7. Kết cấu luận văn
2.2.2.1. Quán triệt tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về xây dựng nông nghiệp
55
Tháng 12/1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã đề ra đƣờng lối đổi mới đất nƣớc. Đại hội đánh dấu bƣớc chuyển biến căn bản về tƣ duy kinh tế của Đảng, là cơ sở lý luận và tạo môi trƣờng đổi mới căn bản, toàn diện cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp, mà nội dung trọng tâm là tái xác lập và phát triển kinh tế hộ gia đình. Thực hiện các chủ trƣơng, chính sách của Trung ƣơng với tinh thần tự chủ, sáng tạo. Đảng bộ tỉnh Tiền Giang tiếp tục lãnh đạo phát triển nông nghiệp trong thời kỳ dổi mới. Đại hội IV của tỉnh Đảng bộ đƣợc tiến hành từ ngày 14 đến ngày 18 – 10 – 1986, đề ra chủ trƣơng, biện pháp thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng theo tinh thần Đại hội đại biểu toàn quốc lần VI (1986). Trong phƣơng chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng, Đảng bộ xem việc phát triển nông nghiệp toàn diện và vững chắc là nhiệm vụ hàng đầu. Về nhiệm vụ cụ thể, Đại hội nêu “Trong những năm tới, vẫn phải tiếp tục tập trung sức phát triển nông nghiệp toàn diện, đƣa nông nghiệp một bƣớc lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa” [11, tr. 13]. Đại hội đề ra phƣơng hƣớng cụ thể:
- Phát triển nông nghiệp toàn diện, bao gồm cả nông - lâm – ngƣ nghiệp, công nghiệp chế biến. Từng bƣớc gắn kết công nghiệp và nông nghiệp, hình thành cơ cấu nông – công nghiệp ở huyện. Đẩy mạnh phát triển vùng lúa năng suất cao. “Phải đảm bảo sản lƣợng lƣơng thực hàng năm từ 850.000 - 900.000 tấn, bình quân đầu ngƣời đến năm 1990 có khoảng 600 kg/ngƣời” [11, tr. 13]
- Đẩy mạnh thâm canh, tạo độ đồng đều về năng suất trên tòan tỉnh. - Bố trí luân canh lúa với trồng màu, thực phẩm, màu lƣơng thực và rau cải.
- Mũi nhọn để chuyển nông nghiệp sang phát triển nông ghiệp toàn diện là phát triển mạnh cây công nghiệp các loại, cây con xuất khẩu.
- Về chăn nuôi, trọng tâm vẫn là nuôi heo, phát triển cả chăn nuôi quốc doanh, tập thể và gia đình.
56
- Về thủy hải sản, chuyển biến mạnh việc nuôi trồng, đánh bắt, cần mở rộng việc sản xuất cá giống
- Về lâm nghiệp, hƣớng chính là bảo vệ rừng tràm hiện có. Trồng cây đƣớc, cây dừa theo tuyến dân cƣ lấn biển. Trồng bạch đàn theo tập trung ở vùng đất hoang và phân tán khắp nơi đất trồng để làm nguyên liệu giấy.
Khi nói về vai trò của khoa học kỹ thuật đối với sản xuất nông nghiệp, trong Nghị quyết khẳng định “Trong nông nghiệp phải nhằm vào việc đẩy mạnh hơn nữa mức độ thâm canh, tăng nhanh tổng sản lƣợng, chất lƣợng sản phẩm nhằm phát triển toàn diện về trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản thực phẩm, từng bƣớc cơ giới hóa. Các biện pháp đổi mới về giống, cải tạo đất và tăng độ phì nhiêu của đất, bảo vệ thực vật, luân canh luân vụ hợp lý, khoa học bảo vệ môi trƣờng v.v... trên cơ sở sử dụng tốt nhất các thành tựu sinh học mới là trọng tâm” [11, tr 20].
Những quan điểm chỉ đạo trong Đại hội lần IV của Đảng bộ tỉnh đối với sản xuất nông nghiệp, thể hiện sự quan đâm đặc biệt của tỉnh trong lĩnh vực này, đó còn là sự chủ động, sáng tạo nắm bắt đúng tình hình và đề ra những chủ trƣơng, chính sách phù hợp để phát triển kinh tế tỉnh nhà nói chung, kinh tế nông nghiệp nói riêng.
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tiền Giang lần thứ V, diễn ra 2 vòng. Vòng 1 từ ngày 13 đến ngày 15 – 4 – 1991. Vòng 2 tiến hành từ ngày 25 đến 29 – 10 – 1991. Đại hội đã nêu nhiệm vụ phát triển kinh tế trong 5 năm tới “Phát huy thành tựu và lợi thế, phát triển năm tiểu vùng kinh tế nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và mở mang dịch vụ, từng bƣớc chuyển cơ cấu kinh tế sang cô nghiệp hóa nền kinh tế địa phƣơng, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân, tăng cƣờng ổn định chính trị, góp phần cùng cả nƣớc thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng” [13, tr. 37]
57
Đại hội cũng nêu ra mục tiêu cụ thể “Tập trung phát triển 5 tiểu vùng kinh tế nông nghiệp, hƣớng vào các sản phẩm thế mạnh nhƣ lúa, gạo, tôm, cá, rau quả, thịt... kết hợp với chăn nuôi và ngành nghề nông thôn, đảm bảo tăng cả khối lƣợng hàng hóa, chất lƣợng sản phẩm và hiệu quả sinh lợi. Đầu tƣ đồng bộ theo trình độ ƣu tiên có trọng điểm cho vùng lúa xuất khẩu, khu vực Đồng Tháp Mƣời và dự án ngọt hóa Gò Công, với quyết tâm đến cuối kế hoạch sẽ đƣa hầu hết diện tích vùng ngọt hóa lên 2 hoặc 3 vụ và đƣa phần lớn diện tích khai hoang vùng Đồng Tháp Mƣời và sản xuất (kể cả trồng rừng)” [13, tr. 39].
Nhƣ vậy, Đại hội V đã quán triệt sâu sắc Nghị quyết 10 của Bộ chính trị “Về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp”. Nghị quyết nêu rõ mục tiêu, thực sự giải phóng sức sản xuất, chuyển nền nông nghiệp còn mang tính tự cấp tự túc, sang sản xuất hàng hóa theo hƣớng chuyên môn hóa kết hợp kinh doanh tổng hợp. Nghị quyết 10 của Bộ chính trị đã cụ thể hóa tƣ tƣởng đổi mới từ Đại hội VI trên lĩnh vực kinh tế nông nghiệp, gỡ bỏ những rào cản đối với sự phát triển của nông nghiệp.
Ngoài ra, Đại hội còn quan tâm đến việc phát triển kinh tế vƣờn, nuôi trồng thủy sản, cây công nghiệp. Xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Đại hội xác định phải thành lập ban chỉ đạo kinh tế vƣờn và tổ chức hội làm vƣờn “để khuyến khích hƣớng dẫn nhân dân áp dụng rộng rãi công nghệ sinh học vào phát triển kinh tế vƣờn có hiệu quả, tăng nhanh khối lƣợng, chất lƣợng sản phẩm xuất khẩu từ trái cây. Củng cố vùng khóm, bảo đảm cân đối nguyên liệu cho các công đoạn chế biến của Liên hợp” [13, tr. 40 - 41]
Đại hội V của tỉnh Đảng bộ Tiền Giang đã tiếp tục sự nghiệp đổi mới đƣợc vạch ra từ Đại hội IV của Đảng bộ. Trên cớ sở kế tục đó Đại hội V đã vạch ra kế hoạch, mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn phát triển. Nội dung chủ yếu của Đại hội nhấn mạnh một số nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện: phát triển
58
mạnh 5 tiểu vùng kinh tế và những chính sách để phát triển kinh tế hợp tác xã. Đại hội có ý nghĩa chỉ đạo chiến lƣợc cho quá trình sản triển kinh tế của tỉnh.
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tiền Giang lần thứ VI (1996 – 2000), diễn ra từ ngày 6 đến ngày 8 – 5 – 1996. Đại hội tổng kết, đánh giá kết quả của nhiệm kỳ qua. Đồng thời xác định phƣơng hƣớng phát triển trong giai đoạn tới. Nội dung Đại hội thông qua Báo cáo chính trị và phƣơng hƣớng nhiệm vụ 5 năm ( 1996 – 2000), Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ VI.
Phƣơng hƣớng nhiệm vụ phát triển nông nghiệp. Đại hội nhấn mạnh, tập trung phát triển chiều sâu và bền vững nông – lâm – ngƣ nghiệp. Gắn chỉ tiêu tăng trƣởng kinh tế với tiến bộ xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Đại hội nêu “Tập trung phát triển chiều sâu và bền vững nông – lâm – ngƣ nghiệp, đẩy mạnh hơn tốc độ phát triển công nghiệp và dịch vụ, tạo bƣớc chuyển căn bản cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [14, tr. 52]
Đại hội cũng xác định các nhiệm vụ cụ thể nhƣ sau:
- Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi.
- Đẩy mạnh thâm canh, giải quyết tốt các vấn đề kỹ thuật, giống mới. Đồng thời khai thác cây màu, cây bông vải luân canh dƣới chân ruộng, ở những vùng có điều kiện
- Tiếp tục xây dựng hoàn cảnh Dự án ngọt hóa Gò Công và Chƣơng trình khai hoang vùng Đồng Tháp Mƣời ( Tân Phƣớc)
- Về thủy hải sản, tiếp tục tạo điều kiện vật chất kỹ thuật cho việc mở rộng phong trào nuôi tôm, cá, các loại thủy sản. Khuyến khích ngƣ dân đầu tƣ phát triển thêm phƣơng tiện đánh bắt xa bờ.
- Phát triển lâm nghiệp gắn với bảo vệ và phát triển môi trƣờng sinh thái - Đại hội cũng nhấn mạnh cần tiếp tục cải tạo vƣờn tạp với phƣơng thức thâm canh, chuyên canh vƣờn cây ăn trái đặc sản.
59
- Đại hội tập trung lãnh đạo chuyển dịch cớ cấu trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng kinh tế hợp tác xã. Điểm mới của Đại hội tỉnh Đảng bộ Tiền Giang lần thứ VI có chính sách phù hợp với các thành phần kinh tế.
Nhƣ vậy, Đại hội VI của Đảng bộ tỉnh Tiền Giang tiếp tục nhấn mạnh vai trò của nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh. Từ đó, tiếp đề ra phƣơng hƣớng phát triển phát triển có chiều sâu sản xuất nông – lâm – ngƣ nghiệp.
Đại hội đại biểu lần thứ VII Đảng bộ tỉnh Tiền Giang nhiệm kỳ 2001 – 2005, diễn ra từ ngày 01 đến ngày 03 – 01 – 2001. Trên tinh thần tổng kết công tác nhiệm kỳ trƣớc, Đại hội tiếp tục phƣơng hƣớng nhiệm vụ phát triển cho giai đoạn tiếp theo.
Nội dung chính của Đại hội, định hƣớng phát triển đến năm 2010 và mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm (2001 – 2005). Đại hội khẳng định “Chuyển đổi nhanh cơ cấu sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn, ứng dụng tốt khoa học – công nghệ vào sản xuất, nhất là việc ứng dụng công nghệ sinh học vào quá trình sản xuất, gắn các vùng sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến, bảo quản sau thu hoạch, gắn sản xuất với thị trƣờng tiêu thụ, hình thành sự liên kết nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ” [15, tr. 71]
Về cây lƣơng thực, Đại hội nhấn mạnh phát triển theo chiều sâu, đầu tƣ nâng cao chất lƣợng , đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
Tổ chức lại kinh tế vƣờn, cải tạo đổi mới giống cây trồng đảm bảo yêu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến trái cây chất lƣợng cao.
Phát triển đàn gia súc, gia cầm cả về số lƣợng và chất lƣợng chủ yếu là tăng đàn heo, gà nhằm đáp ứng nhu cầu về thịt, trứng cho thị trƣờng nội địa và chế biến xuất khẩu.
Về lâm nghiệp, bảo vệ môi trƣờng sinh thái thông qua xã hội hóa việc trồng, chăm sóc bảo vệ, quản lý rừng.
Nhƣ vậy, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ VII, diễn ra ở thời điểm có ý nghĩa lịch sử trọng đại, đánh dấu bƣớc ngoặt quan trọng trong quá trình thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
60
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng bộ tỉnh Tiền Giang đã đã đề phƣơng hƣớng, nhiệm vụ trong lĩnh vực nông nghiệp từ năm 2006 – 2010. Đại hội thống nhất
“Tạo bƣớc đột phá về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất theo hƣớng tập trung đầu tƣ cho vùng, ngành kinh tế mũi nhọn
Tập trung đầu tƣ phát triển kinh tế biển” [ 16, tr . 71]
Đại hội xác định “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Tập trung phát triển nông nghiệp theo hƣớng toàn diện, cả trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp, trong đó quy hoạch và hình thành các vùng chuyên canh có quy mô phù hợp với tiềm năng và lợi thế của tỉnh, chuyển dịch nhanh cớ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động, tạo nhiều việc làm thu hút nhiều lao động ở nông thôn” [16, tr. 71]
Đại hội nhấn mạnh trong thời gian tới “Đầu tƣ thâm canh các vùng cây ăn trái, tạo ra giá trị ngày càng cao trên mỗi đơn vị diện tích vƣờn, đi đôi với phát triển cây công nghiệp, hình thành các vùng trồng rau an toàn, chọn giống mới có giá trị cao gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ” [16, tr. 72].
Đối với chăn nuôi, cần phát triển và nâng cao chất lƣợng, hiệu quả chăn nuôi gia súc, gia cầm, mở rộng phƣơng pháp nuôi công nghiệp gắn với chế biến sản phẩm.
Đối với công tác thủy lợi, phục vụ sản xuất nông nghiệp, Đại hội khẳng định “Tiếp tục xây dựng hoàn thiện hệ thống thủy lợi ngăn mặn, giữ ngọt, phòng chóng sạt lở, kiểm soát lũ, bảo đảm tƣới tiêu v.v... nhằm phục vụ sản xuất nông nghiệp nâng cao đời sống cho nhân dân. Tiếp tục đầu tƣ và khai thác có hiệu quả Dự án Ngọt hóa Gò Công, nâng cấp tuyến đê biển” [16, tr. 72]
Đại hội khẳng, kinh tế biển đóng vai trò quan trọng. Do đó, trong thời gian tới cần “quy hoạch phát triển kinh tế biển, có chính sách phù huy
61
động vốn từ nhiều nguồn tập trung đầu tƣ cho ngành thủy sản đúng với vị trí là một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Phát triển đa dạng nuôi, trồng thủy sản nƣớc ngọt, nƣợc lợ và nƣớc mặn theo công nghệ mới có hiệu quả và bảo vệ đƣợc môi trƣờng” [16, tr. 73]
Để từng bƣớc nâng cao năng suất, chất lƣợng và hiệu quả kinh tế, quán triệt Nghị quyết 26 – NQ/TW của Ban chấp hành Trung ƣơng (Khóa X), tỉnh ủy Tiền Giang đã cụ thể hóa bằng Chƣơng trình hành động 28 – Ctr/TU ngày 9/10/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Sau khi triển khai quán triệt Nghị quyết 26 của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảngvà Chƣơng trình hành động 28 của Tỉnh ủy trong cán bộ, công nhân viên chức và ngƣời lao động đã có sự chuyển biến mới về nhận thức vai trò của nông nghiệp, nông dân trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng.
Qua các kỳ Đại hội của Đảng bộ tỉnh Tiền Giang tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu. Tiếp tục đầu tƣ cho các chƣơng trình kinh tế trọng điểm nhƣ lƣơng thực, chăn nuôi, thủy sản, thủy lợi v.v... Chính nhờ sự đầu tƣ thích đáng đó, nên nông nghiệp của tỉnh đảm bảo đƣợc sự phát triển bền vững. Hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đề ra.
2.2.2.2 Quán triệt Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế hợp tác xã thông qua Nghị quyết, văn kiện của Đảng bộ tỉnh
Cùng với những định hƣớng phát triển nông nghiệp, Đại hội đại biểu lần thứ IV của tỉnh chủ trƣơng tiếp tục đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa “Tăng cƣờng củng cố và nâng cao chất lƣợng Hợp tác xã nông nghiệp hiện có và từng bƣớc xây dựng nâng cao chất lƣợng, tạo điều kiện đến năm 1990 đƣa hết số tập đoàn sản xuất lên Hợp tác xã” [11, tr. 19]. Trong việc củng cố các hợp tác xã và tập đoàn sản xuất, cần chú ý đầu tƣ máy móc, tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tăng cƣờng ý thức làm chủ tập thể của xã viên.
62
Khi bàn về chuyển đổi hình thức từ hợp tác xã kiểu cũ sang hợp tác xã kiểu mới, Đại hội đại biểu lần thứ V của tỉnh nhấn mạnh “Khuyến khích phát triển kinh tế hộ nông dân và tôn trọng quyền tự nguyện lựa chọn hình thức kinh tế hợp tác. Hƣớng vào tổ chức kinh tế hợp tác làm tốt chức năng hƣớng dẫn kỹ thuật và dịch vụ. Hoàn thiện cơ chế khoán đối với các nông trƣờng. Chấn chỉnh hệ thống quốc doanh dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp phục vụ tốt hơn cho sản xuất của hộ nông dân và các đơn vị kinh tế hợp tác nông nghiệp về điều hòa nƣớc, cung ứng vật tƣ, cây con giống, bảo vệ thực vật v.v... Tăng cƣờng hoạt động tín dụng để giải quyết vốn cho các hộ nông dân sản xuất, nhất là hộ nghèo, tránh nạn cho vay nặng lãi, tổ chức thị trƣờng tiêu thụ với giá nông sản hợp lý” [13, tr 39 - 40]
Nhƣ vậy, Đại hội V của Đảng bộ tỉnh đã quán triệt sâu sắc Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về “Đổi mới quản lý về kinh tế nông nghiệp” về giao khoán ruộng đất lâu dài cho hộ nông dân. Trên tinh thần đó, Đảng bộ tỉnh đã đề ra Nghị quyết 14 vào tháng 6 – 1988, xác định hộ nông dân là đơn