Chƣơng trình vùng lúa năng suất cao

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Tiền Giang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 76)

7. Kết cấu luận văn

2.2.3.2.Chƣơng trình vùng lúa năng suất cao

Tiền Giang đƣợc xem là một tỉnh trọng điểm hàng hóa của vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nƣớc. Do đó, tỉnh luôn xác định sản xuất lúa là nhiệm vụ hàng đầu, là cơ sở và là nền tảng để phát triển các ngành kinh tế khác. Trên cơ sở đó vùng lúa năng suất đƣợc hình thành. Thời kỳ đầu đƣợc triển khai tập trung ở các huyện phía tây, sau đó mở rộng dần các huyện phía đông khi đã triển khai dự án “Ngọt hóa Gò Công” với các giải pháp nhƣ: đầu tƣ xây dựng các công trình thủy lợi đầu mối và thủy lợi nội đồng, thay các giống lúa địa phƣơng bằng các giống lúa ngắn ngày, kháng rầy, điều chỉnh lại cơ cấu thời vụ.

Với những chủ trƣơng phù hợp và những biện pháp thực hiện đúng

hƣớng, đồng bộ đã mang lại những kết quả khả quan trong sản xuất nông nghiệp. “Năm 1990 lần đầu tiên sản lƣợng lúa tại Tiền Giang vƣợt ngƣỡng 1 triệu tấn (1.002.140 tấn) và năm 1995 sản lƣợng đã đạt 1.271.283 tấn. Lƣơng thực bình quân trên đầu ngƣời từ 598 kg năm 1985 đã tăng 804 kg năm 1995. Từ năm 1990 Tiền Giang đã có trung bình mỗi năm khoảng 500 – 600 ngàn tấn lúa xuất khẩu trong năm 1990 là 61.000 tấn và tăng dần trong những năm sau” [52, tr. 11]. Đặc biệt, “đã hình thành vùng lúa chất lƣợng cao rộng 60.000 ha (180.000 ha gieo trồng /năm) ở vùng ngọt hóa Gò Công và vùng nằm trong ô đê bao ngăn lũ của các huyện phía tây, cho sản lƣợng thu hoạch hàng năm khoảng 600.000 tấn lúa chất lƣợng cao, đặc sản, khoảng 140.000 tấn lúa thơm (OM 3536, MTL 250, VD 20, Jasmine 85 v.v...) và khoảng 100.000 tấn nếp bè. Nông dân canh tác các giống lúa chất lƣợng cao có mức thu nhập cao hơn 25% - 30%, canh tác lúa thơm và nếp bè có thu nhập tăng cao từ 1,5 lần – 2 lần so với trồng các giống lúa, nếp thƣờng” [47, tr. 601]. Phấn đấu đến “Năm 2015, diện tích canh tác lúa khoảng 75.866 ha. Sản lƣợng lúa ổn định 1 triệu tấn/năm, song có giá trị và lợi nhuận bằng 1,5 triệu tấn lúa thƣờng, tham gia xuất khẩu mỗi năm từ 200.000 – 250.000 tấn gạo” [ 43, tr. 5]

69

Đây là chƣơng trình có nhiệm vụ đẩy mạnh việc thâm canh, tăng vụ trên toàn địa bàn trồng lúa của tỉnh, đồng thời là tiền đề và là tiềm lực chính, tạo điều kiện thúc đẩy mọi hoạt động của các ngành kinh tế khác. Từ đó, ngành kinh tế này đã có sự phát triển ổn định theo hƣớng sản xuất hàng hóa và xuất khẩu. Tiền Giang là một trong những tỉnh đầu tiên trên toàn quốc đã xây dựng cho mình nền nông nghiệp hàng hóa trên cơ sở khai thác hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài nguyên và các lợi thế về vị trí, địa lý, áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật và công nghệ trong thâm canh, tăng vụ, năng cao nâng suất,sản lƣợng và chất lƣợng nông sản.

Nhƣ vậy, từ chổ xác định vị thế quan trọng cảu kinh tế lúa gạo, những năm qua Tỉnh ủy Tiền Giang đã quan tâm và tăng cƣờng đầu tƣ cho nông nghiệp, nông dân, thôn thôn nói chung, sản xuất lúa gạo nói riêng, giúp kinh tế lúa gạo phát triển ổn định.

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Tiền Giang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 76)