Chƣơng trình khai hoang vùng Đồng Tháp Mƣời, xây dựng

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Tiền Giang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 73)

7. Kết cấu luận văn

2.2.3.1.Chƣơng trình khai hoang vùng Đồng Tháp Mƣời, xây dựng

vùng chuyên canh cây công nghiệp

Trƣớc năm 1975, vùng Đồng Tháp Mƣời còn hoang sơ, dân cƣ thƣa

thớt. Mỗi năm có sáu tháng mùa nƣớc nổi, cả vùng ngập chìm trong biển nƣớc mênh mông, nhiều nơi ngập sâu tới 3 - 4 m. Sáu tháng mùa khô hết sức

66

khắc nghiệt, nắng nóng nung ngƣời, đất dậy phèn đỏ quạch, nƣớc ngọt không đủ uống. Đã vậy, đây còn là vùng tranh chấp ác liệt, giặc oanh kích ngày đêm. Vô số đạn bom, chất hóa học hủy diệt ném xuống.

Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, Trung ƣơng rất quan tâm đến việc khôi phục, cải tạo vùng đất này. Nhận đƣợc sự quan tâm đó, Tỉnh ủy Tiền Giang quyết tâm khai hoang, xây dựng và phát triển vùng Đồng Tháp Mƣời này. Trong đƣờng lối phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, vấn đề phát triển nông nghiệp đƣợc Đảng bộ rất quan tâm và xem là mặt trận hàng đầu. Tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Tiền Giang lần III (ngày 28 – 4 – 1983) đã vạch ra năm chƣơng trình kinh tế - xã hội có mục tiêu, trong đó có ba chƣơng trình thuộc lĩnh vực nông nghiệp. Chƣơng trình khai hoang, xây dựng vùng chuyên canh cây công nghiệp là một trong ba chƣơng trình đó. Thực hiện chủ trƣơng trên, tỉnh đã tiến hành khai phá vùng đất hoang Đồng Tháp Mƣời này, nạo vét, đào mới hàng trăm kênh ngang, dọc trên vùng đất hơn 30.000 ha để rửa phèn dẫn ngọt, tạo điều kiện cho hơn 23.000 hộ nông dân với hàng chục ngàn lao động vào khai thác sản xuất, tạo dựng cuộc sống ổn định. Các giải pháp trên đây hàng năm đƣợc tổ chức thành các “chiến dịch” với phƣơng châm “Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm”. Kết quả trên vùng đất hoang hóa trên 30.000 ha ở vùng Đồng Tháp Mƣời (Tân Phƣớc) trƣớc đây, với sự hình thành 15 đơn vị, nông, lâm trƣờng, trạm trại giống quốc doanh và các xã vào những năm đầu của thập niên 80 đã khai hoang, phục hóa đƣa vào sản xuất trên 10.000 ha cây công nghiệp (khóm, mía, bàng v.v...), lâm nghiệp (tràm, bạch đàn, v.v....), lúa, hoa màu. Thế nhƣng, với cơ chế tập trung, bao cấp, hoạt động của các nông, lâm trƣờng đã không đạt hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Vì thế, đất đai của phần lớn các tổ chức này đã đƣợc chuyển giai cho hộ nông dân trực tiếp tiến hành sản xuất, trừ Nông trƣờng Tân Lập thuộc công ty Rau quả Tiền Giang là còn tồn tại, nhƣng cũng chuyển đổi hình thức

67

tổ chức sản xuất, với việc thực hiện cơ chế khoán đất cho hộ nông dân để canh tác theo kế hoạch của nông trƣờng. Nhờ vậy, nông trƣờng đã đứng vững và ngày càng phát triển trong cơ chế thị trƣờng, trở thành một trong những nông trƣờng nổi tiếng nhất của cả nƣớc về quy mô và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đến năm 2000 hầu nhƣ tất cả diện tích diện tích hoang hóa của khu vực này đã đƣợc đƣa vào sản xuất, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động ở địa phƣơng và các tỉnh khác về Tiền Giang lập nghiệp.

Cây khóm là cây công nghiệp hàng đầu của tỉnh, đƣợc trồng tập trung tại huyện Tân Phƣớc, bởi vì khóm thích hợp với điều kiện thổ nhƣỡng của vùng phèn Đồng Tháp Mƣời và mức sinh lợi cao hơn trồng lúa. Tiền Giang là tỉnh có diện tích trồng lúa lớn thứ hai cả nƣớc, chỉ xếp sau tỉnh Kiên Giang. “Năm 2000, tỉnh có 8.000 ha khóm, sản lƣợng thu hoạch đạt 76.000 tấn” [47, tr. 607]. Trái khóm không chỉ đƣợc dùng trong nƣớc mà còn có giá trị xuất khẩu cao. Công ty Rau quả Tiền Giang đã đầu tƣ dây chuyền công nghệ sản xuất các mặt hàng khóm đông lạnh, đóng hộp, nƣớc khóm cô đặc v.v... để xuất khẩu ra nƣớc ngoài và thu nhiều ngoại tệ.

Cây dừa, đƣợc trồng lâu đời ở Tiền Giang, phân bố chủ yếu ở các huyện Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông. “Năm 2000, tổng diện tích vƣờn dừa 8.624 ha, xếp thứ ba trong cả nƣớc sau Bến Tre và Bình Định, với khoảng 1.400.000 cây, sản lƣợng 65.000 tấn” [47, tr. 606]. Dừa là nguồn nguyên liệu cho các nhà máy dầu thực vật của tỉnh, chế biến dầu dừa, , thạch dừa v.v... Ngoài ra, sản phẩm và phụ phẩm của cây dừa còn đƣợc sử dụng trong các ngành xây dựng nhà ở, thủ công mỹ nghệ, làm kẹo, thảm xơ dừa.

Nhƣ vậy, từ mảnh đất hoang hóa, nhiễm phèn nặng, thiên nhiên khắt nghiệt, không bóng ngƣời lai vãng, miền đất này giờ đây đã khoác lên mình một màu áo mới xanh tƣơi, trù mật. Đi đâu cũng thấy bạt ngàn xanh ngút của dứa, của khoai, của dừa, của lúa năng suất cao trải dài mênh mông.

68

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Tiền Giang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 73)