Tƣ tƣởng của Hồ Chí Minh về hợp tác xã thời kỳ trƣớc Cách

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Tiền Giang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 34)

7. Kết cấu luận văn

1.2.3.1. Tƣ tƣởng của Hồ Chí Minh về hợp tác xã thời kỳ trƣớc Cách

Cách mạng Tháng Tám

Hồ Chí Minh là ngƣời đầu tiên đƣa tƣ tƣởng hợp tác xã vào Việt Nam. Với tƣ duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, cộng với óc phê phán tinh tƣờng, khả năng quan sát tinh tế, Ngƣời đã kế thừa và tiếp thu những tƣ tƣởng tiến bộ trên thế giới về hợp tác xã.

Tƣ tƣởng, quan điểm và phƣơng pháp chỉ đạo phát triển kinh tế hợp tác xã của Hồ Chí Minh rất rõ ràng, vừa hệ thống nhƣng lại cụ thể cho từng lĩnh vực và từng giai đoạn, đó chính là sự kế thừa, phát triển sáng tạo tƣ tƣởng về hợp tác xã thế giới. Tƣ tƣởng này đƣợc Ngƣời cụ thể hóa vào điều kiện cụ thể của nƣớc ta, ngƣời giải thích, diễn giải nó một cách dung dị, dễ hiểu.

Tƣ tƣởng hợp tác xã của Hồ Chí Minh đƣợc thể hiện rõ nét nhất trong “Đƣờng kách mệnh”, trong tác phẩm Ngƣời đã dành hẳn một chƣơng để bàn về hợp tác xã.

Sau khi đi nhiều nơi Hồ Chí Minh đã rút ra lý luận và kinh nghiệm về hợp tác xã của các nƣớc trên thế giới, điển hình là Anh, Pháp, Đức, Nga, Nhật. Hợp tác xã đầu tiên ở Anh do mấy ngƣời thợ dệt rủ nhau lập ra một cái hội “làm vải cho tốt và bán giá trung bình cho làng sớm” [21, tr. 342], đến hình thức hợp tác xã ở Nga, Pháp, Đan Mạch, Đức, những ý tƣởng về hợp tác xã trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ngƣời viết “Hợp tác xã bây giờ bên Nga lớn nhất, thứ hai đến Anh (tiêu phí hợp tác), thứ ba Pháp (sinh sản hợp tác), thứ tƣ Đan Mạch (nông dân hợp tác), thứ năm Đức (ngân hàng hợp tác).

Ở Nhật, có một hội khi mới thành lập chỉ có 1840 đồng vốn cách 8 năm đã có 370.000 đồng” [21, tr. 342]. Hồ Chí Minh cho rằng, tuy cách làm khác nhau nhƣng mục đích giống nhau, điều này thể hiện trong tuyên ngôn

27

hợp tác xã của Anh “Cốt làm cho những ngƣời vô sản giai cấp hóa ra anh em. Anh em thì làm giùm nhau, nhờ lẫn nhau. Bỏ hết thói tranh cạnh. Làm sao cho ai trồng cây thì đƣợc ăn trái, ai muốn ăn trái thì giùm vào trồng cây” [21, tr. 343]. Trên cơ sở kế thừa có hệ thống và vận dụng sáng tạo những tƣ tƣởng, quan điểm hợp tác xã ở các nƣớc trên thế giới vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đƣa ra quan niệm về hợp tác xã một cách dễ hiểu, ngƣời trích dẫn các câu ca dao, tục ngữ đã bám rễ sâu vào lòng dân tộc ta từ hàng ngàn năm. Cụ thể, Ngƣời trích dẫn câu tục ngữ An Nam “Nhóm lại thành giàu, chia nhau thành khó” và “Một cây làm chẳng nên non, nhiều cây nhóm lại thành hòn núi cao”. Lý luận ấy cũng ở ngay trong thực tế cuộc sống hằng ngày. Lý luận hợp tác xã ở trong những điều ấy. Theo Ngƣời riêng lẻ thì làm việc gì cũng khó, lại mất nhiều công sức, từ đó, Ngƣời cho rằng “hợp lại”, “nhóm lại” thì công việc sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn. Nếu mỗi gia đình, mỗi hộ làm ăn kinh tế riêng lẻ hiệu quả không cao nhƣng nếu nhƣ các hộ này biết hợp tác với nhau thì sẽ có hiệu quả hơn. Theo Hồ Chí Minh, hợp tác xã là “góp gạo thổi cơm chung” cho khỏi hao của tốn công, lại có nhiều phần vui vẻ. Ngƣời cho rằng, nếu đứng riêng ra, thì sức nhỏ, mà làm không nên việc. Để giải thích cho điều này ngƣời lý giải “mỗi ngƣời mang một cái cột, một tấm tranh ở riêng mỗi ngƣời một nơi, thì lều chẳng ra lều, nhà chẳng ra nhà” [21, tr. 343]

Nhóm những cột, tranh ấy, sức ấy, làm ra một cái nhà rộng rãi, bề thế rồi anh em ở chung với nhau. Ấy là hợp tác” [21, tr. 343]

Hồ Chí Minh phân biệt rất rõ hợp tác xã khác với hội buôn, Ngƣời viết “Hội buôn thì lợi riêng, hợp tác xã là lợi chung”, Ngƣời tiếp tục phân biệt giữa hợp tác xã và hội từ thiện, theo Ngƣời mục đích của hợp tác xã là vì lợi ích chung của tất cả mọi ngƣời nhƣng không giống hội từ thiện, Ngƣời viết “Vì các hội ấy có tiêu đi mà không làm ra, và giúp đỡ bất kỳ ai nhƣng có ý bố thí, hợp

28

tác xã có tiêu đi, có làm ra, chỉ giúp cho ngƣời trong hội, nhƣng giúp một cách bình đẳng, một cách ”cách mệnh” ai cũng giúp mà ai cũng bị giúp” [21, tr. 344]

Là một nhà chiến lƣợc thiên tài cùng với một trái tim nhân hậu, lòng yêu thƣơng con ngƣời rộng lớn, luôn lo nghĩ cho lợi ích và quyền lợi của nƣớc, của dân. Chính vì vậy, Ngƣời đã trang bị cho cho quần chúng nhân dân cả lý luận và vũ khí để họ chuẩn bị tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc và dần tiến lên xã hội chủ nghĩa. Theo Ngƣời, hợp tác xã càng phát triển rộng rãi thì cách mạng càng đông, lực lƣợng càng bền vững về mọi phƣơng diện. Nhƣ vậy, Hồ Chí Minh bàn về hợp tác xã trƣớc khi dân tộc giành đƣợc độc lập.

Thời kỳ trƣớc Cách mạng tháng Tám chỉ có một tác phẩm Hồ Chí Minh bàn về hợp tác xã nhƣng nó đƣợc coi là cơ sở lý luận quan trọng để sau này Đảng và Nhà nƣớc tiến hành chỉ đạo việc xây dựng và củng cố hợp tác xã trong thực tiễn.

Khi nói về các hình thức của hợp tác xã, theo quan điểm Hồ Chí Minh rất đa dạng, phát triển từ thấp đến cao, từ nhỏ, đơn giản đến những hình thức có quy mô lớn. Trong tác phẩm “Đƣờng kách mệnh” Ngƣời đã khái quát có bốn cách hợp tác xã đó là: hợp tác xã tiền bạc (hợp tác xã tín dụng, vừa làm cho đồng tiền sinh lời, vừa khỏi phải vay nặng lãi), hợp tác xã mua (mua hàng về chia nhau, nhƣ vậy sẽ rẻ hơn, hàng tốt hơn lại đỡ mất thời giờ), Hợp tác xã bán (vừa bán đƣợc hàng, vừa đỡ mất công), Hợp tác xã sinh sản (hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, giúp nhau làm ăn, dân cày và thợ thuyền có tiền thì góp lại). Khi nói về các hợp tác xã này, Ngƣời đã dẫn chứng bằng những ví dụ cụ thể, dễ hiểu và gần gũi với cuộc sống hằng ngày của nhân dân ta. Bàn về hợp tác xã mua Ngƣời lấy ví dụ dầu lửa, một vật dụng sinh hoạt quen thuộc với ngƣời nông dân Việt Nam, Ngƣời cho rằng nếu mua nhiều thì rẻ mà chất lƣợng đồ tốt hơn mua lẻ thì sẽ đắt mà đồ thì xấu. Và điều quan trọng là mất thời gian của nhiều ngƣời, từ đó, sẽ dẫn đến hậu quả thua thiệt. Nhận thức

29

sâu sắc điều này, Ngƣời viết “Nếu nhiều nhà góp lại, mua sỉ về chia nhau, thì đã đƣợc rẻ, đồ lại tốt lại khỏi mất thì giờ” [21, tr. 345]

Thí dụ: “Mỗi thùng dầu lửa giá ba đồng, đƣợc 50 lít. Nhà buôn mua về kiếm cách pha phết thành ra 53 lít. Dân mỗi nhà phải có một ngƣời xách chai đi chợ mua mỗi lít phải trả một hào, dầu đã xấu, thắp lại mau hết. Tính lại nhà buôn lời:

1 cái thùng 0đ 20

23 lít dầu 2đ 30

Cộng cả 2đ 50

53 nhà dân lỗ: 2đ 50 và 53 giờ đồng hồ

Nếu 53 nhà ấy góp nhau phái một ngƣời đi mua một thùng, thì đã khỏi mất 2đ50, lại lời đƣợc 53 giờ. Đem 53 giờ ấy làm việc khác, lại càng lời nữa” [21, tr. 345]

Hồ Chí Minh hiểu rõ các nhà buôn kiếm lời và ngƣời sản xuất, ngƣời tiêu dùng thua thiệt nhƣ thế nào trong mua bán. Theo Ngƣời “Nhà buôn kiếm đƣợc lời là vì ngƣời làm ra đồ và ngƣời dùng đồ, ngƣời mua và ngƣời bán cách xa nhau, phải nhờ nhà buôn đứng giữa, nó đã ăn lời khi mua, lại ăn lời khi bán. Thí dụ: “Ngoài Bắc là xứ trồng chè, trong Nam hay uống chè. Nhƣng dân Bắc không đem vào Nam bán, dân Nam không ra tới Bắc mua.

Mấy nhà có chè đem bán cho A, hàng chè trong tổng; A đem bán lại cho B, buôn chè trong phủ, ăn lời một lần. B lại đem bán cho phố C ở tỉnh, ăn lời 2 lần. C bán cho công ty Đ Hà Nội, ăn lời 3 lần. Công ty Đ bán cho công ty E Sài Gòn, ăn lời 4 lần. Công ty E lại bán cho nhà buôn F các tỉnh, ăn lời 5 lần. Nhà buôn F bán sỉ cho phố G các phủ, ăn lời 6 lần. G bán lẻ cho H, ăn lời 7 lần. H bán lẻ cho ngƣời uống, ăn lời 8 lần.

Thế là ngƣời làm ra chè thua thiệt, ngƣời uống chè cũng thua thiệt” [21, tr. 347]. Nhƣ vậy, theo Hồ Chí Minh để tránh thua thiệt cho cho ngƣời sản xuất, ngƣời bán, ngƣời mua cần phải vào “Hợp tác xã”.

30

Về mục đích của hợp tác xã, Hồ Chí Minh chỉ ra rằng “hợp tác xã trƣớc phải có ích cho dân, sau là bớt sức bóp nặn của tụi tƣ bản và đế quốc chủ nghĩa” [21, tr. 343]. Hợp tác xã chính là tƣơng trợ, giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau góp sức cùng có lợi. Hợp tác với nhau để cùng vƣơn lên, chống lại sự áp bức, bất công, cải thiện và tăng năng suất lao động cho nông dân. Theo Ngƣời, mục đích của hợp tác xã là để cải thiện đời sống nông dân, làm cho nông dân đƣợc ấm no mạnh khỏe, đƣợc học tập, làm cho dân giàu nƣớc mạnh. Nhƣ vậy, Hồ Chí Minh đã sớm ý thức tìm phƣơng cách tổ chức nhân dân để họ tự giác cải thiện điều kiện lao động, cải thiện đời sống của chính họ và đấu tranh chống sự bóc lột của giai cấp thống trị. Do đó, việc hình thành hợp tác xã ở Việt Nam là rất cần thiết và phù hợp trong điều kiện nƣớc ta nông dân chiếm đa số, phát triển nông nghiệp là chủ yếu, thƣờng xuyên bị chiến tranh xâm lƣợc. Trong điều kiện nhƣ thế, rõ ràng quan niệm của Hồ Chí Minh về hợp tác xã mang tính độc lập và sáng tạo cao.

Ngƣời đặc biệt chú ý đến sự hợp tác - liên kết của các hợp tác xã, Ngƣời viết “Không phải làng nào cũng phải lập mỗi làng một hợp tác xã. Cũng không phải mỗi làng phải lập cả mấy hợp tác xã. Cũng không phải có hợp tác xã này thì không lập đƣợc hợp tác xã kia. Chẳng qua theo hoàn cảnh nơi nào lập đƣợc hợp tác xã nào và có khi hai hợp tác xã mua và bán – lập chung cũng đƣợc” [21, tr. 347]. Ở đây, Hồ Chí Minh không quan tâm đến số lƣợng của hợp tác xã ở mỗi làng là bao nhiêu, cái mà Ngƣời quan tâm là chất lƣợng của các hợp tác xã, các loại hình hợp hợp tác xã nào phù hợp với địa phƣơng. Tùy vào điều kiện cụ thể đó mà thể hợp tác – liên kết với nhau, tránh tình trạng phát triển ồ ạt nhƣng không hiệu quả, có nơi làm nhanh và không đúng với quy luật kinh tế, không đúng với những chỉ dẫn của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh.

31

Theo Hồ Chí Minh, các xã viên trong hợp tác xã phải hợp tác với nhau trên tinh thần tự nguyện để có lợi ích thiết thực, nhƣng vẫn duy trì tính độc lập, sáng tạo của mình. Họ là chủ thể chính của hợp tác xã, hợp tác xã phải phục vụ vì lợi ích của các xã viên. Ngƣời nhấn mạnh, hợp tác xã phải mang lại lợi ích thiết thực cho xã viên, ngƣời không tham gia hợp tác xã không đƣợc hƣởng lợi, có nhƣ vậy mới tạo sự hấp dẫn của hợp tác xã đối với nhân dân. Ngƣời viết “Hợp tác xã chỉ có hội viên mới đƣợc hƣởng lợi, chỉ có hội viên mới có quyền, nhƣng những việc kỹ thuật nhƣ tính toán, xem hàng hoá, cầm máy v.v… thì có phép mƣớn ngƣời ngoài” [21, tr. 347]

“Đã vào hội thì bất kỳ góp nhiều góp ít, vào trƣớc vào sau, ai cũng bình đẳng nhƣ nhau” [21, tr. 347]

1.2.3.2 Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về hợp tác xã trong thời kỳ cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc

Sau khi hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế (1955 – 1957), miền Bắc bƣớc vào thời kỳ hành tiến cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong giai đoạn này, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về hợp tác xã tiếp tục phát triển và hoàn thiện. Những phân tích của Ngƣời về hợp tác ở giai đoạn trƣớc, cụ thể trong tác phẩm “Đƣờng kách mệnh” là cơ sở lý luận và thực tiễn để miền Bắc tiến hành công cuộc cải tạo và xây dựng các quan hệ xã hội chủ nghĩa. Thời kỳ này, Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về hợp tác xã là một hệ thống nội dung có cấu trúc logic, đƣợc vận dụng triệt để trong quá trình xây dựng, củng cố và phát triển hợp tác xã, nhất là hợp tác xã nông nghiệp ở miền Bắc. Nội dung bao quát trong giai đoạn này Ngƣời đề cập vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nƣớc để phát triển kinh tế hợp tác xã, để thật sự mang lại lợi ích chung cho tất cá các xã viên và góp phần thực mục tiêu không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống cho nông dân nói riêng và nhân dân nói chung. Đây là điều mà Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm.

32

Dù bận trăm công nghìn việc, nhƣng Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề này, Ngƣời đã để lại rất nhiều bài viết, bài nói chuyện sâu sắc về đề tài này. Trong bài viết “Một hợp tác xã gƣơng mẫu”, Hồ Chí Minh đã nói về hợp tác xã Đại Phong (Quãng Bình), một hợp tác xã gƣơng mẫu đã đạt hiệu quả cao trong làm ăn tập thể. Ở đây, một lần nữa Ngƣời nhắc lại ý nghĩa, vai trò của hợp tác xã. Ngƣời viết “Hợp tác nghĩa là các xã viên góp sức ngƣời, sức của lại rồi đồng tâm nhất trí cùng làm, cùng hƣởng nhƣ anh em một nhà” [32, tr. 2]. Ngƣời đặc biệt phê phán việc vì ích bản thân mà quên đi lợi ích tập thể, Ngƣời phê phán việc “chân đứng trong, lòng ở ngoài” thì hợp tác xã khó mà phát triển đƣợc. Hồ Chí Minh đã phân tích nguyên nhân thành công trong việc xây dựng hợp tác xã Đại Phong là do: thứ nhất, có sự đồng lòng của tất cả các xã viên, họ thấm nhuần tinh thần tập thể và thực hiện theo khẩu hiệu “Cần kiệm xây dựng hợp tác xã, thì khó khăn gì cũng vƣợt qua và hợp tác xã nhất định phát triển tốt” [32, tr. 2], thứ hai, họ tin tƣởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Ngƣời viết “Họ tin tƣởng vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng. Họ không sợ khó sợ khổ, họ khéo léo tổ chức, họ đoàn kết chặt chẽ, họ quyết tâm phấn đấu để tiến lên” [32, tr. 3]

Theo Hồ Chí Minh, muốn sản xuất tốt, phải xây dựng tổ đổi công tốt, tổ đổi công là một hình thức để tiến lên chủ nghĩa xã hội. Chỉ có tiến lên chủ nghĩa xã hội thì nông dân nói riêng, nhân dân nói chung thoát khỏi vĩnh viễn cái nghèo khổ, dốt nát. Muốn làm đƣợc điều này phải khéo tổ chức theo nguyên tắc tự nguyện, ngƣời lãnh đạo phải khéo lãnh đạo để động viên, vận động xã viên tích cực tham gia lao động. Đƣờng lối xây dựng hợp tác xã trong giai đoạn này, theo Hồ Chí Minh trƣớc hết phải xây dựng tốt tổ đổi công, lúc đầu phát triển tổ đổi công từng vụ, từng việc. Khi trình độ của nhân dân lao động, cán bộ đƣợc nâng lên thì tổ chức tổ đổi công thƣờng xuyên, chỗ nào đã có tổ đổi công thƣờng xuyên thì phải củng cố cho vững thêm. Sau này, tổ đổi

33

công thƣờng xuyên đã rộng khắp và có nền nếp rồi mới tiến lên làm hợp tác xã, tuy nên cần phát triển hợp tác xã nông nghiệp từ thấp đến cao, không nên nóng vội, chủ quan. Mục đích của tổ đổi công và hợp tác xã là làm tăng thu nhập của xã viên. Khi nói về điều này Ngƣời cho rằng “Là để cải thiện đời sống nông dân, làm cho nông dân đƣợc no ấm, mạnh khỏe đƣợc học tập, làm cho dân giàu, nƣớc mạnh. Dân có giàu thì nƣớc mới mạnh. Đó là mục đích riêng và là mục đích chung của việc xây dựng hợp tác xã” [31, tr. 316]. Tổ đổi công và hợp tác xã ngoài việc nâng cao sản xuất, cải thiện đời sống cho

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Tiền Giang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)