Phương pháp khảo sát

Một phần của tài liệu Quản lý đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở trường trung học phổ thông Vũ Tiên, Vũ Thư, Thái Bìn (Trang 55)

- Dự giờ dạy của GV để đánh giá nghiệp vụ sư phạm.

- Nghiên cứu kế hoạch năm học, kế hoạch quản lý đổi mới PPDH của một số CBQL, kế hoạch của tổ chuyên môn, hồ sơ, bài soạn của GV.

- Điều tra bằng phiếu hỏi, phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với BGH, tổ trưởng chuyên môn, GV, HS.

Tổng hợp số liệu các phiếu điều tra, các thông tin, ý kiến thông qua phỏng vấn, trao đổi với CBQL, GV, HS từ đó đánh giá thực trạng DH và mức độ nhận thức, mức độ tổ chức thực hiện biện pháp quản lý hoạt động đổi mới PPDH môn Toán ở Trường THPT Vũ Tiên .

2.3. Thực trạng hoạt động dạy học môn toán ở Trƣờng THPT Vũ Tiên, Vũ Thƣ

2.3.1. Quy mô trường, cán bộ, GV, HS Trường THPT Vũ Tiên

Trường trung học THPT Vũ Thư có 76 giáo viên trong đó có 2 phó hiệu trưởng và 1 hiệu trưởng. Đội ngũ giáo viên đều có trình độ đại học và ở

47

độ tuổi từ 30 - 45 nên vững vàng trong chuyên môn. Trong đó có 7 thạc sỹ và 4 giáo viên đang theo học thạc sỹ. Nhà trường thường tổ chức các đợt học bồi dưỡng cho giáo viên vào đầu năm học, ngoài công tác giảng dạy hiệu trưởng còn chú ý để đào tạo cán bộ nguồn cho tương lai.

Trường THPT Vũ Tiên hiện nay (Năm học 2013 – 2014) có 35 lớp. Số học sinh của trường trong 3 năm học gần đây như bảng sau:

Bảng 2.1: Số lớp, học sinh của nhà trường theo năm học.

Khối Lớp

Năm học 2010-2011 Năm học 2011-2012 Năm học 2012-2013 Số lớp Số học sinh Số lớp Số học sinh Số Lớp Số học sinh 10 11 537 11 537 12 529 11 11 548 11 535 11 525 12 11 543 11 544 11 523 Tổng 33 1.628 33 1.616 34 1.577

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2010 – 1011, 2011 – 2012, 2012-2013 Trường THPT Vũ Tiên, Vũ Thư)

2.3.2. Chất lượng đội ngũ GV toán

Giáo viên môn Toán ở Trường THPT Vũ Tiên có 13 giáo viên đều đạt trình độ đại học trong đó có 2 giáo viên đang theo học thạc sỹ. Trình độ chuyên môn đều đạt trình độ khá, giỏi qua các lần kiểm tra của sở. Ở trường, môn toán là môn thế mạnh của trường, bởi lẽ năm nào cũng có học sinh tham gia thi học sinh giỏi cấp sở và cấp tỉnh đạt giải cao. Từ lớp 10 đến lớp 12 trường có phân ra lớp học theo nhu cầu của học sinh và phụ huynh theo khối A,B,C, D, trong đó khối A có học sinh tham gia là đông nhất và học sinh đỗ đại học ở khối A cũng chiếm tỷ lệ cao nhất. Cụ thể là học sinh lớp 12 vừa qua khóa 2012 -2013 có số lượng học sinh đỗ đại học chiếm 100% ở lớp chọn A11 ,90% A10 , 78% A9 của khối A trong đó môn toán có số lượng học sinh đỗ điểm từ 5-8 chiếm 63% số lượng học sinh đỗ điểm 9-9,5 chiếm 25%.

48

Còn các lớp khối A thường có tỷ lệ học sinh đỗ đại học khoảng từ 40-65%. Chính vì thế mà giáo viên môn toán rất được coi trọng là một trong các môn nòng cốt của trường.

2.3.3. Về chất lượng giáo dục

Trường THPT Vũ Tiên là một trong các trường của huyện có tỷ lệ học sinh đỗ đại học cao, hàng năm điểm thi đầu vào của khối 10 đứng thứ 2 trong tổng số các trường THPT toàn huyện (Sau trường THPT Nguyễn Trãi) điểm đầu vào khối 10 các năm gần đây là từ 26 đến 27,75 điểm. Với đội ngũ giáo viên nhiệt huyết, yêu nghề có bề dày kinh nghiệm. Năm 2012-2013 vừa qua với tỷ lệ 63% học sinh lớp 12 đỗ vào đại học đợt 1, 100% học sinh tốt nghiệp phổ thông, có 40 học sinh thi học sinh giỏi cấp tỉnh thì có 29 học sinh đạt giải. Có 4 giáo viên thi giáo viên giỏi cấp cụm thì có 1 giáo viên đạt giải nhất cụm, 3 giáo viên đạt giải nhì cụm, trong đó một giáo viên giải nhất cụm đã tham gia thi cấp tỉnh và được giải nhì của tỉnh. Đó là những thành tựu đáng kể đã đạt được trong năm học vừa qua. Có được những thành tích cao như vậy là nhờ những nỗ lực vượt bậc của toàn bộ đội ngũ giáo viên và học sinh trong nhà trường.

Bảng 2.2: Kết quả xếp loại học sinh và kết quả tốt nghiệp của nhà trường 3 năm gần đây.

Năm học Số HS của trường

Hạnh kiểm (%) Học lực (%) Tốt nghiệp Khối

12 (%)

T K TB Y G K TB Y Kém SL G K TB

2010-2011 1.628 67,6 28,9 2,8 0,7 15,0 65,6 18,5 0,9 0 543 3,1 37,9 59,0

2011-2012 1.616 67,9 28,8 2,7 0,6 15,0 65,9 18,3 0,8 0 544 3,9 40,4 55,7

2012-2013 1.577 73,4 23,7 2,3 0,6 21,9 63,9 13,2 1,0 0 523 4,0 40,5 55,5

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2010 – 1011, 2011 – 2012, 2012-2013 Trường THPT Vũ Tiên, Vũ Thư)

49

CSVC của trường đã được đầu tư phòng học, phòng chức năng đảm bảo được yêu cầu tối thiểu cho việc dạy và học. Tuy nhiên so với nhu cầu thực tế để ứng dụng CNTT&TT trong đổi mới PPDH thì chưa đáp ứng được.

Qua điều tra tác giả nhận thấy công tác xây dựng và quản lý CSVC - TBDH trong các trường còn có một số hạn chế như: chưa có đủ cán bộ phòng thí nghiệm thực hành chuyên trách mà do GV kiêm nhiệm. Các môn có thí nghiệm thực hành đôi khi phải thực hiện tại lớp, do đó cũng ảnh hưởng đến lớp khác. Các trang thiết bị dạy học mới chỉ đáp ứng yêu cầu cơ bản nhất chứ chưa thực sự tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất nâng cao chất lượng dạy học... Điều này làm hạn chế phần nào hiệu quả bài giảng của GV.

Việc mua sắm các TBDH, tài liệu tham khảo, thiết bị thực hành còn nhiều hạn chế, sách cho thư viện và TBDH nhà trường đã được bổ sung nhưng chưa thật đầy đủ, nghèo nàn về đầu sách, chưa đáp ứng nhu cầu dạy học trong nhà trường.

2.4. Thực trạng quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học toán ở các Trƣờng THPT huyện Vũ Thƣ, Thái Bình

2.4.1. Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên bộ môn toán

Quản lý hoạt động dạy của GV nói chung và GV môn toán nói riêng là nhiệm vụ quan trong nhất trong công tác quản lý nhà trường. Hiện nay, các trường đều đã và đang tiến hành đổi mới phương pháp dạy học. Tuy nhiên vấn đề đổi mới phương pháp đang triển khai trong các nhà trường vẫn còn nhiều tồn tại, đặc biệt là đối với bộ môn toán. Năm học vừa qua, dư luận lại nóng lên về chất lượng môn toán. Thực tế điều tra trong trường học cho thấy, đa số học sinh thấy khó khi học môn toán. Việc học sinh thấy khó khi học môn toán, chất lượng môn toán chưa tốt theo tác giả không phải do GV không có trình độ mà do chính GV chưa ứng dụng triệt để phương pháp dạy học tích cực. Do vậy, để nâng cao chất lượng giáo dục môn toán, nhà trường

50

cần quán triệt đổi mới phương pháp dạy học tích cực trong toàn bộ đội ngũ giáo viên, đặc biệt là việc ứng dụng CNTT&TT trong dạy học toán.

Thực tế ở Trường THPT Vũ Tiên học sinh có quyền đề nghị thay đổi giáo viên sau mỗi kỳ học, năm học dẫn đến học sinh có thái độ học tập không tốt với giáo viên, hơn nữa học sinh có thói quen đứng núi nọ trông núi kia tư tưởng không tập trung. Còn một số giáo viên chủ nhiệm thì yếu lý và năng lực chủ nhiệm chưa tốt nên chỉ vì một ý kiến nhỏ của học sinh và phụ huynh mà đã đồng tình với phụ huynh về việc thay đổi giáo viên giảng dạy ở lớp. Có giáo viên chủ nhiệm lại còn tự hướng dẫn học sinh của mình làm đơn để đổi giáo viên bộ môn khi bản thân tự cho là tốt hơn mặc dù học sinh lớp mình là lớp cuối của khối. Có khi chỉ là ý kiến thích thú của học sinh khi muốn thay đổi một GV mới. Việc làm đó tạo ra những ức chế cho giáo viên, và sự đố kỵ giữa giáo viên trong tổ, lòng tự trọng của giáo viên đã bị xúc phạm khi bị đổi vì học sinh và vì ý kiến của phụ huynh. Chính vì vậy mà lòng nhiệt tình của giáo viên, niềm say mê với nghề nghiệp đã giảm. Vấn đề quản lý của nhà trường của BGH với bộ môn toán còn nhiều thiếu sót chưa được đúng mực nên chưa thu được kết quả cao.

2.4.2. Thực trạng quản lý khâu soạn bài, chuẩn bị bài lên lớp

Trong quá trình lên lớp của giáo viên soạn bài là khâu quan trọng nhất. Tuy hoạt động này có thể chưa dự kiến hết được các tình huống trong quá trình lên lớp nhưng soạn bài thực sự là lao động sáng tạo của từng giáo viên. Thông qua bài soạn các nhà quản lý có thể thấy được sự lựa chọn, quyết tâm của giáo viên về nội dung, phương pháp, hình thức lên lớp có phù hợp với đối tượng học sinh và đúng với yêu cầu của chương trình hay không. Từ đó có thể khuyến khích kịp thời, điều chỉnh sai lệch nhằm thực hiện nghiêm túc quy định đề ra.

51

Đây là kết quả khảo sát của 16 cán bộ quản lý và 73 GV ở Trường THPT Vũ Tiên.

Bảng 2.3: Quản lý khâu soạn bài, chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên

STT

Nội dung quản lý

Nhận thức của cán bộ quản lý Mức độ thực hiện Cần thiết (%) Ít cần thiết (%) Không cần thiết (%) Làm tốt (%) Làm chưa tốt (%) Không làm (%)

1 Hiệu trưởng hướng dẫn các quy định, cung cấp SGK, tài liệu tham khảo, yêu cầu soạn bài

56,2 43,8 0 89,04 10,96 0

2 Hiệu trưởng yêu cầu tổ bộ môn thống

nhất mục đích, nội dung, hình thức bài dạy

62,5 31,25 6,25 86,3 12,33 1,37

3 Hiệu trưởng giao cho tổ CM kiểm tra

định kỳ giáo án của GV 68,75 31,25 0 90,41 9,59 0

4 Hiệu trưởng kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất công tác soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của GV

68,75 25 6,25 82,2 16,43 1,37

5 Hiệu trưởng dự giờ, đánh giá hiệu quả

bài soạn qua giờ dạy 50 43,75 6,25 76,71 20,55 2,74

Nhận xét: Thực tế cho thấy các cán bộ quản lý và giáo viên đã rất coi trọng những quy định cụ thể về soạn bài và chuẩn bị lên lớp của giáo viên. Việc chuẩn bị lên lớp giáo án là bản thiết kế bài giảng. Trong đó thể hiện đủ các bước lên lớp (ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, giảng bài mới, tổng kết và củng cố, dặn dò và hướng dẫn học sinh bài học, làm bài tập về nhà và chuẩn bị phần học hôm sau). Nội dung giảng dạy được GV phân bổ thời gian cho từng phần và có phương pháp giảng dạy thích hợp với các phương tiện, đồ dùng thích ứng cho từng tiết dạy ở mỗi môn học, làm cho bài giảng sinh động, học sinh hào hứng tiếp thu, phối hợp nhịp nhàng dưới sự hướng dẫn của thầy. Qua kết quả điều tra chúng ta thấy việc nhà trường hướng dẫn các

52

quy định, cung cấp SGK, tài liệu tham khảo, yêu cầu soạn bài, chuẩn bị tiết dạy đạt trên 56% ở mức tốt đối với cán bộ quản lý và trên 89% đối với giáo viên nhưng theo một số GV thì mẫu giáo án còn chung, có những mẫu chưa phù hợp đặc trưng bộ môn. Việc kiểm tra giáo án của GV được tổ chuyên môn làm tương đối tốt. Tuy nhiên một số GV vẫn soạn giáo án một cách qua loa nhất là giáo án dạy chuyên đề buổi chiều. Theo kết quả điều tra: Cán bộ quản lý đã làm tốt và rất tốt nội dung ― Tổ chuyên môn lập kế hoạch kiểm tra định kỳ giáo án của giáo viên và kiểm tra đột xuất ―. Lãnh đạo nhà trường cần tổ chức cho giáo viên học tập, nghiên cứu các văn bản hướng dẫn về công tác chuyên môn, quy chế chuyên môn nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên về mục đích, ý nghĩa, vai trò của hoạt động kiểm tra, đánh giá thống nhất kế hoạch, nội dung và hình thức kiểm tra, đánh giá chuyên môn và quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của người kiểm tra và đối tượng kiểm tra; xây dựng được chuẩn đánh giá, đồng thời quán triệt việc tổ chức thực hiện cho hội đồng giáo dục nhà trường từ đầu năm học và mỗi kỳ học.

Việc bồi dưỡng phương pháp soạn bài và bị lên lớp ở các trường THPT vẫn chưa được chú trọng, có nhiều GV cho rằng việc này làm chưa tốt, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng soạn giáo án. Vậy nhà trường tổ chuyên môn cần tổ chức bồi dưỡng định kỳ cách soạn giáo án và chuẩn bị lên lớp cho giáo viên. Vì vậy việc soạn bài và chuẩn bị tiết dạy được cả ban giám hiệu và GV nhận thức là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của giáo viên nên việc sử dụng kết quả kiểm tra trong đánh giá xếp loại GV được thực hiện hầu hết ở mức tốt nhất.

2.4.3. Thực trạng quản lý giờ dạy trên lớp

Nhìn chung quản lý giờ dạy là một nhiệm vụ quan trọng của Hiệu trưởng và CBQL trong công tác quản lý giáo dục. Hiệu quả của giờ dạy có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả học tập của HS, đồng thời nó phản ánh năng lực, tinh thần, trách nhiệm của người GV. Hiệu trưởng và CBQL có các biện

53

pháp quản lý giờ dạy phù hợp sẽ đảm bảo được nguyên tắc, chất lượng và hiệu quả đào tạo.

Qua thực tế khảo sát ở 16 CBQL và 73 GV toàn Trường THPT Vũ Tiên 100% Hiệu trưởng và các CBQL đều có các biện pháp quản lý giờ trên lớp của GV, cụ thể qua bảng tổng hợp điều tra ở bảng 2.4

Bảng: 2.4: Quản lý giờ dạy trên lớp.

TT Quản lý giờ lên lớp Nhận thức của cán bộ quản lý Mức độ thực hiện Rất quan trọng (%) Quan trọng (%) Không quan trọng (%) Làm tốt (%) Làm chưa tốt (%) Chưa làm (%) 1 Tổ chức cho GV học tập quy chế, tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại tiết dạy

100 0 0 90,41 8,22 1,37

2 Quản lý giờ dạy thông qua TKB,

sổ báo giảng, sổ ghi đầu bài 100 0 0 93,15 6,85 0

3 Xây dựng nền nếp dạy học của GV 100 0 0 89,04 10,96 0

4 Quy định chế độ thông tin, báo cáo và sắp xếp thay thế hoặc dạy bù trong trường hợp GV nghỉ

81,25 18,75 0 84,93 13,7 1,37

5 Tổ chức dự giờ định kỳ, đột xuất

và rút kinh nghiệm 75 25 0 86,3 12,33 1,37

6 Thường xuyên kiểm tra sổ báo

giảng 87,5 12,5 0 80,82 15,07 4,11

7 Thu thập thông tin từ HS, cha mẹ

HS và đồng nghiệp 56,25 43,75 0 79,45 17,81 2,74

Hiệu trưởng cho rằng quản lý giờ dạy của giáo viên thông qua thời khóa biểu, kế hoạch cá nhân, sổ báo giảng, sổ ghi đầu bài là rất cần thiết. Qua điều tra GV ở trường thì có 93,15% cho rằng biện pháp này đã được thực hiện tốt còn 6,85% cho rằng biện pháp này thực hiện chưa tốt.

Thời khóa biểu được xây dựng dựa trên phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Xây dựng thời khóa biểu khoa học, hợp lý sẽ giúp cho các em học sinh được cân đối giữa các môn học và giữa các buổi học với

54

nhau, tránh sự lĩnh hội kiến thức quá nhàm chán và căng thẳng. Tuy nhiên, nhà trường khi xây dựng thời khóa biểu thường quan tâm nhiều đến nguyện vọng của giáo viên làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh.

Kế hoạch giảng dạy của cá nhân được lập từ đầu học kỳ, GV căn cứ vào phân phối trương trình, hướng dẫn thực hiện năm học để lập kế hoạch chi tiết cho từng tuần trong tháng.

Sổ báo giảng là kế hoạch giảng dạy trong tuần của GV, được GV ghi từ đầu tuần dựa trên thời khóa biểu của toàn trường. Thực tế cho thấy, nhiều giáo viên không trung thành với sổ báo giảng,

Nền nếp dạy học của GV chính là ý thức trách nhiệm của GV đối với

Một phần của tài liệu Quản lý đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở trường trung học phổ thông Vũ Tiên, Vũ Thư, Thái Bìn (Trang 55)