7. Kết cấu luận văn
2.2.3.3. Chƣơng trình phát triển kinh tế vƣờn
Đây là một trong những chƣơng trình lớn của Đảng bộ nhằm thực
hiện việc thâm canh vƣờn cây ăn trái hiện có của tỉnh, cải tạo cơ cấu giống cây trồng, đổi mới phƣơng thức khai thác, nhằm tăng giá trị kinh tế của sản phẩm vƣờn. Bên cạnh đó, chƣơng trình này còn nhằm tạo ra nguồn nguyên liệu để phục vụ cho ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của tỉnh nhà.
Tiền Giang là vùng đất với nhiều đặc sản về các loại cây ăn trái, với sự phong phú, đa dạng nhiều chủng loại nhƣ: xoài cát Hòa Lộc, vú sữa vĩnh Kim, sầu riêng Ngũ Hiệp, thanh long Chợ Gạo v.v... Từ năm 1985, với chƣơng trình đầu tƣ của tỉnh trong khuôn khổ chƣơng trình phát triển kinh tế vƣờn, phong trào xóa vƣờn hoang, cải tạp vƣờn tạp, hình thành vùng chuyên canh đƣợc mở rộng. Sau năm 1990, nông dân đẩy mạnh việc thâm canh nghề vƣờn và mở rộng diện tích cây ăn trái cao hiệu quả kinh tế cao.
70
Năm 1996, 2000 Tiền Giang bị tổn thất khá nặng trong trận lũ và đợt mặn xâm nhập năm 1998, nhƣng sau đó vƣờn cây ăn trái ở tỉnh đã sớm phục hồi và tiếp tục phát triển theo hƣớng thâm canh, mở rộng diện tích theo quy hoạch nhờ những chủ trƣơng, chính sách kịp thời của tỉnh và sự đồng tình của ngƣời dân trong việc thực hiện kiểm soát việc thực hiện quy hoạch kiểm soát lũ nhằm chủ động bảo vệ tài sản, cây trồng trong tình hình lũ lớn có nguy cơ xảy ra liên tiếp. Năm 2005, trên vùng quy hoạch trồng cây ăn trái đã hình thành những vùng chuyên canh nhƣ: xoài cát, vú sữa, sầu riêng, thanh long v.v... Tùy theo điều kiện thổ nhƣỡng và tập quán trồng trọt của nông dân, ở tỉnh đã hình thành nên những vùng chuyên canh cây ăn trái trên quy mô lớn.
Đạt kết quả nhƣ trên, là nhờ ngành nông nghiệp và nông dân có sự đầu tƣ thích đáng đối với ngành sản xuất này nhƣ tăng vốn, tuyển lựa các loại giống và chủng loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, tiến hành các biện pháp kỹ thuật tiên tiến v.v...