7. Kết cấu luận văn
1.2.2. Quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển một nền nông
nghiệp toàn diện ở Việt Nam
Để xây dựng một nền nông nghiệp phát triển không thể chỉ dựa trên nền kinh tế thuần nông mà phải dựa trên một nền kinh tế bền vững, hiện đại với sự phong phú, đa dạng của các ngành nghề. Vì chỉ có điều này mới khai thác một cách có hiệu quả mọi nguồn lực của đất nƣớc, đáp ứng mọi nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của sản xuất cũng nhƣ tiêu dùng. Ở nông thôn phải xây dựng đƣợc một cơ cấu kinh tế hợp lý, nghĩa là phải phát triển kết hợp cả nông nghiệp, lâm nghiệp, ngƣ nghiệp. Trong nông nghiệp, kết hợp cả trồng trọt, chăn nuôi, và nghề phụ. Khi về thăm nông dân tỉnh Hƣng Yên, Ngƣời nói “Sản xuất phải toàn diện, sản xuất thóc là chính, đồng thời phải rất coi trọng hoa màu, cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi, thả cá và nghề phụ” [32, tr. 199]
Hồ Chí Minh phê phán mạnh mẽ việc phát triển nông nghiệp một cách không toàn diện. Khi đến thăm đồng bào các dân tộc tỉnh Tuyên Quang Ngƣời đã chỉ ra khuyết điểm của đồng bào vùng này đó là không chú trọng phát triển cây công nghiệp và cây hoa màu. Và khuyết điểm này theo Hồ Chí Minh “Phát triển nông nghiệp không toàn diện” [42, tr. 80]
Nhƣ vậy, thế nào là một nền nông nghiệp toàn diện theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh? Qua các tác phẩm, bài nói và viết của Hồ Chí Minh cho thấy quan niệm về một nền nông nghiệp toàn diện theo Ngƣời phải là:
Thứ nhất, Nền nông nghiệp toàn diện trƣớc hết phải là một nền nông
nghiệp có ngành trồng trọt phát triển. Trong đó “Trồng trọt cũng phải phát triển toàn diện” [42, tr. 286]
Theo Hồ Chí Minh, trồng trọt trƣớc hết phải bắt đầu từ cây lƣơng thực, trong đó, Ngƣời nhấn mạnh việc trồng lúa, “sản xuất thóc là chính”. Nhƣng bên cạnh đó, Ngƣời cũng phê phán việc xem nhẹ phát triển cây hoa màu: ngô, khoai, sắn v.v... Ngƣời nói “phải hết sức phát triển hoa màu. Chỉ có thóc không có hoa màu là không đƣợc. Hoa màu không chỉ là cây lƣơng
19
thực quý của ngƣời, mà còn dùng để chăn nuôi. Xã Đại Nghĩa vì thiếu chú ý đến hoa màu cho nên chăn nuôi kém” [32, tr. 212]. Nói chuyện với đồng bào Nghệ An, Ngƣời chỉ rõ “Lúa là chính nhƣng ngô, khoai, sắn cũng phải có, cũng phải chú trọng. Nếu chỉ chú trọng lúa mà không chăm nom ngô, khoai, sắn cũng không đƣợc” [32, tr 255]. Trong bài đăng trên báo Nhân dân ngày 17/4/1962 với tiêu đề “Cần phải ra sức trồng nhiều hoa màu” Ngƣời viết “Ngô, khoai, sắn là những thứ lƣơng thực phụ rất cần thiết cho con ngƣời và gia súc. Nếu hoa màu thu hoạch kém thì sẽ ảnh hƣởng không tốt đến nhiều việc” [32, tr 378]
Nhƣ vậy, theo Hồ Chí Minh, trong ngành trồng trọt phải phát triển toàn diện cả cây lƣơng thực, cây hoa màu, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lấy gỗ, v.v...“Trung ƣơng thƣờng nói nông nghiệp phải toàn diện. Mình không những cốt gạo, ngô, khoai, sắn, bông mà còn cốt các thứ khác nữa. Cho nên phải toàn diện” [32, tr 354].
Ngoài trồng cây lƣơng thực, cây hoa màu, Hồ Chí Minh còn quan tâm đến việc dựa vào điều kiện tự nhiên, đất đai, thổ nhƣỡng, thế mạnh của các vùng miền để lựa chọn cây trồng cho phù hợp. Khi về thăm tỉnh Hà Đông, nói chuyện với tỉnh về phát triển cây nông nghiệp ở vùng đồi núi, Hồ Chí Minh đã đề cập đến trồng dâu nuôi tằm, trồng mía, thuốc lá. Đây là những loại cây cho hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện vùng đồi núi. Với cây dâu tằm, Ngƣời nhắc nhiều nơi vì cây dâu giúp nông dân thu hoạch tơ dệt lụa – một thứ vải quý, ngoài ra tơ còn kéo sợi dệt lƣới giúp cho phát triển nghề cá. Ngƣời viết “Muốn có lƣới tốt, thì phải có tơ, muốn có tơ, thì phải chú ý trồng dâu nuôi tằm” [32, tr. 129]
Nhƣ vậy, ở nƣớc ta điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất đai màu mỡ, khí hậu ấm áp, lao động nông nghiệp dồi dào. Từ đó, cho phép trồng trọt quanh năm, thu hoạch bốn mùa, đó là điều kiện thuận lợi để phát triển trồng trọt.
20
Hồ Chí Minh cho rằng, trồng trọt ở đây còn bao hàm cả việc phải trồng cây công nghiệp. Khi đến các địa phƣơng, dù ở đâu khi nói đến phát triển trồng trọt, ngoài cây lƣơng thực là lúa và hoa màu, Ngƣời đều nhắc đến phải trồng cây công nghiệp “Cây công nghiệp không đạt đƣợc kế hoạch thì ảnh hƣởng đến phát triển công nghiệp” [32, tr. 81]
Với Hồ Chí Minh phát triển cây công nghiệp, đặc biệt là cây bông đóng vai trò quan trọng. Để lý giải điều này, Ngƣời cho rằng, cây bông là nguồn cung cấp nguyên liệu để làm sợi để dệt vải v.v...Có vải nhân dân và bộ đội mới có thể mặc ấm đƣợc.
Sau cây bông, Ngƣời nói đến cây cà phê, cây lạc, cây vừng. Ngƣời nhắc “Trồng cà phê, trồng lúa nhƣng đồng thời phải chú ý trồng lạc, trồng vừng” [ 32, tr. 286]. Ngƣời giải thích đây là những loại cây trồng có thể xuất khẩu, từ đó đổi lấy máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ngƣời viết “Trồng lạc, trồng vừng là vì lạc, vừng là thứ hàng xuất khẩu rất tốt để đổi lấy máy móc” [32, tr. 286]
Ngoài ra, Hồ Chí Minh còn rất chú trọng đến việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ. Khi đi đến các tỉnh: Hƣng Yên, Hà Giang, Nghệ An, Ngƣời đều nhắc nhở phải trồng các loại cây này. Khi nói chuyện với nhân đảo Cô Tô (Hải Ninh), Ngƣời viết “Cần trồng nhiều cây ăn quả, cây lấy gỗ, cây ngăn gió” [32, tr. 129]. Ngƣời giải thích vì sao phải trồng các loại cây này một cách ngắn gọn, dễ hiểu nhƣng thiết thực. Khi nói về vai trò của cây ngăn gió, Ngƣời nhắc nhở mọi ngƣời phải trồng cây để ngăn gió và tính toán rất cụ thể “Nếu mỗi năm, mỗi ngƣời trồng 4 cây, trong 5 năm sẽ có đủ gỗ làm nhà, đóng giƣờng, bàn, ghế làm nông cụ” [32, tr. 213]
Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc trồng cây gây rừng. Khi nói chuyện với nhân dân và đồng bào tỉnh Hải Dƣơng, Ngƣời nêu rõ lợi ích của việc trồng cây gây rừng “Đồng bào đều biết rằng 5 – 7 năm nữa nó sẽ là một nguồn lợi rất lớn, đồng thời nó cũng làm làng mạc ta thêm vui tƣơi” [32, tr 428].
21
Xuất phát từ nhận thức sâu sắc những giá trị thiết thực của việc trồng cây và với mục đích bảo vệ môi trƣờng thiên nhiên, giữ mãi màu xanh của đất nƣớc nên Hồ Chí Minh đã động viên và kêu gọi nhân dân ta tích cực trồng cây hàng năm vào mỗi dịp tết đến xuân về. Cũng từ phong trào này chúng ta thấy sự vĩ đại của Hồ Chí Minh, những việc Ngƣời nêu ra tƣởng là nhỏ, nhƣng mang ý nghĩa lớn, vừa phát huy sức mạnh của quần chúng, vừa huy động sức mạnh truyền thống của dân tộc ta – truyền thống ngƣời già trồng cây gây dựng cho hậu thế!
Thứ hai, theo Hồ Chí Minh nền nông nghiệp toàn diện phải có
ngành chăn nuôi phát triển. Ở đây, Ngƣời đã xác định vai trò to lớn của chăn nuôi trong phát triển kinh tế, phát triển chăn nuôi trƣớc hết để có nguồn thức ăn: thịt, thêm sức kéo, thêm phân bón để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Khi nói chuyện với nhân dân đảo Cô Tô ( Hải Ninh) Ngƣời viết “Phải ra sức chăn nuôi, vì chăn nuôi vừa là một nguồn lợi lớn, lại là một kho phân nhiều” [32, tr. 129]. Chính vì điều này, Hồ Chí Minh nhắc nhở phải chú trọng chăn nuôi trâu, bò, lợn. Bên cạnh, Hồ Chí Minh còn nhắc nhở nhân dân phải chú ý chăn nuôi dê, thỏ, gà, vịt v. v... Ngƣời nói rõ mối quan hệ giữa chăn nuôi với trồng trọt, vì chăn nuôi kém mà phân bón ít, lại vì phân bón ít sản lƣợng lúa và hoa màu giảm sút.
Đi liền với khuyến khích phát triển chăn nuôi, Ngƣời cũng nhắc nhở phải bảo vệ gia súc, khi nói chuyện với đồng bào và cán bộ tỉnh Thanh Hóa, Ngƣời chỉ rõ “Đồng bào nông dân chƣa xem trọng đúng mức việc bảo vệ gia súc” [32, tr. 290]. Và Hồ Chí Minh đã chỉ ra những số liệu cụ thể “Vụ chiêm năm ngoái hơn 3.500 trâu bò chết rét và 1.600 con chết bệnh” [32, tr. 290]. Từ đó, Ngƣời nhắc nhở không nên lạm sát trâu bò, vì tục ngữ có câu: “Trâu, bò là bạn quý của nông dân”, cung cấp sức kéo cho ngƣời nông dân, đồng thời “Trâu, bò là kho phân bón” phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, Ngƣời phê phán gây gắt việc “lạm sát trâu bò” vì vừa làm giảm sức kéo và vừa lãng phí, gây ra những tệ nạn ăn uống lu bù.
22
Qua đó, Ngƣời xác định nhiệm vụ cụ thể của nhân dân, của cán bộ để phát triển chăn nuôi, Ngƣời viết: Chúng ta phải có quyết tâm và biện pháp phát triển chăn nuôi hơn nữa” [32, tr. 290]
Thứ ba, nông nghiệp toàn diện, theo Ngƣời phải phát triển lâm
nghiệp: trồng cây, gây rừng, khai thác lâm thổ sản có kế hoạch.
Ở vùng đồng bằng, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc trồng cây lấy gỗ, Ngƣời động viên trồng cây lấy gỗ để làm nhà. Khi nói về lợi ích của việc trồng cây, Ngƣời viết “Mỗi tết trồng đƣợc 15 triệu cây. Từ năm 1960 đến năm 1965... chúng ta sẽ có 90 triệu cây, vừa cây ăn quả, cây có hoa, vừa cây làm cột nhà. Và trong mƣời năm, nƣớc ta phong cảnh sẽ càng thêm tƣơi đẹp, khí hậu điều hòa hơn, cây gỗ đầy đủ hơn” [31, tr. 337]
Đối với vùng dân tộc miền núi, Hồ Chí Minh khuyến khích nhân dân trồng rừng, bảo vệ rừng. Ngƣời nhấn mạnh, đồng bào “phải chú ý bảo vệ rừng và trồng cây gây rừng”, Ngƣời nhắc lại câu tục ngữ “Rừng vàng, biển bạc”. Ngƣời viết “Chúng ta chớ lãng phí vàng, mà phải bảo vệ vàng của chúng ta” [32, tr. 81]. Hồ Chí Minh chỉ ra hậu quả của việc phá rừng, Ngƣời cho rằng phá rừng thì dễ, nhƣng gây lại rừng thì phải mất hàng chục năm. Phá rừng nhiều nhƣ vậy sẽ ảnh hƣởng đến khí hậu, ảnh hƣởng đến sản xuất, đời sống rất nhân dân.
Đi đôi với trồng rừng, bảo vệ rừng Hồ Chí Minh cũng nhắc nhở đồng bào miền núi dựa vào điều kiện có sẵn của mình mà khai thác lâm thổ sản, vì theo Ngƣời đây là nguồn lợi rất lớn cho đồng bào. Trong bài nói chuyện với đồng bào các dân tộc tỉnh Tuyên Quang, Ngƣời viết “về khai thác lâm thổ sản: Đó là một nguồn lợi lớn cho đồng bào tỉnh ta, nó gần bằng một phần ba giá trị của lƣơng thực” [32, tr. 81]. Tuy nhiên, khi khai thác lâm thổ sản phải có kế hoạch chu đáo, phải chấm dứt tình trạng khai thác bừa bãi nhƣ hiện nay.
23
Nói đến trồng rừng, Ngƣời còn nhắc phải “trồng cây ăn quả và cây làm thuốc”. Theo Ngƣời, khí hậu và đất rừng của chúng ta có ƣu thế là cung cấp rất nhiều cây dƣợc liệu quý, nếu nhƣ ta biết bảo vệ và nuôi trồng.
Thứ tư, nông nghiệp toàn diện, theo Ngƣời còn có ngành ngƣ
nghiệp phát triển và phát triển các ngành kinh tế gắn liền với biển.
Nƣớc ta có bờ biển với diện tích dài, hệ sống sông ngòi chằng chịt, ao hồ dày đặc. Đó là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành ngƣ nghiệp, khai thác nguồn lợi từ biển, đồng thời phát triển các ngành gắn với kinh tế biển. Bởi vậy, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến phát triển kinh tế biển nhất là phát triển ngành ngƣ nghiệp và làm muối. Khi nói chuyện với nhân dân đảo Cô Tô (Hải Ninh), Ngƣời viết “Cần đẩy mạnh nghề đánh cá, nghề làm muối, nuôi dƣỡng và bảo vệ các thứ hải sâm, trân châu v. v...” [32, tr. 129]
Trên cơ sở, hiểu rõ các điều kiện tự nhiên ở nƣớc ta, Hồ Chí Minh đã có ý tƣởng kết hợp trồng lúa và nuôi cá trong các ao hồ, trên sông và cả trên ruộng. Do đó, khi đi thăm nhân dân các tỉnh đồng bằng nhƣ Hƣng Yên, Hà Đông, Hải Dƣơng, Ngƣời đều nhắc cùng với trồng lúa, hoa màu, chăn nuôi cần phải thả cá. Ngƣời chỉ rõ “Cần đẩy mạnh thả cá để cung cấp thêm thực phẩm bổ sung cho thịt, cải thiện đời sống nhân dân. Nuôi cá cũng dễ. Có nƣớc và có công thì cá phát triển” [32, tr. 231]
Khi nói về việc khai thác các ngành kinh tế biển, Ngƣời đã chỉ cách thức, phƣơng pháp để phát triển các ngành nghề này. Cụ thể ngƣời cho rằng, để làm tốt những ngành này cần phải có kỹ thuật, trang thiết bị, công cụ thiết yếu nhƣ: thuyền, lƣới v.v… Ngƣời viết “Để làm tốt những nghề đó, thì cần phải cải tiến kỹ thuật, cải tiến lƣới, thuyền” [32, tr. 129]. Khi nói về nghề cá, một lần nữa Hồ Chí Minh lại nhắc nhở phải trồng dâu nuôi tằm, lấy tơ làm lƣới đánh cá. Ngƣời viết “Muốn có lƣới tốt, thì phải có tơ, muốn có tơ, thì phải trồng dâu nuôi tằm” [32, tr. 129]
24
Thứ năm, khi nói đến nông nghiệp toàn diện, ngoài nông lâm, ngƣ
nghiệp, Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở chú trọng phát triển nghề phụ gia đình. Khi năng suất lao động trong trồng trọt và chăn nuôi đạt đến trình độ nhất định, có một số lao động dƣ thừa thì cần chuyển sang làm nghề khác để có thêm thu nhập. Bên cạnh đó, do tính chất của lao động nông nghiệp mang tính thời vụ, ngƣời nông dân sẽ tập trung vào sản xuất ở các vụ mùa nhất định, chính vì vậy họ sẽ có nhiều ngày nông nhàn. Hơn nữa, ngƣời Việt Nam có truyền thống cần cù, yêu lao động cùng với bàn tay khéo léo, khối óc năng động. Đó là điều kiện để ngƣời nông dân có thể vừa lao động nghiệp vừa làm thêm những ngành phụ khác.
Ở nông thôn có rất nhiều nghề phụ nhƣ nghề mộc, rèn, dệt, may thêu v.v... tồn tại song song với nghề nông, những nghề này sẽ góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống cho nhân dân. Ngoài ra nó còn tạo nhiều hàng hóa phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và có thể xuất khẩu góp phần thu về ngoại tệ. Từ đó, Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở: “Miếng vƣờn của mỗi gia đình xã viên và các loại nghề phụ là nguồn lợi để tăng thu nhập” [32, tr. 122]. Ngƣời nhắc nhở “Phát triển thích đáng kinh tế phụ gia đình xã viên” [32, tr. 213]
Có thể nói, theo Hồ Chí Minh một nền nông nghiệp toàn diện phải phát triển có quy hoạch, khoa học và kế hoạch cụ thể. Nó không phải phát triển một cách tự phát, manh mún. Đó là nền nông nghiệp phải đƣợc chuyên môn hóa, hợp tác hóa trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất. Trong kế hoạch phát triển nông nghiệp trong 5 năm ở miền Bắc nƣớc ta, Hồ Chí Minh đã nhắc đến việc “khoanh vùng nông nghiệp”. Ngƣời viết “Nơi nào sản xuất lúa nhiều và tốt thì nơi đó sẽ thành vùng sản xuất chính, nơi nào sản xuất chè nhiều và tốt thì nơi đó sẽ thành vùng sản xuất chè là chính v.v...” [32, tr. 213]
25
Nhƣ vậy, theo Hồ Chí Minh nền nông nghiệp toàn diện là nền nông nghiệp bao gồm cả: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngƣ nghiệp và ngành nghề phụ có cơ cấu kinh tế nội bộ ngành hợp lý, đồng bộ, hài hòa, bổ sung cho nhau cùng phát triển mạnh mẽ, hiệu quả kinh tế cao và bền vững. Trong từng ngành này lại có sự phân chia chi tiết hơn. Sự phát triển của từng bộ phận trong nông nghiệp, lâm nghiệp, ngƣ nghiệp cũng nhƣ sự phát triển của ba bộ phận trong ngành nông nghiệp sẽ làm cho toàn ngành nông nghiệp phát triển mạnh mẽ.
Tƣ tƣởng này của Ngƣời có một ý nghĩa lớn lao đối với sự phát triển nông nghiệp ở nƣớc ta. Đó là cơ sở để Đảng ta vận dụng giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tiễn đổi mới đất nƣớc.
1.2.3 Phát triển kinh tế hợp tác xã – nội dung trọng tâm trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về thành phần kinh tế
Việt Nam là một nƣớc nông nghiệp, nông dân chiếm đại đa số trong xã hội. Đặc điểm sản xuất nông nghiệp ở nƣớc ta manh mún, sản xuất nhỏ, bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Nhƣ vậy, muốn tăng gia sản xuất, thực hành tiết