Phối hợp chặt chẽ giữa các mặt trận chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, đố

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao và sự vận dụng trong giai đoạn hiện nay (Trang 98)

an ninh, đối ngoại. Đặc biệt ngoại giao Việt Nam phải chuyển mạnh sang ngoại giao kinh tế và tiến hành ngoại giao kinh tế một cách hiệu quả

Các yếu tố, các lĩnh vực chính trị, kinh tế, ngoại giao, quốc phòng nằm trong tổng thể của một chế độ, một quốc gia có mối liên hệ mật thiết, gắn bó hữu cơ với nhau. Ngoại giao không chỉ là ngoại giao, mà ngoại giao còn hướng tới mục đích và lợi ích kinh tế, ngoại giao còn có tính chất chính trị nhằm mục đích bảo vệ thể chế chính trị của đất nước, an ninh và quốc phòng dân tộc và ngược lại tiềm lực kinh tế và quốc phòng, hệ thống chính trị, quan điểm chính trị có tác động đến mặt trận ngoại giao.

Trong mối quan hệ ngoại giao với kinh tế, yêu cầu ngoại giao phải tăng cường công tác ngoại giao kinh tế. Đây không phải là việc riêng của ngành ngoại giao mà là công việc của cả nước nhưng các nhà ngoại giao cùng với các tham tán kinh tế, tham tán thương mại phải là người tiên phong. Đối với ngành ngoại giao, công tác trọng tâm “Ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế”. Đặc biệt trong việc mở rộng các mối quan hệ của đất nước với các đối tác

quan trọng. Để góp phần tận dụng những cơ hội của Việt Nam tham gia vào “sân chơi lớn”.

Ngoại giao phải tiếp tục tạo dựng và khai thác tối đa, hiệu quả các mối quan hệ chính trị tốt đẹp với các nước để tạo những “cú hích” trong hợp tác đầu tư, kinh tế thương mại, đẩy mạnh công tác tìm kiếm thị trường mới cho xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam, vận động người Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục đóng góp vào sự nghiệp phát triển đất nước. Ngược lại nếu kinh tế mạnh sẽ tạo thế cho ta trong các vấn đề đàm phán hợp tác kinh tế với các đối tác.

Ngoại giao cần tăng cường chặt chẽ với các mặt chính trị, kinh tế, an ninh và quốc phòng nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp cho đất nước. Tiềm lực kinh tế quốc phòng mạnh sẽ tạo thế mạnh cho nước ta bảo vệ an ninh chủ quyền lãnh thổ, mặt khác đường lối chủ trương của Đảng về ngoại giao đúng đắn sẽ tăng cường được hiệu quả trên lĩnh vực ngoại giao.

Hiện nay trước xu thế mới của thời đại chúng ta càng cần phải phối hợp chặt chẽ giữa các lĩnh vực trên. Sự phối hợp thực hiện có hiệu quả trên cơ sở sự lãnh đạo của Đảng nhất trí cao về đánh giá tình hình quốc tế và nhất trí về chủ trương đối ngoại, quán triệt chủ trương trong các ngành, các cấp và toàn thể nhân dân. Cần nâng cao “độ chín” trong phối hợp, chín trong suy nghĩ, phân tích và chín trong hành động. Thông qua thảo luận dân chủ, phát huy khả năng của những người lãnh đạo, những người làm chuyên môn để có được quyết sách đúng đắn đem lại hiệu quả tối ưu vì lợi ích dân tộc.

Trong từng thời kỳ, sự phối hợp giữa các lĩnh vực trên cần phải kiên định mục tiêu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, không chệch mục tiêu. Nếu nắm vững mục tiêu đó sự phối hợp sẽ diễn ra đồng bộ và dễ dàng hơn. Ngược lại nếu chệch mục tiêu đó sự phối hợp sẽ khó khăn nhất là qua các bước ngoặc lịch sử. Qua từng thời kỳ, ở từng thời điểm cần phải hoạch định

chính sách, phân công rõ rệt nhiệm vụ cho mặt trận đối ngoại và các mặt trận khác để bổ sung cho nhau.

Phối hợp chặt chẽ giữa các mặt “mặt trận” chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại cần được quán triệt sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân để nhận thức rõ hơn thời cơ, cũng như thách thức trong tình hình mới. Từ đó hiểu đúng để hành động đúng, không mất cảnh giác trước âm mưu “diễn biến hòa bình”, “bạo loạn lật đổ” của các thế lực thù địch, vững bước tiến lên giành những thắng lợi mới về kinh tế-xã hội-văn hóa…tiếp thu có chọn lọc tinh hoa của nhân loại, nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc, phân biệt đúng bạn-thù, đối tác và đối tượng.

Sức mạnh của một quốc gia không còn tùy thuộc chủ yếu vào sức mạnh chính trị, quân sự mà là sức mạnh tổng hợp, trong đó sức mạnh về kinh tế có vai trò nổi bật. Lợi ích kinh tế trở thành động lực chính trong quan hệ đối ngoại cả về song phương lẫn đa phương. Nhu cầu phát triển kinh tế vừa là động lực thúc đẩy các nước cải thiện và phát triển kinh tế, vừa là nhân tố làm tăng sự cạnh tranh kinh tế giữa các nước. Trật tự thế giới mới và các tập hợp lực lượng được tạo dựng không phải do chiến tranh mà trên cơ sở kinh tế- chính trị là chính. Do đó, ngoại giao của các nước đã và đang chuyển mạnh từ ngoại giao chính trị là chủ yếu sang kết hợp chặt chẽ chính trị với kinh tế, giữa chính trị- kinh tế trong nước với chính trị- kinh tế quốc tế. Ngoại giao Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó, nhất là khi nguy cơ tụt hậu về kinh tế đang là một trong những nguy cơ lớn nhất đối với đất nước và chúng ta đã xác định lợi ích phát triển là lợi ích trung tâm. Xác định đúng chỗ đứng với trách nhiệm mở đường, tham mưu, hỗ trợ, đôn đốc, ngoại giao sẽ phát huy được vai trò của mình. Trong thời điểm hiện nay khi đất nước đang chuẩn bị chuyển sang một giai đoạn phát triển mới ở tầm cao hơn, ngoại giao càng cần có nhiều đóng góp mang tính chất tham mưu sâu sắc cho việc xác định một chiến lược phát triển đúng đắn của đất nước.

Như vậy, có thể nói kết quả của ngoại giao không phải của riêng lĩnh vực đối ngoại mà là sản phẩm của trí tuệ Việt Nam, sản phẩm của sự kết hợp nhiều lĩnh vực, sự tiến công trên nhiều mặt trận, thế trận dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Kết quả của sự hội nhập quốc tế được Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996), Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định “thành tựu trên lĩnh vực đối ngoại là một nhân tố quan trọng góp phần giữ vững hòa bình, phá thế bao vây cấm vận, cải thiện và nâng cao vị thế của nước ta trên thế giới, tạo môi trường thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước”[6, tr. 63 ]

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao và sự vận dụng trong giai đoạn hiện nay (Trang 98)