Ngoại giao phải tôn trọng đảm bảo các quyền dân tộc cơ bản

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao và sự vận dụng trong giai đoạn hiện nay (Trang 46)

Vấn đề dân tộc nói chung, các quyền dân tộc cơ bản nói riêng, đã được các nhà lý luận và cách mạng nói tới từ thế kỷ XIX, song nội dung cơ bản của các quyền đó chỉ được xác định rõ nhờ vào cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức mà điển hình là cuộc chiến đấu của dân tộc ta. Việt Nam đã góp phần xứng đáng vào việc công nhận và làm hoàn thiện nội dung các quyền dân tộc cơ bản.

Trong toàn bộ cuộc đời hoạt động của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chiến đấu tranh không khoan nhượng để giành lại, bảo vệ và thực hiện các quyền dân tộc cơ bản cho dân tộc Việt Nam. Đồng thời, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo gắn bó mật thiết với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức và nô dịch, góp phần khẳng định các quyền cơ bản của các dân tộc trên thế giới.Trong tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, quyền dân tộc được coi là một trong những nội dung nổi bật, quyền dân tộc cơ bản vừa là nguyên tắc vừa là mục tiêu trong quan hệ ngoại giao. Các quyền dân tộc cơ bản bao gồm, độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất đất nước…trong đó quyền dân tộc tự quyết là một nội dung có tầm quan trọng hàng đầu.

Phải thừa nhận rằng, các quyền dân tộc bắt nguồn từ Tuyên ngôn độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 1776, và khi mở đầu Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích đoạn cơ bản nhất của văn kiện này: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thế xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.[47, tr.1]

Năm 1847, Ăngghen cũng đã từng tuyên bố : Một dân tộc không thể trở thành tự do nếu tiếp tục áp bức các dân tộc khác. Sau khi Cách mạng tháng Mười Nga thành công, Tuyên bố của các dân tộc Nga cũng thừa nhận quyền bình đẳng, quyền chủ quyền và quyền tự quyết của các dân tộc. Song một câu hỏi đặt ra là liệu các dân tộc thuộc địa có được quyền hưởng các quyền đó không? Chính Lênin “đã mở ra một thời đại mới thật sự cách mạng cho các nước thuộc địa”, với tác phẩm “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa”. Xuất phát từ nhận thức sâu sắc về vấn đề dân tộc, tư tưởng Hồ Chí Minh đã phản ánh đúng mâu thuẫn chủ yếu nhất của xã hội Việt Nam trong những thập niên đầu của thế kỷ XX là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với chủ nghĩa đế quốc và tay sai. Chính vì vậy, với thiên tài lãnh đạo của mình lúc cương, lúc nhu, và bằng mọi phương thức đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao; Người đã giành trọn cuộc đời và trí tuệ của mình cho việc giành lại các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận và thực tiễn đấu tranh của các dân tộc.

Tư tưởng và kinh nghiệm thực tiễn của Hồ Chí Minh về ngoại giao nói chung, các quyền dân tộc cơ bản nói riêng hình thành và phát triển trong các năm tháng Chủ tịch Hồ Chí Minh bôn ba ở nước ngoài để tìm đường cứu nước. Có thể nói hoạt động ngoại giao đầu tiên của Người và trực tiếp liên quan đến các quyền dân tộc của nhân dân Việt Nam là người đã gửi cho Hội nghị Véc-xây họp tháng 1-1919 Bản yêu sách 8 điểm đòi công nhận các quyền tự do, dân chủ và tự quyết sơ đẳng của nhân dân Việt Nam. Kể từ đó,

Người đã ra sức trang bị cho mình những kiến thức về thế giới, tích lũy và hình thành chiến lược và sách lược ngoại giao để sau này trực tiếp lãnh đạo và thực hiện ngoại giao trong mọi hoàn cảnh.

Trong Tuyên ngôn độc lập trước đồng bào cả nước và nhân dân thế giới tại quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945, sau khi trích Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp về quyền con người, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Các nước đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng…quyết không thể không công nhận quyền độc lập của nhân dân Việt Nam”. “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do, độc lập”.

Vào thời điểm đó, thực dân Pháp cố bám lấy chính sách thực dân lỗi thời, không thấy những biến đổi lớn lao ở Việt Nam và trên thế giới. Nhưng trước khát vọng và quyết tâm độc lập của nhân dân Việt Nam, Pháp buộc phải nói chuyện với chính phủ Hồ Chí Minh. So với những gì trước đó, Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 đã cụ thể một bước nội dung các quyền dân tộc của nhân dân Việt Nam. Hiệp định liên quan đến vấn đề cốt tử trong quan hệ quốc tế. Đó là

độc lập và thống nhất. Mặc dù không xuất hiện trong văn bản của Hiệp định, hai từ ngữ này vẫn được thể hiện ở những điều khác nhau của Hiệp định. Cái vĩ đại, cái thiên tài trong việc ký kết hiệp định sơ bộ 6-3-1946 là Hồ Chí Minh đã buộc Pháp bước đầu thừa nhận các quyền dân tộc của Việt Nam và “mở ra con đường làm cho quốc tế thừa nhận ta”, Việt Nam được công nhận là “quốc gia tự do”, nằm trong Liên bang Đông Dương và Liên hiệp Pháp; chấp nhận trưng cầu dân ý ở Nam Bộ về việc hợp nhất “ba kỳ”. Chính phủ Pháp công nhận Việt Nam Dân chủ cộng hòa có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính của mình. Hai chính phủ quyết định mở các cuộc thương lượng để xác định vấn đề ngoại giao của Việt Nam với nước ngoài và chế độ tương lai của Việt Nam. Đối với chủ quyền dân tộc của Việt Nam, những thỏa thuận ấy là quan trọng nhưng hạn chế cả chính trị và pháp lý, đồng thời đưa chính quyền

Việt Nam non trẻ của ta thoát khỏi thế phải đối phó với nhiều kẻ thù và tạo thêm thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.

Sau chín năm kháng chiến, cục diện vừa đánh vừa đàm mở ra. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Bộ Chính trị chỉ đạo sát sao quá trình đàm phán ở Hội nghị Giơnevơ. Hiệp định Giơnevơ được ký kết, Pháp cùng các nước lớn công nhận và cam kết tôn trọng các quyền dân tộc của nhân dân Việt Nam với những nội dung rõ ràng: độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ- một bước tiến rất xa so với nội dung Hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1946. Song, nước ta vẫn tạm thời bị chia cắt, các quyền dân tộc trên thực tế vẫn chưa trọn vẹn.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cùng với đấu tranh chính trị và quân sự, ngoại giao đã trở thành một mặt trận. Ngày 8-4-1965, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã đưa ra lập trường bốn điểm trong đó tính “cơ bản” lần đầu tiên chính thức được sử dụng. Tại Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, ký kết ngày 27 -1-1973 và Định ước quốc tế về Việt Nam ký kết ngày 2-3-1973, Hoa Kỳ và các nước khác cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam (như Hiệp định Giơnevơ 1954 về Việt Nam đã công nhận.) Sau Đại thắng mùa xuân 1975 của quân và dân ta, ngày 2-7-1976, Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất họp phiên họp đầu tiên tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cuộc đấu tranh để thực hiện các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam giành thắng lợi hoàn toàn.

Trong đấu tranh, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ chú trọng phát huy pháp lý quốc tế mà còn đề cao chính nghĩa, vận dụng những giá rị của văn hóa và ngoại giao truyền thống Việt Nam, cũng như các tư tưởng phổ biến, tiến bộ của nhân loại, luôn chú ý tìm ra những điểm đồng, nêu cao nhân nghĩa và đạo lý trong quan hệ quốc tế để thuyết phục, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới và đấu tranh với đối phương. Trong khi Việt Nam đang bị thực dân Pháp gây chiến thì Người chuyển đến nhân dân Pháp bức thông điệp hòa bình, hòa hiếu, hợp tác của nhân dân Việt Nam và cam kết Việt Nam sẽ đảm

bảo những quyền lợi kinh tế, chính trị và văn hóa Pháp tại Việt Nam. Người chỉ ra lợi ích của nước Pháp nếu họ công nhận Việt Nam độc lập, thống nhất trong Liên hiệp Pháp: “…Tôi chắc rằng: Việt Nam độc lập sẽ giữ một vai tuồng trọng yếu trên bờ Thái Bình Dương, đó là một sự vẽ vang cho nước Pháp”[47, tr.354]. Khi kháng chiến toàn quốc nổ ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên trong lời kêu gọi gửi Chính phủ và nhân dân Pháp: “Nước Việt Nam có thể bị tàn phá, nhưng nước Việt Nam sẽ lại hùng mạnh hơn sau cuộc tàn phá đó. Còn nước Pháp chắc chắn sẽ mất hết và sẽ biến hẳn khỏi cỏi Á châu” “…địa vị nước Pháp sẽ trở nên cô độc và khối Liên hiệp Pháp cũng không còn”[48, tr.19; 23]

Nhưng các thế lực hiếu chiến vẫn quyết tâm lập lại chế độ thực dân và như Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận xét “…coi thái độ hòa bình của chúng tôi là một sự yếu đuối”[50, tr.53]; đã lợi dụng tất cả những khó khăn của Việt Nam, tính toán có thể nhanh chóng tiêu diệt lực lượng vũ trang của Việt Nam và Chính phủ Hồ Chí Minh. Thực tế lịch sử cho thấy họ đã sai lầm khi phát động và lao sâu vào cuộc chiến tranh để chuốc lấy thất bại.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người rất chú trọng tình nghĩa và tín nghĩa

trong quan hệ đối ngoại. Đề cao tình nghĩa trong lối sống cộng đồng của dân tộc “tối lửa tắt đèn có nhau”, Người nhấn mạnh: “nhân dân ta từ lâu đã sống với nhau có tình có nghĩa như thế. Từ khi có Đảng ta lãnh đạo và giáo dục, tình nghĩa ấy càng cao đẹp hơn, trở thành tình đồng bào, đồng chí, tình nghĩa năm châu bốn biển một nhà. Hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin là phải sống với nhau có tình có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình có nghĩa thì sao gọi là chủ nghĩa Mác-Lênin được”.[55, tr.554]

Chủ tịch Hồ Chí Minh suốt đời đấu tranh cho các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam: Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Câu nói bất hủ của Người “dĩ bất biến, ứng vạn biến” đã trở thành phương châm hành động của mọi cán bộ ngoại giao. Phải chăng trong trường hợp cụ thể này “dĩ bất biến” chính là các quyền dân tộc cơ bản? còn “ứng vạn biến”

chính là cách thể hiện nội dung các quyền đó ở từng giai đoạn khác nhau và phương pháp đấu tranh ngoại giao để giành từng bước các quyền đó?

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao và sự vận dụng trong giai đoạn hiện nay (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)