Quan tâm xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác bền lâu với các

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao và sự vận dụng trong giai đoạn hiện nay (Trang 65)

lâu với các nước láng giềng, coi trọng xử lý đúng đắn mối quan hệ với các nước lớn

*. Quan tâm xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác bền lâu với các nước láng giềng

Quan hệ tốt với các nước láng giềng luôn có tầm quan trọng đặc biệt đối với mỗi quốc gia. Quốc gia nào cũng cần phải xây dựng quan hệ láng giềng thật thân thiện với nhau có như thế mới giữ được “nội yên, ngoại tĩnh”, từ đó mở rộng được quan hệ với các nước khác trên thế giới, tránh được việc nước ngoài lợi dụng nước láng giềng làm bàn đạp tấn công quân sự, hoặc chia rẽ kích động gây mất ổn định giữa các nước láng giềng với nhau để nhằm mục đích gây mất ổn định chính trị hoặc vụ lợi kinh tế. Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của việc tăng cường đoàn kết hữu nghị hợp tác giữa Việt Nam với các nước láng giềng (Trung Quốc, Lào, Campuchia).

Trước hết, Hồ Chí Minh rất quan tâm phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với Trung Quốc. Trong toàn bộ phát biểu của Hồ Chí Minh về đất nước và nhân dân Trung Hoa toát lên sự hiểu biết sâu sắc và đánh giá đúng đắn tầm vóc của dân tộc này. Người từng nói: “Trung Quốc là một nước vĩ đại, hùng cường và đẹp đẽ. Nền văn hóa lâu đời và ưu tú của Trung Quốc đã có ảnh hưởng sâu xa ở Châu Á và trên thế giới”[51, tr.2]. Và Người đề cao tình hữu nghị: “Việt Nam và Trung Quốc là hai nước anh em. Tình hữu nghị chân thành và sâu xa giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc đã có từ lâu”[51, tr.2].

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh đã đi tới nhiều nơi trên thế giới, nhưng có lẽ Trung Quốc là một trong mấy nước Người lui tới nhiều lần nhất, sinh sống ở đó trong thời gian dài nhất, có cống hiến rất lớn cho phong trào cách mạng cũng như để lại ở đó nhiều tình cảm nhất. Hồ Chí Minh được các nhà lãnh đạo và người dân Trung Quốc đương thời tôn trọng và ngưỡng mộ. Bởi một lý do quan trọng là Người luôn coi sự nghiệp và lợi ích của cách mạng Trung Quốc như của chính mình.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn tỏ ra tôn trọng và tán thành vai trò nước lớn mà Trung Quốc cần phải có và xứng đáng phải có trong quan hệ Xô- Trung cũng như trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Người rất coi trọng tình đoàn kết Trung- Xô, không đồng tình với một số việc làm thái quá của ban lãnh đạo Liên Xô lúc đương thời…, nhưng khi phía Trung Quốc đi quá mức, Người đã khôn khéo tỏ thái độ không tán thành, giữ vững chính kiến của mình và tiến hành đấu tranh, hành động theo đường lối của Đảng ta mà Người là linh hồn chứ không một chiều với Trung Quốc. Trong lĩnh vực này, tôn trọng vai trò và lợi ích nước lớn của Trung Quốc trong quan hệ quốc tế với Hồ Chí Minh không có nghĩa là không tôn trọng lợi ích chung của phe xã hội chủ nghĩa của phong trào cộng sản,công nhân quốc tế, của nhân dân các nước khác.

Chủ tịch Hồ Chí Minh thực lòng muốn chung sống hữu nghị với Trung Quốc. Người tôn trọng dân tộc Trung Hoa và người lãnh đạo của họ, nín nhịn, tinh tế khi xử lý vấn đề nhưng không phải bằng bất cứ giá nào. Khi lợi ích dân tộc, chủ quyền lãnh thổ bị xâm phạm, khi đối phương đi quá mức có thể chấp nhận được thì không bao giờ Hồ Chí Minh từ bỏ nguyên tắc độc lập, tự chủ, bình đẳng dân tộc. Với Người tôn trọng vai trò nước lớn và gìn giữ tình hữu nghị trong quan hệ Việt Nam- Trung Quốc không có nghĩa là nhắm mắt làm theo, từ bỏ lợi ích chính đáng của dân tộcmình.

Có thể nói, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng thành công kinh nghiệm ngoại giao của cha ông ta, ứng xử phù hợp với truyền thống quan hệ Việt Nam với Trung Quốc; am hiểu văn hóa Trung Hoa, kết nối thân tình với nhân dân, hiểu biết , tôn trọng và có quan hệ thân tình với các nhà lãnh đạo Trung Quốc; đồng thời khéo léo xử lý quan hệ Việt-Trung phù hợp với các mối quan hệ toàn cầu mới, trong sự tương tác với các nước lớn khác; góp phần mang lại thành công trong quan hệ đối ngoại cho cách mạng Việt Nam. Đối với các nước trên bán đảo Đông Dương, chủ nghĩa thực dân dùng chính sách “chia để trị” nhằm khơi dậy lòng hận thù giữa các dân tộc, làm cho các dân tộc Lào và

Campuchia không có thiện cảm với Việt Nam. Chúng âm mưu ly gián các dân tộc Đông Dương nhằm phá vỡ thế đoàn kết, chúng còn dùng thủ đoạn “dùng người Đông Dương giết người Đông Dương”.

Lào và Việt Nam là hai nước láng giềng, cùng sống chung trên bán đảo Đông Dương, núi liền núi, sông liền sông, cùng uống chung dòng nước Mekong, cùng dựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ và có mối quan hệ gắn bó với nhau từ lâu đời để cùng đấu tranh chống kẻ thù chung là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Những đặc điểm, hoàn cảnh đó đã gắn kết hai nước chúng ta lại với nhau thành một khối thống nhất, gắn bó chặt chẽ, cùng chia ngọt sẻ bùi và đồng cam cộng khổ trong suốt những chặng đường đấu tranh cách mạng, xây dựng và phát triển đất nước.

Ngay từ năm 1921, khi truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin trong phong trào giải phóng “các dân tộc thuộc địa,” các dân tộc bị áp bức Á Đông, Nguyễn Ái Quốc đã bền bỉ tố cáo chế độ thực dân Pháp và đã mô tả nỗi khổ chung của nhân dân Lào và nhân dân Việt Nam trong chế độ bắt phu đi làm tạp dịch, làm đường tại Đông Dương thuộc Pháp.

Không cam chịu ách nô lệ, từ đầu thế kỷ XX, nhân dân hai nước Lào- Việt Nam đã đoàn kết, cùng nhau đấu tranh chống thực dân Pháp. Đó là các cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Nam Lào dưới sự lãnh đạo của Ông Kẹo (1901), ông Kômmađăm (1907-1937); cuộc khởi nghĩa ở miền Bắc, từ Mường Thanh, Sơn La, Lai Châu của Việt Nam đến Hủaphan, Xiêng Khoảng do Chạuphạ Pắtchay lãnh đạo (1918-1922).

Như vậy, trước 1930, đã xuất hiện sự đoàn kết Lào-Việt cùng chiến đấu chống kẻ thù chung. Tuy nhiên lúc đó chỉ dừng lại ở tính chất tự phát do hạn chế về trình độ nhận thức và điều kiện lịch sử. Nhưng tình đoàn kết đó đã được phát triển mạnh mẽ và liên tục từ khi có chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường, đặc biệt là từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương

ra đời do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng của hai dân tộc Lào-Việt Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chăm chú theo dõi và dìu dắt, giúp đỡ phong trào cách mạng ở Lào với tinh thần “giúp bạn là tự giúp mình.” Trong tư tưởng chỉ đạo và hoạt động thực tiễn, Người luôn luôn phát huy cao độ tính độc lập và chủ động của đồng bào các bộ tộc Lào.

Từ khi mới ra đời, tại Hội nghị Trung ương tháng 10-1930, Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định đường lối cách mạng của ba nước Đông Dương: ba nước đều là thuộc địa của Pháp... nên cần đoàn kết chống ách thống trị của bọn thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc...Ngày 12-10-1945 tại Thủ đô Viên Chăn, Chính phủ lâm thời Lào Itsala được thành lập, thông qua Hiến pháp và tuyên bố nền độc lập trước thế giới. Ngày 14-10-1945, Việt Nam là nước đầu tiên gửi điện chúc mừng và tuyên bố thừa nhận Chính phủ Lào độc lập và ngày 30-10-1945, hai nước đã ký Hiệp ước Hợp tác tương trợ Việt-Lào. Với Hiệp ước này, quan hệ Việt-Lào đã chuyển sang một giai đoạn mới, giai đoạn phát triển quan hệ đoàn kết giữa hai dân tộc anh em không chỉ trong quan hệ giữa nhân dân hai nước, mà còn trên tầm quan hệ gắn bó giữa hai nhà nước.

Ngày 11-3-1951, Hội nghị nhân dân ba nước Việt-Miên-Lào thành lập Mặt trận Liên minh nhân dân Việt-Miên-Lào, đề ra những nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Đông Dương là đánh đuổi thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, làm cho ba nước hoàn toàn độc lập. Tháng 9-1952, tại Hội nghị cán bộ Mặt trận Liên minh nhân dân Việt-Miên-Lào, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: Việt Nam đoàn kết chặt chẽ, Lào đoàn kết chặt chẽ, Miên đoàn kết chặt chẽ, cả ba nước đoàn kết chặt chẽ thì nhất định sẽ đánh tan bọn xâm lược Pháp và can thiệp Mỹ, giành độc lập, tự do cho mỗi nước.

Những sự kiện lớn đó là những bước đi quan trọng của cuộc đấu tranh cách mạng Lào, phối hợp cùng đấu tranh, cùng đoàn kết với nhân dân Việt Nam chiến đấu giành thắng lợi chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử 1954, buộc

thực dân Pháp phải ký Hiệp định Genevơ công nhận nền độc lập, tự do của ba nước Đông Dương.

Trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất , Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định “Đông Dương là một chiến trường”, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam gắn bó mật thiết với cuộc đấu tranh của lào và Campuchia. Người nhận định: Chúng ta kháng chiến, dân tộc bạn Miên, Lào cũng kháng chiến. Vì vậy, ta phải ra sức giúp đỡ anh em Miên, Lào, giúp đỡ kháng chiến Miên, Lào. Và tiến đến thành lập Mặt trận thống nhất các dân tộc Việt-Miên-Lào.

Trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta đã triển khai các quan hệ với Lào và Campuchia vừa nguyên tắc vừa linh hoạt, phù hợp với tình hình mỗi nước và cách mạng nước ta. Trong bối cảnh tình hình thế giới biến động phức tạp, quan hệ giữa các nước lớn với ba nước Đông Dương thất thường, nhờ coi trọng ý nghĩa chiến lược của quan hệ với các nước láng giềng, Việt Nam đã triển khai quan hệ với Lào và Campuchia khéo léo và linh hoạt, hình thành mặt trận đoàn kết của nhân dân Đông Dương, phục vụ đắc lực cho cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của mỗi nước.

Ngày 21-6-1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng Thái tử Nôrôđôm Xihanuc nhận chức Quốc trưởng Vương quốc Campuchia, trong đó: “Chúc nhân dân Khơme dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Thái tử Quốc trưởng thu được nhiều thắng lợi mới trong việc thực hiện chính sách hoà bình, trung lập, xây dựng đất nước Campuchia ngày thêm phồn vinh, góp phần vào việc củng cố hoà bình ở Đông Dương, Đông Nam Á và thế giới”[53, tr.164].

Phát biểu trong buổi tiễn đoàn cấp cao Lào, tháng 3-1963, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ca ngợi quan hệ Việt-Lào:

Thương nhau mấy núi cũng trèo, Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua.

Việt-Lào, hai nước chúng ta,

Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long.

Năm 1965, theo sáng kiến của Xihanuc, Hội nghị Nhân dân Đông Dương được triệu tập. Ngày 6-3-1965 Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện tới Thái tử Xihanuc- Chủ tịch Hội nghị Nhân dân Đông Dương: “Tôi rất cảm kích được biết qua bức điện của Ngài rằng Thái tử Nôrôdôm Xihanuc, Quốc trưởng Vương quốc Campuchia đã kịch liệt lên án đế quốc Mỹ về hành động khiêu khích mới và hết sức nghiêm trọng của chúng tôi đối với nước VNDCCH và nhấn mạnh sự cần thiết đối với nhân dân các nước Đông Dương phải tăng cường đoàn kết hơn nữa trước nguy cơ mở rộng chiến tranh do đế quốc Mỹ gây nên” và cho rằng thái độ ấy “là bằng chứng tỏ rõ ý chí thống nhất của nhân dân ba nước chúng ta (gồm cả Lào) là kiên quyết đấu tranh chống sự xâm lược của đế quốc Mỹ và ra sức bảo vệ hoà bình, độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ”. [54, tr.402]

Đoàn kết, hữu nghị, hợp tác, giúp đỡ nhau trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng, quyền tự quyết dân tộc và độc lập chủ quyền của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau là quan điểm cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quan hệ của Việt Nam với các nước láng giềng có chung biên giới.

*. Coi trọng và xử lý đúng đắn mối quan hệ với các nước lớn

Trong lịch sử thế giới, chiến lược của các nước và quan hệ đấu tranh, thỏa hiệp giữa họ với nhau thường chi phối tình hình thế giới và quan hệ quốc tế. Các cuộc chiến tranh thế giới nổ ra trong thế kỷ XX đều bắt nguồn từ những mâu thuẫn không thể điều hòa được giữa các nước lớn, lôi kéo các nước khác vào quỹ đạo của cuộc chiến tranh. Sự dàn xếp, thỏa hiệp giữa họ với nhau thường được tiến hành trên lưng các nước nhỏ yếu, vì lợi ích của riêng họ, dễ dàng hy sinh quyền lợi của các nước nhỏ yếu, kể cả đồng minh. Tuy nhiên nếu các nước nhỏ có đối sách đúng đắn, biết khai thác những mối

quan hệ tùy thuộc, biết ứng xử khôn khéo, linh hoạt và kịp thời, thì có thể hạn chế được những thỏa hiệp của các nước lớn bất lợi cho mình.

Sớm thấy rõ tầm quan trọng của các nước lớn trong quan hệ quốc tế cũng như đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước của nhân dân ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng quan hệ với các nước lớn và việc xử lý đúng đắn quan hệ Việt Nam với các nước lớn. Chỉ một tháng sau khi dành được độc lập, ngày 3-10-1945, Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra thông cáo của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nêu rõ: chính sách ngoại giao của Việt Nam được xây dựng trên cơ sở thực tiễn Việt Nam, tình hình quốc tế, thái độ của các “liệt quốc”.

Trong khi nhấn mạnh tinh thần tự lực, tự cường và biết rõ bản chất của các nước lớn, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn rất coi trọng việc thiết lập và phát triển quan hệ với các nước lớn với tinh thần “không gây thù oán với một ai” và “tìm kiếm bạn đồng minh dầu rằng tạm thời bấp bênh, có điều kiện”. Đối với các nước lớn, Hồ Chí Minh chủ trương tránh đối đầu chừng nào còn có thể tránh được, cố gắng tìm ra điểm tương đồng với họ, lợi dụng mâu thuẫn và khác biệt giữa họ với nhau, xử lý khôn khéo, linh hoạt để phân hóa hàng ngũ đối phương, tránh bị kẹp trong xung đột giữa các nước lớn và hết sức tránh một lúc đối đầu với nhiều nước lớn. Điển hình của đối sách trên là sách lược hòa với Tưởng để chống Pháp ở miền Nam và sau đó là hòa với Pháp để đẩy quân Tưởng về nước trong thời kỳ sau Cách mạng tháng Tám. Phương châm xử lý quan hệ với các nước lớn là: Dàn xếp sao cho đại sự thì thành tiểu sự và tiểu sự thì thành vô sự. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào Hồ Chí Minh cũng coi trọng quan hệ với các nước lớn. Trong thời kỳ chuẩn bị tổng khởi nghĩa, Người tìm cách liên hệ với lực lượng đồng minh Mỹ đóng ở Trung Quốc để tranh thủ sự ủng hộ của Mỹ chống phát xít Nhật. Sau khi cách mạng thành công Hồ Chí Minh vẫn tìm cách hòa hoãn với Pháp, Tưởng, tránh đối đầu để củng cố và phát triển lực lượng; chỉ tiến hành chiến tranh khi mọi cố gắng đàm phán hòa bình của chúng ta bị kẻ thù phá vỡ.

Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, Hồ Chí Minh vẫn phân biệt giữa nhân dân tiến bộ Pháp với bọn thực dân phản động, từ đó tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân tiến bộ Pháp. Khi cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ diễn ra, Hồ Chí Minh đã tranh thủ vai trò của Pháp để phân hóa Pháp và Mỹ; tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ Mỹ ủng

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao và sự vận dụng trong giai đoạn hiện nay (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)