Biện pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho

Một phần của tài liệu Quản lý đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở trường trung học phổ thông Vũ Tiên, Vũ Thư, Thái Bìn (Trang 82)

cho GV toán Trường THPT Vũ Tiên

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Thực tế cho thấy GV là nhân tố tham gia quyết định chất lượng giáo dục, do vậy công tác đào tạo và bồi dưỡng GV luôn được nhà nước và ngành giáo dục quan tâm. Bồi dưỡng thường xuyên là phương thức có hiệu quả

74

nhằm cập nhật tri thức mới, nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ GV đồng thời nâng cao trình độ cho GV thì phải nâng cao khả năng tự học cho học sinh. Trong thời điểm hiện nay, khi ngành giáo dục và đào tạo đang có những đổi mới vô cùng mạnh mẽ, toàn diện đòi hỏi người GV phải không ngừng bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để nâng cao kiến thức trình độ nghiệp vụ. Bồi dưỡng lòng yêu nghề, lòng nhân ái, lương tâm nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm cao trong đào tạo thế hệ trẻ,làm việc có trách nhiệm, có kỷ luật. Khi GV nhận thức được điều này họ sẽ có động lực, niềm đam mê nghiên cứu, sáng tạo và sự tâm huyết đối với việc dạy môn toán ở Trường THPT Vũ Tiên.

3.2.1.2. Nội dung biện pháp

Tập trung bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng.

- Bồi dưỡng kiến thức, chương trình môn toán, mối quan hệ giữa các đơn vị kiến thức trong môn học, chuẩn kiến thức kỹ năng của môn học.

- Kiến thức về sử dụng thiết bị DH, công nghệ thông tin. Đây là điều kiện không thể thiếu trong việc triển khai đổi mới PPDH. Các phương tiện DH sẽ tạo điều kiện cho HS thực hiện các hoạt động độc lập hoặc các hoạt động nhóm. Thông qua đó giúp HS có kỹ năng tự học, tự tìm tòi nghiên cứu.

- Kiến thức về sử dụng các PPDH tích cực như PPDH nhóm, nêu vấn đề, các thao tác sư phạm như thao tác xác định mục đích yêu cầu, thao tác xây dựng hệ thống kiến thức, thao tác ngôn ngữ …

- Các phương pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy học toán. * Về kỹ năng:

- Kỹ năng lập kế hoạch DH môn toán theo yêu cầu đổi mới PPDH (kiến thức, kỹ năng, thái độ). Kỹ năng lựa chọn các phương pháp và hình thức tổ chức DH phù hợp với từng bài dạy và đối tượng HS.

- Kỹ năng dạy học (kỹ năng sử dụng phương tiện và thiết bị DH, kỹ năng tổ chức các hoạt động học tập của HS …)

75

Tất cả những thay đổi đòi hỏi người GV phải thường xuyên bồi dưỡng nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình mới đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dục. Người Hiệu trưởng phải có những biện pháp, bồi dưỡng cho GV cả chuyên môn và nghiệp vụ công tác.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện

Hiệu trưởng chỉ đạo GV phải lập kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Trong quá trình thực hiện biện pháp trên, Hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra, đánh giá các hoạt động theo kế hoạch đã đề ra là rất quan trọng và cần thiết. Qua kiểm tra phát hiện những tồn tại chưa thực hiện được, những điều bất hợp lý, chưa phù hợp của kế hoạch từ đó kịp thời điều chỉnh, uốn nắn sửa chữa để kế hoạch đạt được mục đích. Bồi dưỡng GV theo các chu kỳ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do Bộ giáo dục và Đào tạo quy định. Các chu kỳ bồi dưỡng thường được Bộ giáo dục đầu tư về mọi mặt đảm bảo chất lượng.

Hiệu trưởng yêu cầu bồi dưỡng chuyên môn theo đơn vị tổ chuyên môn hoặc đơn vị trường. Hình thức bồi dưỡng này cho phép đi vào những vấn đề rất nhỏ, rất cụ thể của bộ môn. Hiệu trưởng nghiên cứu kỹ nội dung văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học hàng năm, những yêu cầu về nội dung chương trình, về phương pháp giảng dạy. Từ đó xây dựng kế hoạch của nhà trường, của các tổ chuyên môn: Cử GV dự các lớp bồi dưỡng đầy đủ đúng thành phần.

Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn lên kế hoạch dự giờ, qua dự giờ có thể nắm bắt chính xác hơn hoạt động giảng dạy của GV để từ đó đánh giá, tạo điều kiện cho GV trao đổi ý kiến nhằm nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp dạy học. Chỉ đạo sát sao việc phân loại GV. Có phân loại đúng thì mới có biện pháp bồi dưỡng phù hợp nhằm khắc phục những mặt còn yếu.

76

Nội dung chương trình bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cần chú ý, tính toán đến các đặc điểm cụ thể, đa dạng của GV được bồi dưỡng (vừa làm, vừa học, tuổi tác, cá tính). Cần tạo điều kiện để những người tham gia học bồi dưỡng thể hiện những tiến bộ của họ, đặc biệt là tiếp nhận được những kiến thức, kỹ năng mới mẻ.

Chương trình bồi dưỡng chuyên môn – nghiệp vụ rất cần thiết có sự tham gia ủng hộ trực tiếp của Ban lãnh đạo nhà trường và các bộ phận liên quan để đảm bảo tính khả thi, tính bền vững, tính hiệu quả.

Một phần của tài liệu Quản lý đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở trường trung học phổ thông Vũ Tiên, Vũ Thư, Thái Bìn (Trang 82)