51

tham quan, du lịch. Đó là điều kiện để nâng cao thu nhập cho nhân dân của huyện. Hiện nay, du lịch biển Tân Thành đang nhận đƣợc sự quan tâm, đầu tƣ của tỉnh, của huyện hứa hẹn sẽ mở ra điểm du lịch đầy lý tƣởng cho nhân dân khu vực.

-Huyện Gò Công Tây: “diện tích 183,7 km2, dân số 126.009 ngƣời,

mật độ dân số 686 ngƣời/km2” [7, tr. 29]. Vùng nằm giữa hệ thống sông rạch lớn nhƣ: rạch Tra, ở phía bắc chảy ra cửa biển Soài Rập, rạch Vàm Giồng đổ vào cửa Tiểu rồi ra biển Đông. Đây là hai tuyến giao thông huyết mạch, từ Sài Gòn và các địa phƣơng ven biển Đông đi các tỉnh miền Tây Nam Bộ, Campuchia.

Đặc điểm tự nhiên của huyện, tƣơng đối bằng phẳng: giồng cát xen lẫn bàu, truông nhƣng độ cao chênh lệch không đáng kể. Đất đai bị nhiễm phèn, mặn nặng. Vị trí và điều kiện tự nhiên của huyện tạo nên sự giao lƣu kinh tế - văn hóa giữa địa phƣơng với Nam kỳ lục tỉnh.

Theo quyết định số 155/HĐBT, ngày 13 tháng 4 năm 1979 của Hồi đồng bộ trƣởng (nay là Chính Phủ), huyện Gò Công Tây đƣợc tách ra từ huyện Gò Công cùng với huyện Gò Công Đông.

Chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi và khai thác thủy hải sản phát triển mạnh. Các ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thƣơng nghiệp, dịch vụ, thƣơng mại tiến bộ vƣợt bậc. Các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, quốc phòng, an ninh phát triển mạnh cả chiều rộng lẫn chiều sâu.

- Huyện Tân Phước, “diện tích 333,2 km2, dân số 57.640 ngƣời,

mật độ dân số 173 ngƣời/km2” [7, tr. 29]. Là huyện nằm về phía Bắc tỉnh Tiền Giang, cách trung tâm thành phố Mỹ Tho khoảng 25 km, ở sâu trong Đồng Tháp Mƣời.

-Ngày 11/7/1994, Thủ tƣớng Chính phủ ký Nghị định số 68/CP quyết định thành lập huyện Tân Phƣớc. Huyện đƣợc tách ra từ hai huyện Châu Thành, Cai Lậy và Nông trƣờng Ấp Bắc.

52

Về đặc điểm tự nhiên: đây là vùng bị nhiễm phèn nặng, hàng năm có 6 tháng khô và 6 tháng nƣớc.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, chủ trƣơng thực hiện khai hoang Đồng Tháp Mƣời của Tỉnh ủy, đã đƣợc nhân dân hƣởng ứng. Sau 15 năm, từ một vùng đất hoang vu, phèn chua nắng cháy, lúa, khóm, khoai

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Tiền Giang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)