Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở

Một phần của tài liệu Quản lý đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở trường trung học phổ thông Vũ Tiên, Vũ Thư, Thái Bìn (Trang 48)

trường Trung học phổ thông

Đổi mới PPDH ở trường THPT phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có những yếu tố cơ bản sau:

1.4.4.1. Năng lực quản lý của CBQL trường THPT

Trước hết CBQL phải có nhận thức đúng đắn về ý nghĩa, sự cần thiết của việc đổi mới PPDH, phải có sự am hiểu sâu về đổi mới PPDH, là người đi đầu, gương mẫu trong thực hiện đổi mới PPDH ở những giờ dạy trên lớp và trong hoạt động quản lý của mình.

CBQL phải thật sự quan tâm đến việc đổi mới PPDH ở đơn vị mình quản lý, từ đó có kế hoạch cụ thể và tổ chức triển khai, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, đồng thời có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Có quy chế cụ thể về kiểm tra, đánh giá, khen thưởng kỷ luật đối với GV, những người trực tiếp thực thi việc đổi mới PPDH trong nhà trường.

CBQL phải có kế hoạch chủ động tham gia tiếp tục hoàn thiện và cụ thể hóa những nội dung và tổ chức thực hiện trong thực tế, đặc biệt đối với các hoạt động giáo dục các nội dung chương trình gắn với địa phương, những hoạt động tham gia vào công tác thực tiễn và đời sống, chỉ đạo và tổ chức thực hiện một số chủ đề tự chọn, một số bài giảng cụ thể …Cần phải có khả năng lập kế hoạch tổng thể dài hạn, đồng thời sắp xếp kế hoạch thực hiện những nhiệm vụ

40

CBQL cần tổ chức lao động một cách khoa học và xây dựng phong cách quản lý mới, thể hiện ở các dấu hiệu: Dân chủ trong quản lý; Tôn trọng nhân cách của giáo viên; Phân biệt rõ quyền hạn của từng thành viên trong nhà trường; Tôn trọng tính sáng tạo của giáo viên, đồng thời coi trọng tinh thần hợp tác trong nhà trường.

1.4.4.2. Năng lực của giáo viên

―GV là người quyết định chất lượng giáo dục‖, do vậy, GV cũng chính là người quyết định sự thành bại của hoạt động đổi mới PPDH trong nhà trường. GV phải có hiểu biết đầy đủ về đổi mới PPDH, có khả năng nghiên cứu áp dụng các PPDH theo định hướng đổi mới, biết tổ chức, hướng dẫn HS phương pháp học tập phù hợp, đặc biệt người người GV cần phải có tư duy đổi mới.

Giáo viên là truyền thụ tri thức, tổ chức, điều khiển hoạt động chiếm lĩnh tri thức của học sinh, giúp học sinh nắm được kiến thức, hình thành kỹ năng thái độ. Hoạt động dạy có chức năng kép là truyền đạt và điều khiển nội dung học theo chương trình quy định. Có thể hiểu hoạt động dạy là quá trình hoạt động sư phạm của giáo viên, làm nhiệm vụ truyền thụ tri thức, tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh

1.4.4.3. Học sinh

Học sinh làm việc tự giác, tích cực dưới sự điều khiển của giáo viên nhằm chiếm lĩnh tri thức khoa học. Hoạt động học cũng có chức năng kép là lĩnh hội và điều khiển các quá trình chiếm lĩnh tri thức khoa học một cách tự giác, tích cực nhằm biến tri thức của nhân loại thành học vấn của bản thân. Có thể hiểu hoạt động học của học sinh là quá trình lĩnh hội tri thức, hình thành những kỹ năng, kỹ xảo vận dụng kiến thức vào thực tiễn và hoàn thiện nhân cách của bản thân. Hai hoạt động dạy và học có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nó tồn tại song song và phát triển trong cùng một quá trình thống nhất, chúng bổ sung cho nhau, kết quả hoạt động học của học sinh không thể

41

tách rời kết quả hoạt động dạy của giáo viên và kết quả hoạt động dạy của giáo viên không thể tách rời kết quả học tập của học sinh.

Tóm lại, hoạt động dạy học có ưu thế tuyệt đối trong việc hình thành tri thức phát triển năng lực tư duy thông qua việc dạy các môn học cơ bản, đồng thời đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách toàn diện. Vì thế hoạt động dạy học được hiểu một cách đầy đủ bao gồm toàn bộ việc giảng dạy, giáo dục của giáo viên, việc học tập, rèn luyện của học sinh theo nội dung giáo dục toàn diện nhằm đào tạo thế hệ trẻ thành những người làm chủ đất nước, có giác ngộ xã hội chủ nghĩa, có văn hóa, kỹ thuật, có sức khỏe, để đáp ứng nhu cầu xây dựng xã hội mới.

1.4.4.4. Chương trình và sách giáo khoa

Chương trình và SGK thể hiện mục tiêu và nội dung dạy học, nó chi phối phương pháp dạy học, do vậy việc đổi mới PPDH chịu ảnh hưởng lớn của chương trình và SGK.

Để hoạt động đổi mới PPDH diễn ra hiệu quả thì chương trình và SGK phải được biên soạn phù hợp, tạo điều kiện cho GV có thể áp dụng PPDH một cách dễ dàng và sáng tạo. Mặt khác, nội dung SGK cũng đòi hỏi GV phải sử dụng những PPDH linh hoạt, phù hợp mới hoàn thành nhiệm vụ dạy học.

Chương trình dạy học là văn bản pháp lệnh của Nhà nước do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, quy định nội dung, phương pháp hình thức dạy học các môn, thời gian dạy học từng môn nhằm thực hiện yêu cầu, mục tiêu cấp học. là căn cứ pháp lý để các cấp quản lý tiến hành chỉ đạo, giám sát hoạt động dạy học của các trường. Đây cũng là căn cứ pháp lý để Hiệu trưởng quản lý giáo viên theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề ra cho từng cấp học.

Một là: Hiệu trưởng cần quan tâm đến bồi dưỡng chuyên môn, làm cho giáo viên hiểu được nội dung, chương trình, hiểu biết những ý định, mong muốn của nội dung, chương trình hiểu biết những ý định, mong muốn của nội dung, nắm vững sách giáo khoa, bước đầu có năng lực thực hiện chương trình.

42

Hai là: Hiệu trưởng phải có kế hoạch chủ động tham gia tiếp tục hoàn thiện và cụ thể hóa những nội dung và tổ chức thực hiện trong thực tế, đặc biệt đối với các hoạt động giáo dục, các nội dung chương trình gắn với địa phương, những hoạt động tham gia vào công tác thực tiễn và đời sống, chỉ đạo và tổ chức thực hiện một số chủ đề tự chọn, một số bài giảng cụ thể …Cần phải có khả năng lập kế hoạch tổng thể dài hạn, đồng thời sắp xếp kế hoạch thực hiện những nhiệm vụ trước mắt nhằm hướng tới mục tiêu chung của chương trình.

Ba là: Hiệu trưởng cần tổ chức lao động một cách khoa học và xây dựng phong cách quản lý mới, thể hiện ở các dấu hiệu: Dân chủ trong quản lý; Tôn trọng nhân cách của giáo viên; Phân biệt rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng thành viên trong nhà trường: Tôn trọng tính sáng tạo của giáo viên, đồng thời coi trọng tinh thần hợp tác trong nhà trường.

1.4.4.5. Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học

Trong đổi mới PPDH cần phải có sự hỗ trợ rất nhiều về CSVC và trang thiết bị dạy học tương ứng. Nếu thiếu CSVC trang thiết bị dạy học tương ứng thì việc đổi mới PPDH sẽ gặp nhiều khó khăn, thậm chí không thực hiện được. Việc đầu tư CSVC, trang thiết bị dạy học cần được quan tâm đầu tư thích đáng. Nhà trường cần có kế hoạch chỉ đạo GV, HS tự thiết kế đồ dùng dạy học, đồng thời cần đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục.

Hiệu trưởng cần hướng tới các biện pháp quản lý để khai thác, sử dụng triệt để và có hiệu quả những thiết bị dạy học hiện có, được cấp, trang bị, mặt khác cần khai thác tiềm năng của giáo viên, học sinh, các lực lượng xã hội trong việc sưu tầm các mẫu vật, tranh ảnh, trong việc làm ra các trang thiết bị, vừa chú ý quản lý, kiểm tra ngăn ngừa tình trạng không sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả các trang thiết bị hiện có.

Nội dung quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện kỹ thật phục vụ hoạt động dạy học trong nhà trường thực chất là quản lý các việc sau:

43

Xây dựng nội dung và kế hoạch, nguồn kinh phí trang bị sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật phục vụ hoạt động dạy học.

Quản lý việc tổ chức bồi dưỡng kỹ năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật. Quản lý các trang thiết bị phục vụ dạy học (trường, lớp, bàn ghế, bảng …) hoạt động phòng bộ môn, phòng chức năng, thư viện trường học với các sách báo tài liệu tham khảo.

Kết luận chƣơng 1

Có thể nói quản lý hoạt động dạy học nói chung và môn Toán nói riêng trong Trường THPT Vũ Tiên gồm hai nội dung: quản lý hoạt động dạy của GV và quản lý hoạt động học của học sinh, dựa trên nền tảng quản lý mọi hoạt động toàn diện trong nhà trường. Hoạt động dạy học là hoạt động trung tâm của nhà trường, người quản lý tổ chức và điều khiển quá trình sư phạm tổng thể, đội ngũ GV đóng vai trò chủ đạo trong quá trình dạy học. Cho nên quản lý tốt hoạt động dạy học trong nhà trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định chất lượng và hiệu quả đào tạo. Do các yêu cầu chủ quan và khách quan nhằm phát triển giáo dục THPT nói chung và môn Toán nói riêng và để đào tạo đáp ứng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, thời kỳ hội nhập quốc tế, việc quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở trường trung học phổ thông phải có những biện pháp thích hợp. Những biện pháp đó sẽ được đề xuất ở chương 3, dựa trên cơ sở lý luận của chương 1 và thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học môn Toán hiện nay ở chương 2.

44

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP DẠY MÔN HỌC TOÁN Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

VŨ TIÊN, VŨ THƢ, THÁI BÌNH

2.1. Sơ lƣợc về giáo dục trung học phổ thông của huyện Vũ Thƣ và Trƣờng THPT Vũ Tiên

Huyện Vũ Thư nằm phía tây nam của tỉnh Thái Bình, nằm giữa 2 thành phố Thái Bình và Nam Định, có 29 xã và 1 thị trấn.

Tổng diện tích tự nhiên là 195,13 km2. Dân số: 231.438 người, với gần 67.484 hộ. Mật độ dân số: 1184.8 người/ km2. Trong đó hơn 3.200 hộ với trên 14.000 là giáo dân, chiếm khoảng 6,05% dân số là đồng bào công giáo.

Vũ Thư cũng là huyện có nhiều đường giao thông thủy - bộ lớn qua huyện, nhiều cầu, bến phà, bến đò, nhiều xí nghiệp, trạm trại, cơ quan Nhà nước đóng trên địa bàn huyện. Đây cũng là một thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, giao lưu, song cũng có ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình trật tự an ninh của huyện, ảnh hưởng đến giáo dục học sinh.

Là huyện thuần nông, còn nghèo, nhưng mấy năm vừa qua Huyện uỷ, UBND huyện Vũ Thư đã có sự chỉ đạo quyết liệt với các Nghị quyết về chuyển đổi mùa vụ, cơ cấu giống lúa, vật nuôi, cây trồng, về phát triển gia trại, trang trại, phát triển tiểu - thủ công nghiệp,... nền kinh tế đã có những chuyển biến tích cực nhưng còn chậm. CSVC hạ tầng của huyện được đầu tư, tăng cường, nhất là mạng lưới giao thông, thủy lợi, phong trào xây dựng nông thôn mới và các dịch vụ công đang phát triển. Đời sống dân sinh đang được cải thiện, nâng lên cả về vật chất văn hoá và tinh thần...việc chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ, các hoạt động văn hoá văn nghệ, thông tin, thể dục thể thao, truyền thanh... đều được quan tâm và đang phát triển.

45

Cùng với các điều kiện kinh tế, xã hội thuận lợi trên, việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục Vũ Thư đã có sự phát triển. Giáo dục của Vũ Thư được các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể, nhân dân quan tâm, tin tưởng.

Được sự quan tâm của Đảng bộ, nhân dân trong huyện và ý thức phấn đấu của toàn ngành, sự nghiệp giáo dục Vũ Thư những năm lại đây, có sự phát triển được Huyện uỷ, Ủy ban nhân dân huyện đánh giá cao. Tuy nhiên về chất lượng giáo dục của khối THPT nằm trên địa bàn huyện Vũ Thư có phát triển nhưng chưa đồng đều và còn thấp hơn so với chất lượng giáo dục THPT ở các huyện khác trong tỉnh Thái Bình và còn có trường chưa đáp ứng được với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Trường THPT Vũ Tiên được thành lập năm 1965 do nhu cầu giáo dục của địa phương. Trải qua các giai đoạn lịch sử trường không ngừng được lớn mạnh từ quy mô trường lớp, CSVC đến đội ngũ GV và HS, chất lượng giáo dục của nhà trường cũng được nâng lên. Hiện nay (Năm học 2013 – 2014) trường có 35 lớp với tổng số 1597 HS. Tại các kỳ thi HS giỏi cấp tỉnh, trường đều giành nhiều giải cao, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp đạt 100%.(Trong 3 năm liên tục, năm học 2010 – 2011, 2011 – 2012 và 2012 – 2013). Hàng năm số HS thi đỗ đại học không ngừng được nâng cao.

2.2. Tổ chức khảo sát

2.2.1. Mục đích khảo sát

Nắm được thực trạng dạy học và thực tiễn hoạt động đổi mới PPDH môn Toán ở Trường THPT Vũ Tiên, Vũ Thư, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp quản lý đổi mới PPDH môn Toán ở trường THPT theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.

46

Để có cơ sở khoa học xác định, phân tích thực trạng hoạt động dạy – học và thực tiễn hoạt động quản lý đổi mới PPDH môn toán ở các Trường THPT huyện Vũ Thư, đề tài tập trung khảo sát các đối tượng là CBQL, tổ trưởng chuyên môn, GV, HS thuộc 5 trường THPT và 1 trung tâm GDTX ở huyện Vũ thư.

2.2.3. Nội dung khảo sát

- Thực trạng hoạt động dạy học ở Trường THPT Vũ Tiên và mức độ vận dụng, sử dụng các PPDH theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS.

- Mức độ quản lý, sự phối hợp của các lược lượng tham gia vào quá trình quản lý đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa hoạt động nhân thức của HS.

2.2.4. Phương pháp khảo sát

- Dự giờ dạy của GV để đánh giá nghiệp vụ sư phạm.

- Nghiên cứu kế hoạch năm học, kế hoạch quản lý đổi mới PPDH của một số CBQL, kế hoạch của tổ chuyên môn, hồ sơ, bài soạn của GV.

- Điều tra bằng phiếu hỏi, phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với BGH, tổ trưởng chuyên môn, GV, HS.

Tổng hợp số liệu các phiếu điều tra, các thông tin, ý kiến thông qua phỏng vấn, trao đổi với CBQL, GV, HS từ đó đánh giá thực trạng DH và mức độ nhận thức, mức độ tổ chức thực hiện biện pháp quản lý hoạt động đổi mới PPDH môn Toán ở Trường THPT Vũ Tiên .

2.3. Thực trạng hoạt động dạy học môn toán ở Trƣờng THPT Vũ Tiên, Vũ Thƣ

2.3.1. Quy mô trường, cán bộ, GV, HS Trường THPT Vũ Tiên

Trường trung học THPT Vũ Thư có 76 giáo viên trong đó có 2 phó hiệu trưởng và 1 hiệu trưởng. Đội ngũ giáo viên đều có trình độ đại học và ở

47

độ tuổi từ 30 - 45 nên vững vàng trong chuyên môn. Trong đó có 7 thạc sỹ và 4 giáo viên đang theo học thạc sỹ. Nhà trường thường tổ chức các đợt học bồi dưỡng cho giáo viên vào đầu năm học, ngoài công tác giảng dạy hiệu trưởng còn chú ý để đào tạo cán bộ nguồn cho tương lai.

Trường THPT Vũ Tiên hiện nay (Năm học 2013 – 2014) có 35 lớp. Số học sinh của trường trong 3 năm học gần đây như bảng sau:

Bảng 2.1: Số lớp, học sinh của nhà trường theo năm học.

Khối Lớp

Năm học 2010-2011 Năm học 2011-2012 Năm học 2012-2013 Số lớp Số học sinh Số lớp Số học sinh Số Lớp Số học sinh 10 11 537 11 537 12 529 11 11 548 11 535 11 525 12 11 543 11 544 11 523 Tổng 33 1.628 33 1.616 34 1.577

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2010 – 1011, 2011 – 2012, 2012-2013 Trường

Một phần của tài liệu Quản lý đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở trường trung học phổ thông Vũ Tiên, Vũ Thư, Thái Bìn (Trang 48)