g. Ngoại giao là một mặt trận
2.1.2 Tình hình trong nước
Từ nửa sau những năm 70 của thế kỷ XX, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, đặc biệt là sai lầm chủ quan, duy ý chí, nóng vội trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ xây dựng kinh tế - xã hội thời kỳ đầu sau chiến tranh đã đẩy đất nước vào con đường khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng. Trong 10 năm 1976-1985, tăng trưởng kinh tế chỉ đạt dưới 1%/năm trong khi dân số tăng nhanh; là một nước nông nghiệp nhưng có trên 1,5 triệu hécta đất canh tác để hoang hóa và hàng năm đều phải nhập khẩu lương thực (năm 1980 nhập khẩu gần 1,6 triệu tấn lương thực); lạm phát phi mã ở mức ba con số( 1976 lạm phát 128%, năm 1981 là 313%, đến năm 1986 lên đến đỉnh là 774,7%); đời sống của nhân dân hết sức khó khăn..Các chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội do Đại hội IV(1976), Đại hội V(1982) đề ra đều không được hoàn thành. Niềm tin của nhân dân đối với Đảng Cộng sản Việt Nam và chủ nghĩa xã hội bị giảm sút.
Trước tình hình đó, Đảng ta đã dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật và quyết tâm tiến hành đổi mới. Tại Đại hội VI(1986), Đảng ta đã quyết định tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Đại hội VII (1991) thông qua
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ( Cương lĩnh 91). Đại hội VIII (1996) khẳng định đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, chuyển sang giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đại hội IX ( 2001) đề ra chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm ( 2001-2010). Đại hội X ( 2006) tổng kết quyết tâm chiến lược sớm đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, để đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Qua hơn 25 năm đổi mới, với sự nổ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, công cuộc đổi mới đất nước ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử.
Cùng với những thành tựu về kinh tế, công cuộc đổi mới cũng đạt được những thắng lợi về chính trị, trong đó quan trọng nhất là giữ vững ổn định chính trị và vai trò lãnh đạo của Đảng. Sau sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, các thế lực phản động quốc tế những tưởng hiệu ứng “đôminô” sẽ khiến các nước xã hội chủ nghĩa trong đó có Việt Nam sẽ nhanh chóng sụp đổ theo. Nhưng chúng đã nhầm. Với bản lĩnh kiên định, sáng tạo, biết dựa vào sức mạnh của nhân dân, phát huy sức mạnh và sáng kiến của nhân dân, Đảng ta đã giữ vững vị trí lãnh đạo đất nước, đưa đất nước vượt qua “cơn địa chấn chính trị” do sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu gây ra.
Đến nay Việt Nam không những giữ vững thể chế chính trị và vai trò lãnh đạo của Đảng, mà còn được cộng đồng quốc tế đánh giá cao là một trong những điểm đến đầu tư hợp tác an toàn. Đây chính là một lợi thế quan trọng hỗ trợ cho chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hợp tác quốc tế.
Trong khi khẳng định xu thế chủ đạo của thế giới hiện nay là hòa bình, hợp tác, cùng phát triển, chúng ta vẫn không thể mất cảnh giác trước các âm mưu chống phá, lật đổ chế độ của các thế lực phản động trong và ngoài nước. Sau khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, nước ta trở thành một trong những trọng điểm đánh phá của chủ nghĩa đế quốc. Âm mưu “diễn biến hòa bình” và “bạo loạn lật đổ” càng được thực hiện ráo riết hơn. Chúng lợi dụng chiêu bài “nhân quyền”, “ dân tộc”, “tôn giáo” và cả sai lầm của một số cán bộ , đảng viên để ra sức xuyên tạc và bôi nhọ bản chất chế độ. Chúng kích động, lôi kéo những người bất mãn, những người nhẹ dạ cả tin và hám lợi chống lại Đảng và Nhà nước, đồng thời mưu toan cô lập, làm mất uy tín nước ta trên trường quốc tế. Bài học về các vụ bạo loạn và gây rối ở một số nơi như Tây Nguyên, nhà thờ Thái Hà (Hà Nội), Mường Nhé (Điện Biên),…mấy năm vừa qua cho thấy, đấu tranh làm thất bại các âm mưu chống phá cách mạng của các thế lực phản động và thù địch luôn luôn là vấn đề có ý nghĩa thiết thực trong chỉnh thể hệ thống các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Chủ trương, chính sách về hợp tác quốc tế tất yếu chịu những tác động của cuộc đấu tranh làm thất bại các âm mưu phá hoại của các thế lực phản động và phải góp phần vào cuộc đấu tranh này.
Quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa cũng tác động mạnh mẽ tới ngoại giao Việt Nam. Việt Nam là thành viên của ASEAN, đã tham gia vào AFTA và các tổ chức ARE. ASEAN đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn trong mọi mặt của đời sống ở khu vực. Những vấn đề liên quan đến tương lai của ASEAN vẫn còn rất lớn. Quan điểm của các nước thành viên ASEAN về mối quan hệ giữa ASEAN với bên ngoài tiến triển theo chiều hướng thống nhất trong đa dạng. Đồng thời là một nguyên tắc hết sức quan trọng của Hiệp hội này.
Sự ảnh hưởng và cọ sát của các vấn đề văn hóa, tôn giáo và sắc tộc trong quan hệ quốc tế từ nhiều năm nay ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình chính trị, an ninh, ổn định và phát triển của nhiều khu vực và châu lục. Những
vấn đề ấy lại có cội nguồn lịch sử sâu xa, nhạy cảm, phức tạp, chứa đựng những nhân tố bất thường rất khó giải quyết, liên quan đến nhiều quốc gia, dễ bùng nổ thành xung đột bạo lực, hận thù, nghi kỵ, khiến cho các mối quan hệ dễ bị tổn thương và căng thẳng. Chúng thường bị một số quốc gia sử dụng làm công cụ chính trị để gây sức ép, áp đặt điều kiện thực hiện lợi ích của riêng họ. Việt Nam nằm trong xu hướng của những biến cố này vì vậy tình hình trong nước vẫn chứa đựng những nhân tố bất ổn. Điều này đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải có những chính sách, biện pháp thích hợp để xử lý tốt những vấn đề này.
Hiện nay, ngoại giao Việt Nam đang từng bước khẳng định được vai trò của mình với tư cách là một động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề chính trị. Những năm gần đây, vị thế của Việt Nam ngày càng được khẳng định, bộ mặt kinh tế - xã hội có sự phát triển mạnh điều đó phải kể đến những đóng góp của hoạt động ngoại giao của chính phủ. Các mối quan hệ hợp tác song phương và đa phương ngày càng tăng lên, quan hệ hợp tác với các nước có nhiều chuyển biến tích cực tạo ra nhiều lợi thế để Việt Nam có thể tranh thủ được môi trường quốc tế thuận lợi để phát triển.
Hoạt động văn hóa đối ngoại những năm gần đây đã đạt được nhiều thành công. Việc giới thiệu và quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt Nam, đẩy mạnh quá trình giao lưu văn hóa tạo thêm bầu không khí ngoại giao, hợp tác thuận lợi trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội với các nước trên thế giới và khu vực. Trên lĩnh vực văn hóa ngoại giao Việt Nam và các nước đối tác đã tổ chức tốt các “tuần lễ văn hóa”.
Ngoài các hoạt động đối ngoại với các quốc gia trên thế giới thì những năm gần đây chúng ta đã đổi mới tư duy nhận thức về kiều bào Việt Nam, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nhất là với kiều bào Việt Nam ở Mỹ. Công tác ngoại giao của Đảng và Nhà nước ta đối với đối tượng này được coi trọng. Đảng và Nhà nước ta coi trọng công tác vận động người Việt
Nam ở nước ngoài, tạo mọi điều kiện để kiều bào ở nước ngoài về nước chung sức xây dựng Tổ quốc.
2. 2. Vận dụng tư tưởng ngoại giao của Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay
2. 2. 1 Những thành tựu của ngoại giao Việt Nam trong giai đoạn đất nước đổi mới
Trong những năm đổi mới, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, chính sách đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, ngoại giao đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu giữ vững an ninh, phục vụ phát triển kinh tế và nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế.
Sau hơn 25 năm đổi mới, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 179 nước, có quan hệ thương mại đầu tư với 224 nước và vùng lãnh thổ, có 91 cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Việt Nam cũng đã tham gia vào hầu hết các tổ chức, diễn đàn đa phương quan trọng ở khu vực và trên thế giới. Sau khi gia nhập Tổ chức Pháp ngữ Francophonie, ASEAN, ASEM, và WTO. Việc Việt Nam trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc là cột mốc mới trên con đường hội nhập của Việt Nam, đồng thời đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của ngoại giao Việt Nam. Phát huy vai trò chủ động, tích cực và có trách nhiệm, chúng ta đã và đang cùng với các nước bạn bè, các nước trong cộng đồng quốc tế đóng góp cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Ngoại giao chính trị đã kết hợp chặt chẽ với ngoại giao kinh tế, góp phần phát triển hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngoại giao văn hóa có bước phát triển mới, góp phần giới thiệu với bạn bè thế giới về một Việt Nam có bề dày lịch sử, có truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, một Việt Nam thủy chung, hòa hiếu và năng động, đang đổi mới thành công.
Bước vào thời kỳ đất nước hội nhập sâu rộng, sự phối hợp giữa ngoại giao nhà nước, ngoại giao nhân dân và đối ngoại Đảng đã có bước phát triển mới, toàn diện hơn, chặt chẽ hơn, đem lại sức mạnh tổng hợp trên mặt trận đối ngoại, góp phần tạo môi trường hòa bình, ổn định, thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa và công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài và bảo hộ công dân đã được triển khai đồng bộ, nhịp nhàng, đem lại hiệu quả ngày càng cao.
Vậy những nguyên nhân nào dẫn đến những thành tựu của ngoại giao Việt Nam?
* Nguyên nhân khách quan:
- Đó là nhờ cục diện thế giới đa cực giúp các bên kiềm chế lẫn nhau, bảo đảm ổn định tương đối. Nhờ đó ngoại giao Việt Nam có cơ sở để thực hiện chính sách của mình.
- Sự phát triển mạnh mẽ của tin học hóa và khoa học công nghệ cho phép ngành ngoại giao có thể nhanh chóng nắm bắt thông tin để kịp thời đưa ra những chính sách và đối sách phù hợp.
* Về nguyên nhân chủ quan:
- Thành tựu của ngoại giao Việt Nam là nhờ nước ta có chính sách tốt duy trì môi trường thuận lợi về an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội, giữ vững đồng thuận trong xã hội.
- Những thành tựu của ngoại giao Việt Nam trong thời kỳ đổi mới là nhờ kết hợp được sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo thành sức mạnh tổng hợp to lớn của đất nước. Bằng sự kết hợp chặt chẽ giữa phát huy sức mạnh của cả dân tộc với tranh thủ sự ủng hộ to lớn về vật chất và tinh thần của các lực lượng cách mạng và nhân loại tiến bộ khắp năm châu, chúng ta đã góp phần đưa đất nước tiến nhanh, tiến mạnh và tiến vững chắc trong thời kỳ hội nhập.
Xét một cách sâu xa, những thành tựu của ngoại giao Việt Nam trong thời kỳ đổi mới còn nhờ vào sự kế thừa và phát huy tư tưởng hòa hiếu, nhân nghĩa của Ngoại giao Việt Nam. Đặc biệt, tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh đã định hướng cho nền ngoại giao hiện đại Việt Nam ngày càng trưởng thành và lớn mạnh trên con đường phát triển của dân tộc. Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh bao gồm những quan điểm, phương pháp, phong cách và nghệ thuật ngoại giao được Người thể hiện trong quá trình xây dựng đường lối cách mạng Việt Nam và trong thực tiễn hoạt động ngoại giao rất đa dạng, phong phú của Người qua các thời kỳ cách mạng của dân tộc ta.
Một trong những yếu tố tạo nên thành tựu của ngoại giao Việt Nam không thể không nhắc tới là những nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi của cán bộ ngoại giao qua các thời kỳ. Trải qua hơn hai mươi năm đổi mới, đội ngũ cán bộ ngoại giao đã không ngừng trưởng thành và lớn mạnh, đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của thời cuộc. Hiện nay, bộ máy tổ chức của ngành ngoại giao đã có những bước phát triển mạnh mẽ theo hướng chính quy, hiện đại, đảm bảo cho toàn ngành có thể đủ sức đảm đương những trọng trách đối ngoại mà Đảng và Nhà nước giao phó.
2. 2. 2. Một số khó khăn, thách thức của ngoại giao Việt Nam hiện nay - nguyên nhân của nó
Bên cạnh những thuận lợi, ngoại giao Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức:
Trước hết, chất lượng phát triển kinh tế-xã hội và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao, nguy cơ tụt hậu vẫn lớn. Cơ sở vật chất còn lạc hậu chưa theo kịp sự phát triển của một nền ngoại giao hiện đại. Chính điều đó đã làm hạn chế rất lớn đến ngoại giao bởi vì như Hồ Chí Minh đã nói: “Thực lực như cái chiêng, ngoại giao như cái tiếng. Chiêng có to tiếng mới lớn”.[47, tr.126]
Những chuyển biến nhanh chóng, phức tạp của tình hình thế giới, khu vực cũng đặt ra những thách thức mới, đòi hỏi các cán bộ ngoại giao phải hết sức nhạy bén trong nghiên cứu, dự báo tình hình, kịp thời tham mưu cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Các thế lực chống đối, thù địch và cơ hội chính trị vẫn tăng cường hoạt động đang đe dọa đến độc lập dân tộc, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, quyền tự quyết quốc gia.
Quá trình hợp tác, mặc cả, thỏa hiệp, đấu tranh giữa các nước lớn luôn xảy ra và có ảnh hưởng không tốt tới các nước vừa và nhỏ. Việt Nam chỉ là nước tham gia mà không có nhiều cơ hội tác động vào việc xây dựng “luật chơi quốc tế”. Điều đó đã làm hạn chế không nhỏ tới hoạt động của ngành ngoại giao.
Các vấn đề an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu – môi trường, an ninh tài chính, an ninh năng lượng và lương thực ngày càng nổi lên rõ rệt cũng là thách thức rất lớn với ngành ngoại giao hiện nay.
Trình độ của các cán bộ ngoại giao còn hạn chế, đặc biệt là thiếu vắng những chuyên gia đầu đàn của ngành làm hạn chế đến sự linh hoạt và giải quyết các vấn đề ngành ngoại giao đặt ra trong tình hình mới.
Trong những năm tới, môi trường đối ngoại của chúng ta sẽ còn nhiều chuyển biến nhanh chóng, khó lường, tạo ra những thách thức và cơ hội đan xen đối với đất nước cũng như đối với Ngoại giao Việt Nam. Kinh tế thế giới còn tiếp tục diễn biến phức tạp do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế toàn cầu. Cạnh tranh về kinh tế - thương mại, giành giật các nguồn tài nguyên, năng lượng, thị trường, nguồn vốn, công nghệ, nguồn nhân lực... giữa các nước ngày càng gay gắt. Toàn cầu hoá tiếp tục gia tăng khiến cho sự phụ thuộc giữa các quốc gia ngày càng sâu sắc hơn, vừa tạo ra cơ hội phát triển,