Ngoại giao phải hoàn thiện những năng lực mới

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao và sự vận dụng trong giai đoạn hiện nay (Trang 104)

Trước hết là năng lực nghiên cứu. Do bối cảnh hội nhập quốc tế có nhiều biến đổi phức tạp, mau lẹ, bất thường; Các mối quan hệ nhằm tập hợp lực lượng cũng biến đổi không ngừng, vì thế yêu cầu phát triển đối ngoại đòi hỏi ngoại giao phải có những nghiên cứu đúng đắn, dự báo được xu thế biến đổi trong quan hệ quốc tế. Từ đó, đưa ra được những giải pháp vừa mang tính chiến lược, vừa có tính tổng hợp, liên ngành, liên lĩnh vực.

Tiếp theo là năng lực xử lý thông tin. Trước xu thế phát triển như vũ bảo của thông tin liên lạc, với tốc độ truyền đạt thông tin thần kỳ đến bất kỳ nơi nào trên thế giới, với một lượng thông tin lớn và xử lí nhanh chóng thì ngoại giao không còn giữ được vai trò là người “báo tin ban đầu”, cơ quan ngoại giao cũng không còn là độc quyền “tai”, “mắt” của quốc gia nữa. Chính vì vậy, yêu cầu ngoại giao phải xử lý thông tin một cách nhanh nhất. Hơn nữa, do thông tin đồ sộ và chồng chéo, sai lệch đòi hỏi ngoại giao phải có “bộ lọc” thông tin. Thông tin qua “phễu lọc” chính là cơ sở cho quyết sách của Nhà nước. Do đó, việc nâng cao chất lượng cho “phểu lọc” là hết sức cần thiết. Do trong thời kì hội nhập quốc tế, chúng ta có quan hệ chặt chẽ không chỉ kinh tế mà cả chính trị. Nên bất kì một sự thay đổi nào dù là rất nhỏ cũng có thể tác động đến tình hình đất nước. Chính vì thế, yêu cầu ngoại giao phải

“tốc độ” trong xử lý tình huống.

Trước yêu cầu mới của thời đại, đòi hỏi ngành ngoại giao cũng phải không ngừng hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý. Ngoại giao Việt Nam cũng cần phải phát triển mạng lưới các cơ quan đại diện cho phù hợp với thế và lực mới và nhu cầu đối ngoại ngày càng mở rộng của đất nước. Bên cạnh

đó cần nâng cao trình độ đào tạo cho đội ngũ cán bộ ngoại giao để đáp ứng tốt nhiệm vụ của ngoại giao hiện nay.

KẾT LUẬN

Mỗi con người sống ở mỗi thời đại và họ để lại những thành quả lao động của đời mình cho thế hệ sau theo nhiều cách khác nhau. Có người để lại những giá trị vật chất, có người để lại những giá trị tinh thần, có người thầm lặng, có người nổi tiếng, có người sẽ mai một nhanh chóng theo thời gian nhưng cũng có người mà hình ảnh của họ đã trở thành bất tử. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành bất tử không chỉ với dân tộc Việt Nam mà còn với nhân loại yêu chuộng hòa bình tiến bộ trên thế giới, bởi những cống hiến của Người cho cách mạng Việt Nam và phong trào cách mạng quốc tế. Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một anh hùng giải phóng dân tộc, một nhà lý luận mác xít sáng tạo, một nhà tư tưởng lỗi lạc, một nhà văn hóa kiệt xuất, đồng thời còn là một nhà ngoại giao thiên tài. Qua thực tế hoạt động ngoại giao và quan hệ quốc tế của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay cho thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta một di sản vô giá về tư tưởng ngoại giao. Những tư tưởng chiến lược đúng đắn đó của Người mãi mãi có giá trị soi sáng hoạt động đối ngoại của Đảng và nhà nước ta cho hôm nay và cho mai sau.

Đảng ta đã khẳng định chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng và của cách mạng Việt Nam. Trong sự nghiệp đổi mới, việc nghiên cứu để nắm vững, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là

nhiệm vụ hàng đầu của công tác tư tưởng-lý luận đã được Đảng và Nhà nước ta đẩy mạnh trong những năm qua. Xu thế toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng hiện nay cũng có nhiều lợi thế cho sự phát triển, kinh tế xã hội của đất nước, nhưng nó cũng chứa đựng nhiều khó khăn và thách thức. Chúng ta phải đẩy mạnh hoạt động ngoại giao hợp tác quốc tế và khi tiến hành các hoạt động ngoại giao cũng như xây dựng đường lối chính sách đối ngoại luôn luôn phải vận dụng sáng tạo tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh và đúc rút những kinh nghiệm quý giá qua hoạt động thực tiễn phong phú, mẫu mực của Người trong hoạt động cách mạng nói chung, trong đó có hoạt động ngoại giao.

Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh có giá trị soi đường cho hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, nhưng tư tưởng ấy chỉ thật sự có ý nghĩa nếu chúng ta biết vận dụng một cách đúng đắn và linh hoạt phù hợp với thực tế hiện nay. Vì vậy trong quá trình vận dụng tư tưởng ngoại giao của Người chúng ta phải dựa trên quan điểm biện chứng và phát triển, vận dụng một cách sáng tạo và linh hoạt trên cơ sở thực tế đất nước và bối cảnh thế giới, tất cả vì lợi ích tối cao của dân tộc Việt Nam. Đồng thời phải hết sức tránh rập khuôn, máy móc, giáo điều, tránh lối xa rời và sai lệch với tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh.

Hiện nay, khi những điều kiện quốc tế khác nhiều so với trước, việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao sẽ mở ra khả năng rộng lớn để vận dụng thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ đối ngoại mà Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI đề ra nhằm phục vụ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, nâng cao tinh thần độc lập tự chủ, không ngừng mở rộng hợp tác quốc tế, Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước, phấn đấu vì hòa bình, độc lập, tiến bộ xã hội và phát triển, chủ động hội nhập quốc tế, trong đó hội nhập kinh tế thế giới là nội dung cơ bản... Việc vận dụng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh còn đòi hỏi mỗi cán bộ ngoại giao không ngừng học tập nội dung tư tưởng, phương pháp, phong cách ngoại giao và ứng xử văn hóa của Người trong giao

tiếp đối ngoại; rèn luyện bản lĩnh chính trị, năng lực, đạo đức, phẩm chất, kiên định lý tưởng xã hội chủ nghĩa theo gương Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mãi mãi ra đi nhưng những tư tưởng của Người vẫn luôn là “cẩm nang” cho Đảng và Nhà nước ta lãnh đạo, chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam đi đến những thành công vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Ngoại giao (1964), Bác Hồ về ngoại giao, Học viện quan hệ quốc tế, Hà Nội.

2. Bộ Ngoại giao (2000),Ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Bộ Ngoại giao (2004), Bác Hồ trong trái tim các nhà ngoại giao,

Nxb Thanh niên

4. Bộ Ngoại giao (2006), Phạm Văn Đồng và Ngoại giao Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

5. Bộ Ngoại giao (2008), Bác Hồ và hoạt động ngoại giao. Một vài kỷ niệm về Bác, Nxb Chính trị quốc gia

6. Bộ Ngoại giao (2009), Vận dụng tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh thời kỳ hội nhập quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 7. Bút tích và toàn văn Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (2007),

Nxb Thuận Hoá, Huế.

8. Chính sách đối ngoại Việt Nam 1945 – 1975 (2007), tập 1, Nxb Thế giới.

9. Chính sách đối ngoại Việt Nam 1975 – 2006 (2007), tập 2, Nxb Thế giới.

10. Phạm Chí Dũng (Biên soạn) (2004), “Thế giới ca ngợi và thương tiếc Hồ Chí Minh”, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Sự thật, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Các Nghị quyết Trung ương Đảng 1996-1999 ( Sách phục vụ thảo luận các dự thảo văn kiện Đại hội IX), Nghị quyết số 01/ NQ-TW ngày 18/11/1996 của Bộ Chính trị: “Về mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại 5 năm 1996-2000”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI đến Đại hội IX), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu

toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Phạm Văn Đồng (1990), “Hồ Chí Minh-một con người, một dân tộc, một thời đại, một sự nghiệp”, Nxb Sự thật, Hà Nội.

20. Phạm Văn Đồng (1991), “Quá khứ, hiện tại và tương lai”, Nxb Sự thật, Hà Nội.

21. Võ Nguyên Giáp (2000), “tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

22. Trần Văn Giàu (2008), “Vĩ đại một con người”, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

23. Giáo trình chính sách đối ngoại Việt Nam (2000), Học viện quan hệ quốc tế

24. Giáo trình chính sách đối ngoại Việt Nam (2006),Đại Học Dân Lập Đông Đô

25. Giáo trình lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

26. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh(2006), Nxb Giáo dục.

27. Học Viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2002), Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác tư tưởng, lý luận, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

28. Học Viện Chính trị quốc gia (2006), Hồ Chí Minh (Tiểu sử), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

29. Nguyễn Trọng Hậu (2004) “Hoạt động đối ngoại của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thời kỳ 1945-1954”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

30. Nguyễn Hùng Hậu (2008), “Từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống đến chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh”, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.

31. Hội thảo quốc tế về chủ tịch Hồ Chí Minh (1990) Nxb Khoa học-Xã hội, Hà Nội.

32. Vũ Dương Huân (2002),“Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp đổi mới 1975 – 2002”, Học viện quan hệ quốc tế

33. Vũ Dương Huân (2005), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao”, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

34. Nguyễn Quốc Hùng (2000) “Quan hệ quốc tế thế kỷ thứ XX”,

35. Nguyễn Mạnh Hùng, Phạm Minh Sơn (2008), “Đối ngoại Việt Nam truyền thống và hiện đại”, Nxb Lý luận chính trị Hà Nội.

36. Đỗ Đức Hinh (2005),“tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại - Một số nội dung cơ bản”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

37. Vũ Khoan (2010), “Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác ngoại giao”, Nxb Chính tri quốc gia, Hà Nội

38. Đặng Xuân Kỳ (2004), “phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh”, Nxb Lý luận chính trị.

39. Vũ Kỳ (1989), “Bác Hồ viết di chúc”, Nxb Sự thật, Hà Nội. 40. Đinh Xuân Lâm (2008), “Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư

tưởng Hồ Chí Minh”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

41. Nguyễn Phúc Luân (2001)“Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp giành độc lập tự do ( 1945 – 1975)”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

42. Phan Ngọc Liên (Chủ biên) (1994), “Hồ Chí Minh những hoạt động quốc tế”, Nxb Quân đội nhân dân.

43. Đinh Xuân Lý (2007) “tư tưởng HCM về đối ngoại và sự vận dụng của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

44. Hồ Chí Minh (2009) Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 45. Hồ Chí Minh (2009) Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 46. Hồ Chí Minh (2009) Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 47. Hồ Chí Minh (2009) Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 48. Hồ Chí Minh (2009) Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 49. Hồ Chí Minh (2009) Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

50. Hồ Chí Minh (2009) Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

51. Hồ Chí Minh (2009) Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 52. Hồ Chí Minh (2009) Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 53. Hồ Chí Minh (2009) Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 54. Hồ Chí Minh (2009) Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 55. Hồ Chí Minh (2009) Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 56. Ngoại giao Việt Nam 1945 – 2000 (2000) Nxb Chính trị Quốc

gia, Hà Nội.

57. Ngoại giao Việt từ thủa dựng nước đến trước cách mạng tháng Tám 1945 (2001), Học viện quan hệ quốc tế, Hà Nội.

58. Nguyễn Dy Niên (2009), “tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh”,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

59. Nguyễn Dy Niên (2001)“quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng trong giai đoạn đổi mới”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

60. Sự nghiệp và tư tưởng quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh

(1990), Nxb Quân đội nhân dân.

61. Đặng Văn Thái (2004), “Hoạt động đối ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống thực dân Pháp”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

62. Đặng văn Thái (2009), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về hợp tác quốc tế và vận dụng trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay”. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

63. Hoài Thanh (1946), “Có một nền văn hóa Việt Nam”, Hội văn hóa cứu quốc xuất bản, Hà Nội.

64. Song Thành (2005), “Hồ Chí Minh nhà tư tưởng lỗi lạc”, Nxb Lý luận chính trị.

65. Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1996), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

66. Tìm hiểu môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh dưới dạng hỏi và đáp

(2007), Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

67. Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh (1993), Hồ Chí Minh Biên niên Tiểu sử, tập 3.

68. Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh:

Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử, Nxb chính trị quốc gia.

69. Phạm Thái Việt (2006), “Toàn cầu hóa những biến đổi lớn trong đời sống chính trị quốc tế và văn hóa”. Nxb Khoa học và xã hội Hà Nội.

70. Phạm Xanh (2002),“Hồ Chí Minh Dân tộc và Thời đại”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

71. Jonh Naisbitt(1997), “Nghịch lý toàn cầu”. Bộ tài chính, Viện nghiên cứu tài chính, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao và sự vận dụng trong giai đoạn hiện nay (Trang 104)