Lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin về quan hệ quốc tế

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao và sự vận dụng trong giai đoạn hiện nay (Trang 31)

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở Việt Nam có rất nhiều người ra nước ngoài tìm kiếm con đường giải phóng cho dân tộc. Nhưng tất cả họ lần lượt thất bại vì những nguyên nhân khác nhau. Trong đó một phần do thời đại đã thay đổi nhưng đường lối và phương pháp đấu tranh của các vị đó vẫn không thay đổi. Giữa lúc tưởng chừng như cách mạng Việt Nam chìm sâu trong bóng tối của bọn thực dân, thì Nguyễn Ái Quốc xuất hiện làm thay đổi hoàn toàn cách mạng nước ta. Trải qua hơn mười năm tìm tòi, nghiên cứu, hoạt động thực tiễn, Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác-Lênin và tìm thấy ở đó “cẩm nang thần kỳ” để giải phóng dân tộc, thấm nhuần các nguyên lý cơ bản , tư tưởng nhân đạo, nhân văn, lý tưởng giải phóng nhân loại, xây dựng một xã hội tốt đẹp trong đời sống hiện thực và tin tưởng nhân loại cuối cùng sẽ tiến lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Lênin lúc Người chưa hề “đọc một cuốn sách nào của Lênin”. Người viết: Hồi ấy, trong các chi bộ của đảng xã hội, người ta bàn cãi sôi nổi về vấn đề có nên ở lại trong Quốc tế thứ hai, hay nên tổ chức một quốc tế thứ hai rưỡi, hoặc tham gia Quốc tế thứ ba của Lênin? Tôi dự rất nhiều cuộc họp, một tuần hai hoặc ba lần. Tôi chú ý lắng nghe những người phát biểu ý kiến. Lúc đầu, tôi không hiểu được hết. Tại sao người ta bàn cãi hăng như vậy? Với Quốc tế thứ hai hoặc hai rưỡi, hay là thứ ba thì người ta đều làm cách mạng cả, sao lại phải cãi nhau. Và còn Quốc tế thứ nhất nữa, người ta đã làm gì với nó rồi? Thế là Người quyết định ra đi tìm xem hệ thống lý luận ấy thế nào, tại sao mà lại có lắm quốc tế cộng sản đến thế. Song điều mà như Người kể lại : Điều mà tôi muốn biết hơn cả – và cũng chính là điều mà người ta không thảo luận trong cuộc họp là: vậy thì cái

quốc tế nào bênh vực nhân dân các nước thuộc địa? Khi dược trả lời là Quốc tế thứ ba thì Người đã có thể xông vào tranh luận với lý lẽ duy nhất là: “Nếu đồng chí không lên án chế độ thực dân…không bênh vực các dân tộc thuộc địa thì đồng chí làm cái cách mạng gì”[53, tr 127]

Mác, Ăngghen và Lênin là những lãnh tụ của giai cấp vô sản, các ông đã nhận thức một cách sâu sắc về mối quan hệ quốc tế giữa các nước tư bản và yêu cầu đoàn kết giai cấp công nhân trên phạm vi quốc tế. Chủ nghĩa Mác-Lênin là nguồn gốc chủ yếu của tư tưởng Nguyễn Ái Quốc.

Khi Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, lý luận cách mạng khoa học và tiến bộ của giai cấp vô sản, cũng từ đó người trở thành một nhà mácxít chân chính. Người đã học được ở chủ nghĩa Mác-Lênin những nguyên lý, đường lối, tổ chức cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân để lật đổ ách áp bức của bọn thực dân xâm lược cùng bè lũ tay sai của chúng. Như vậy là Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam đó là đi theo chủ nghĩa Mác-Lênin. Người viết: “Luận cương của Lênin làm tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao? Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”.[53, tr.127]

Trong tác phẩm Đường cách mệnh, Người nhấn mạnh rằng: “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam.

Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”.[45, tr.268]

Đồng thời đến với chủ nghĩa Mác-Lênin Nguyễn Ái Quốc đã thấm nhuần quan điểm giai cấp và thế giới quan, phương pháp luận cùng với nó là những quan điểm, tư tưởng của chủ nghĩa Mác- Lênin về quan hệ quốc tế.

Mác và Ăngghen cho rằng: Chủ nghĩa tư bản có tính chất quốc tế hóa ngày càng cao, song chúng vừa bắt tay hợp tác với nhau, lại vừa mâu thuẫn với nhau. Trong “ Tuyên ngôn Đảng Cộng sản”(2/1948) Mác và Ăngghen đã kêu gọi “Vô sản các nước đoàn kết lại” và khẳng định “ Vô sản giai cấp toàn thế giới đều là anh em”. Đến thời Lênin khẩu hiệu đó của Mác và Ăngghen tiếp tục được phát triển thành “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại”, Lênin còn cho rằng: “Cách mạng ở phương Tây muốn thắng lợi thì nó phải liên hệ chặt chẽ với phong trào chống chủ nghĩa đế quốc ở các nước thuộc địa và các nước bị nô dịch… và vấn đề dân tộc chỉ là một bộ phận chung về cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản” [44, tr. 277]. Đặc biệt trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, các ông luôn chủ trương thành lập ra tổ chức quốc tế của giai cấp công nhân (Quốc tế I;II;III) để lãnh đạo và đoàn kết phong trào công nhân, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới. Mặt khác, Lênin cũng đã từng nói: Các nước xã hội chủ nghĩa ra đời trước có nghĩa vụ quốc tế giúp các nước thuộc địa và phụ thuộc đi theo con đường cách mạng vô sản tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội. Đây chính là biểu hiện của tư tưởng đối ngoại mang tinh thần quốc tế vô sản.

Hồ Chí Minh luôn căn cứ vào điều kiện cụ thể của cách mạng ở từng giai đoạn và căn cứ vào bối cảnh thế giới để tiến hành các hoạt động ngoại giao phù hợp. Người luôn đặt vấn đề cách mạng Việt Nam trong mối quan hệ với cách mạng thế giới và những vấn đề thế giới, Người xác định: Cách mạng Việt Nam phải là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới, phải đứng về phía vô sản giai cấp và các dân tộc bị áp bức. Người đã vận dụng, kế thừa và phát triển chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin để xem xét và giải quyết các vấn đề đối ngoại, ngoại giao cho cách mạng Việt Nam. Ví dụ như trong giai đoạn 1945-1946 trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, căn cứ vào điều kiện cách mạng và nắm vững tình hình của Pháp và Tưởng, trước 6-3-1946 Người chủ trương hòa với Tưởng để kiên quyết chống thực dân Pháp ở Nam Bộ, bảo vệ chính quyền

cách mạng còn non trẻ, nhưng sau 6- 3-1946 Người lại kí hiệp định sơ bộ để hòa hoản với Pháp đuổi Tưởng về nước điều đó tránh được nguy cơ phải đối đầu với nhiều kẻ thù cùng một lúc. Như vậy, Hồ Chí Minh đã căn cứ vào điều kiện cụ thể và bối cảnh lịch sử mà có những sách lược ngoại giao phù hợp, nhờ đó mà bảo vệ và giữ vững được chính quyền cách mạng, có thời gian hòa hoãn chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến trường kỳ nhất định nổ ra.

d. Tiếp thu tinh hoa văn hoá phương Đông, phương Tây và kinh nghiệm ngoại giao thế giới

Suốt cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một quá trình học tập, tiếp thu không ngừng nghỉ những tinh hoa văn hóa nhân loại. Người đã nghiên cứu các tư tưởng, các học thuyết, các tác phẩm về các vấn đề chính trị-xã hội của văn hóa thế giới. Từ đó, Hồ Chí Minh chọn lọc những tư tưởng tiến bộ, tích cực để làm giàu trí tuệ và kiến thức của mình, đồng thời những tư tưởng đó phù hợp với cách mạng Việt Nam, phù hợp với tâm thức của văn hóa Việt.

Hồ Chí Minh luôn coi trọng tìm tòi, chắt lọc những tinh hoa, những yếu tố tích cực của văn hóa phương Đông, nhất là của Nho giáo, Phật giáo. Trong các tác phẩm của mình, Người nhiều lần vận dụng các khái niệm, phạm trù, luận điểm của Nho giáo nhưng gắn vào đấy những nội dung cách mạng của thời đại. Chẳng hạn Người vận dụng các khái niệm “trung”, “hiếu” của Nho giáo và phát triển thành “trung với nước, hiếu với dân”. Hồ Chí Minh tiếp thu tư tưởng đại từ, đại bi, cứu khổ cứu nạn của Phật giáo và hướng cho mọi người “làm theo lòng đại từ đại bi của Đức Phật Thích Ca, kháng chiến để đưa giống nòi ra khỏi cái khổ ải của nô lệ”. Hồ Chí Minh đã được tiếp xúc với văn hóa phương Tây ngay từ thuở thiếu thời khi theo học lớp dự bị trường tiểu học Pháp. Những tư tưởng của văn hóa phương Tây như tự do, bình đẳng, bác ái đã sớm có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành tư tưởng của Người.

Văn hóa Hồ Chí Minh là sự kết tinh tinh hoa văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, từ đó hình thành ở Người một tầm cao văn hóa tiên tiến, cách mạng, có tính nhân văn sâu sắc. Có được điều này bởi Hồ Chí Minh đã không ngừng học hỏi. Những điểm đặc sắc của văn hóa nhân loại đã ghi dấu ấn sâu đậm trong tư tưởng Hồ Chí Minh, hòa quyện nhuần nhị trong văn hóa Hồ Chí Minh để từ đó tỏa sáng thông qua lăng kính tư duy sắc sảo và minh triết của Người. Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng:

“Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân.

- Tôn giáo của Giêsu có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả.

- Chủ nghĩa Mác có ưu điểm của nó là phương pháp làm việc biện chứng. - Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm của nó là chính sách của nó phù hợp với điều kiện nước ta”.[21, tr.51]

Trong Khổng Giáo, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu rất nhiều giá trị tích cực, từ học thuyết “đức trị”, “nhân sinh quan” và cả đến “ngoại giao”…đều được Người vận dụng rất sáng tạo và hiệu quả. Thời gian khi ở Quảng Châu-Trung Quốc giữa lúc Chính phủ Trung Hoa ban hành quyết định xóa bỏ những nghi lễ tưởng niệm Khổng Tử, thì Nguyễn Ái Quốc trong luận đàm của mình đăng trên báo Thanh niên của tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên lại nêu lên những hạn chế của Khổng Tử bởi do không phù hợp với thời đại chứ không phải do tư tưởng sai lầm của ông.

Nguyễn Ái Quốc đã nhìn thấy những giá trị to lớn trong các học thuyết cũng như nhân cách của Khổng Tử và đi đến khẳng định: Đạo đức của ông, học vấn của ông và những kiến thức của ông làm cho những người cùng thời và hậu thế phải cảm phục. Ông nghiên cứu và học tập không mệt mỏi, ông không cảm thấy xấu hổ tí nào khi học hỏi người bề dưới, còn việc không được mọi người biết đến với ông không quan trọng gì. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dùng những từ ngữ, những mệnh đề của Khổng Mạnh vốn rất thân thuộc với

truyền thống Đại Việt để thức tỉnh dân tộc, truyền cho nhân dân ý thức tự cường để đứng lên làm chủ đất nước.

Trước hết, Người hay nhắc đến thế giới Đại đồng với thuộc tính của nó là “tứ hải giai huynh đệ”. Hồ Chí Minh khẳng định:

Quan san muôn dặm là nhà Bốn phương vô sản đều là anh em

Nói chuyện với cán bộ ngoại giao tháng 3 năm 1966, Hồ Chí Minh nhấn mạnh : “Ngày xưa, sứ thần ta đi sứ là phải làm sao “bất nhục quân diện”, nghĩa là đi sứ không được làm gì nhục đến vua mình. Nếu làm được như thế thì được thưởng, nếu làm sai thì phải giáng chức hoặc mất đầu.”[5, tr.70]

Hồ Chí Minh không chỉ nghiên cứu tư tưởng của Khổng Tử, mà Người đã học tập và vận dụng sâu sắc binh pháp Tôn Tử. Trong bài Kế hoạch Hồ Chí Minh viết: “Ai được lòng, được thiên thời địa lợi, có tướng giỏi, theo đúng phép dùng binh, quân đội mạnh hơn, binh lính luyện tập hơn, thưởng phạt công bình hơn-thì bên ấy thắng. Ngày nay cần có ba điều nữa: Vàng bạc ai đầy đủ hơn. Sinh sản ai nhiều hơn. Ngoại giao ai thuận lợi hơn, thì thắng”[46, tr.514]. Tại bài Đánh bằng mưu Người viết: “…dùng binh giỏi nhất là đánh bằng mưu. Thứ hai là đánh bằng ngoại giao. Thứ ba mới là đánh bằng binh. Vây thành mà đánh là kém nhất”[46, tr.518”. Tại bài Quân tranh

Hồ Chí Minh viết: “Chưa biết mưu mô của các nước thì không thể ngoại giao”.[46, tr.527]

Hồ Chí Minh đã tiếp thu các tư tưởng của các nhà tư tưởng và các phong trào cách mạng phương Đông và phương Tây một cách nhuần nhuyển, áp dụng một cách linh hoạt vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Từ tư tưởng Tôn Trung Sơn với Chủ nghĩa Tam Dân đến chính sách “không bạo lực” của M. Gandhi. Tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái và quyền con người trong các cuộc cách mạng tư sản Pháp, Mỹ đến tư duy dựa trên lý trí kết hợp với tình cảm và sức mạnh của quần chúng của văn hóa Phương Tây…, tất cả những

tinh hoa văn hóa nhân loại đó đã được Hồ Chí Minh tiếp thu một cách có chọn lọc tạo nên một văn hóa uyên bác trong tư tưởng của Người nói chung và tri thức văn hóa, ngoại giao văn hóa Hồ Chí minh nói riêng trong cách ứng xử của một danh nhân kiệt xuất.

đ. Tố chất và bản lĩnh ngoại giao Hồ Chí Minh

Nói về tố chất và bản lĩnh ngoại giao Hồ Chí Minh là nói đến tố chất thông minh, sắc sảo, nhạy bén với cái mới, trí tuệ uyên bác, biết nhiều ngoại ngữ, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau. Hồ Chí Minh là người sống có lý tưởng, hoài bảo, có lòng yêu nước thương dân sâu sắc, nhất là đối với những người cùng khổ bị áp bức bóc lột; có bản lĩnh kiên định trong đấu tranh thực hiện mục tiêu, có niềm tin sâu sắc vào quần chúng nhân dân; có ý chí, nghị lực phi thường; có đầu óc thực tiễn, thiết thực, cụ thể, nói đi đôi với làm, luôn gắn lý luận với thực tiễn. Người là một tấm gương mẫu mực về đạo đức cách mạng, tác phong giản dị, đức tính khiêm tốn gần gũi, hòa đồng với quần chúng; có sức cảm hóa lớn đối với mọi người.

Hồ Chí Minh là người có tố chất sáng tạo, tư duy độc lập. Người tiếp thu và vận dụng các tư tưởng, học thuyết và tấm gương cách mạng thế giới một cách chọn lọc, sáng tạo và phát triển. Điều đó ta có thể minh chứng qua thực tiễn hoạt động cách mạng của Người, Hồ Chí Minh khẳng định: Ta không thể giống Liên Xô vì Liên Xô có nhiều điểm khác ta; Chủ nghĩa cộng sản xâm nhập vào châu Á dễ hơn là châu Âu; chủ nghĩa Mác là học thuyết ở châu Âu, mà châu Âu không có nghĩa là toàn bộ thế giới: Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào, lịch sử châu Âu, mà châu Âu là gì, đó chưa phải là toàn thể nhân loại.

Trong Di chúc, Người đã chắc chắn một điều “Cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hi sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn”[7, tr 35]. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước Người cũng đã dự báo trước “ở Việt Nam, Mỹ nhất định thua,

nhưng nó chỉ chịu thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội [61, tr.244]. Với tố chất và bản lĩnh ngoại giao kiệt xuất đã giúp Hồ Chí Minh vượt qua mọi trở ngại, khó khăn, từ trong những mối quan hệ chồng chéo, phức tạp của thời đại, đề ra được đường lối, phương châm, phương pháp ngoại giao đúng đắn phù hợp tình hình, và thời cuộc.

Khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra, Quốc tế Cộng sản tập trung vào

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao và sự vận dụng trong giai đoạn hiện nay (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)