7. Kết cấu luận văn
2.2.1. Vị trí, vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế của tỉnh
Tiền Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa chung của Đồng bằng sông Cửu Long với đặc điểm: nhiệt độ cao và ổn định quanh năm, ít bão; có hệ thống giao thông thuận lợi: có đƣờng cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lƣơng, Quốc lộ 1A, Kinh Chợ Gạo, Quốc lộ 50 v.v... Cầu Mỹ Thuận, cầu Rạch Miễu đƣợc xây dựng hoàn thành là điều kiện cho việc giao
53
thƣơng của địa phƣơng với các tỉnh, thành trong khu vực. Có lực lƣợng lao động dồi dào. Do đó, vùng có điều kiện phát triển một nền nông nghiệp toàn diện với cơ cấu cây trồng, vật nuôi phong phú, đa dạng.
Với những ƣu thế về điều kiện tự nhiên và khả năng canh tác, sản xuất nông nghiệp có vị trí, vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh nói riêng và của khu vực nói chung. Vị trí vai trò của nông nghiệp thể hiện:
- Sản xuất nông nghiệp cung cấp lƣơng thực, thực phẩm, giải quyết vấn đề cơm no, áo ấm cho nhân dân trên địa bàn tỉnh. Ngành đã đóng góp vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề lƣơng thực cho tỉnh.
Ngoài ra, sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất cây lƣơng thực không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu cho ngƣời dân, mà còn là nguồn dự trữ xuất khẩu dồi dào, thu về nhiều ngoại tệ cho tỉnh “Năm 1995, lƣợng gạo xuất khẩu 98.864 tấn, kim ngạch 26 triệu USD, đến năm 2005 đã xuất khẩu trên 300.000 tấn gạo với kim ngạch trên 72 triệu USD” [52, tr. 10]. “Nông nghiệp giữ vai trò sản xuất lƣơng thực, thực phẩm trong địa bàn tỉnh và đã thu đƣợc những thành tích nổi bật, là giải quyết đƣợc vấn đề lƣơng thực cho nhân dân trong tỉnh, không những đủ ăn, có dự trữ, phát triển chăn nuôi mà còn tham gia xuất khẩu, việc xuất khẩu gạo không ngừng tăng lên, từ 61.000 tấn (năm 1991) tăng lên 98.000 tấn (1985), 349.000 tấn (1998), năm 2000 là 400.000 tấn v.v... Bên cạnh đó, việc đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, vật nuôi cũng ngày càng phát triển và cho kết quả khả quan” [53, tr. 2]
- Nông nghiệp Tiền Giang phát triển đã góp phần thu hút một lƣợng lao động lớn, phần nào giải quyết việc làm cho nhân dân, góp phần ổn định, nâng cao đời sống cho ngƣời dân. Đồng thời làm tiền đề phát triển các ngành nghề khác và hoàn thiện cơ sở hạ tầng nhằm mục đích tiến nhanh trên con đƣờng đổi mới và hội nhập. Phát huy tốt vai trò, vị trí của cửa ngõ vùng đồng bằng sông Cửu Long
54
- Tiền Giang đƣợc xem là vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp
của cả nƣớc. Các sản phẩm nông nghiệp đa dạng, phong phú từ trồng trọt, chăn nuôi đến nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, vùng có các nông sản, hàng hóa có giá trị nhƣ: lúa – gạo, trái cây với các đặc sản: vú sữa lò rèn Vĩnh Kim, thanh long Chợ Gạo, sơ ri Gò Công, cam mật Cái Bè, khóm, bƣởi v.v... có giá trị kinh tế cao có khả năng phục vụ cho xuất khẩu. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng có điều kiện phát triển nhanh tạo vành đai lƣơng thực thực phẩm lớn cho các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm.
- Sản xuất nông nghiệp đã góp phần đáng kể, với tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, cũng nhƣ toàn bộ nền kinh tế tỉnh. “Năm 2005, nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 48,1%, công nghiệp và xây dựng chiếm 22,4%, dịch vụ chiếm 29,5%. Năm 2006, nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 45,3%, công nghiệp và xây dựng chiếm 23,8%, dịch vụ chiếm 30,9%. Năm 2010, nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 44,1%, công nghiệp và xây dựng chiếm 29,4%, dịch vụ chiếm 26,5%. Năm 2012, nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 46,8%, công nghiệp và xây dựng chiếm 28,3%, dịch vụ chiếm 24,9%.” [7, tr. 52]
Nhƣ vậy, điều kiện tự nhiên ƣu đãi, nhân dân lao động cần cù sáng tạo đã góp phần xây dựng một nền nông nghiệp tòan diện ở tỉnh với sự đa dạng, phong phú của các ngành nghề. Tuy nhiên, để đạt đƣợc kết quả đó cần có những chủ trƣơng đƣờng lối đƣợc hiện thực hóa phù hợp, cũng nhƣ có những ứng phó kịp thời với biến đổi xảy ra trong quá trình sản xuất thì vai trò các cấp ủy, chính quyền rất quan trọng.