Điều lệ trường trung học quy định tổ chuyên môn sinh hoạt 2 tuần / lần. Tuy nhiên thực trạng hiện nay cho thấy về hình thức các trường vẫn duy trì nề nếp sinh hoạt đều đặn song còn mang tính chiếu lệ, nội dung sinh hoạt chưa sâu, chưa mang tính sư phạm đích thực chủ yếu thiên về hoạt động hành chính.
Bảng 2.6: Quản lý hoạt động tổ chuyên môn
TT Quản lý sinh hoạt của tổ chuyên môn Nhận thức của cán bộ quản lý Mức độ thực hiện Rất cần thiết (%) Cần thiết (%) Không cần thiết (%) Làm tốt (%) Làm chưa tốt (%) Chưa làm (%)
1 Chỉ đạo kế hoạch, nội dung sinh hoạt tổ CM
68,75 31,25 0 76,71 23,29 0
2
Yêu cầu tổ trưởng CM tổ chức các hoạt động khác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV
43,75 56,25 0 49,32 46,57 4,11
3
Yêu cầu tổ CM báo cáo thường xuyên kết quả sinh hoạt
59
Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng trên cho thấy, 68,75% cán bộ quản lý rất quan tâm chỉ đạo kế hoạch nội dung sinh hoạt của tổ chuyên môn nhằm giải quyết những vấn đề nảy sinh trong hoạt động dạy học của nhà trường và mức độ thực hiện của cán bộ quản lý được 76,71% số GV đánh giá là tốt.
Đa số cán bộ quản lý nghiêm khắc trong việc yêu cầu Tổ trưởng chuyên môn báo cáo thường xuyên về nội dung và kết quả sinh hoạt của tổ. Nhưng vẫn được khoảng 13,7% GV đánh giá ở mức trung bình.
Biện pháp yêu cầu tổ chuyên môn tổ chức các hoạt động khác nhằm bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV được cho là cần thiết. Tóm lại, hoạt động của các tổ chuyên môn về thực tế còn nặng về công tác phổ biến những yêu cầu của nhà trường, những công việc mới của nhà trường cần triển khai thực hiện, nội dung sinh hoạt phong phú, chưa đầu tư thỏa đáng về thời gian cũng như tâm huyết cho nội dung sinh hoạt chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, những phát triển mới trong dạy học...
2.4.6. Thực trạng quản lý đổi mới phương pháp dạy học môn toán Trường THPT Vũ Tiên
Căn cứ vào điều kiện thực tế của nhà trường, nhận thức đánh giá một cách khách quan về hoạt động dạy học của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh về công tác quản lý đổi mới phương pháp dạy học của Hiệu trưởng. Đồng thời qua việc trao đổi, dự giờ, dự sinh hoạt chuyên môn xem xét các hoạt động phục vụ dạy và học như thư viện, thực hành thí nghiệm tại nhà trường tác giả nhận thấy đa số ý kiến cho rằng việc đổi mới phương pháp dạy học sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Thế nhưng, trong thực tế nhiều giáo viên ngại đầu tư vào bài soạn, sử dụng thiết bị dạy học chưa thành thạo, những giáo viên có tuổi nghề cao thì hạn chế về mặt tin học. Hơn thế nữa, việc đổi mới phương pháp dạy học trong những năm gần đây chưa được Hiệu trưởng nhà trường quan tâm đúng mức, nhất là bồi
60
dưỡng kỹ năng sư phạm chưa được tiến hành một cách thường xuyên gắn với công tác thi đua khen thưởng chưa kịp thời và đúng lúc.
Theo quan niệm của một số giáo viên có kinh nghiệm trong nghề một tiết học được coi là đổi mới khi thể hiện được 3 khâu: Không thể hiện sự đọc chép; Giao việc cho học sinh làm; Sử dụng đồ dùng dạy học. Như vậy trong việc đổi mới phương pháp dạy học công việc đầu tiên của người GV cần phải đổi đó là khâu soạn bài.
Khi tiến hành thực nghiệm tại tổ bộ môn toán, tác giả đã dự một số giờ trên lớp, tuy đã có báo trước và các tiết đã có sự chuẩn bị trước khi xem giáo án có trên 63,64% số giáo viên có sử dụng câu hỏi và hệ thống hoạt động của thầy và trò trong từng phần, mục. Nhưng kỹ năng soạn bài theo hướng phát huy tính độc lập, chủ động và sáng tạo của học sinh, kỹ năng soạn bài theo hướng dạy để học sinh tự học, hầu như chưa được sử dụng trong bài giảng. Việc dạy trên lớp của GV: Gần 40 % các tiết dạy đều diễn ra theo cách cũ, thầy giảng trò nghe ghi chép tái hiện. Thậm chí có những tiết dạy đều diễn ra theo cách cũ, thầy giảng, trò nghe ghi chép tái hiện. Thậm chí có những tiết dạy GV đọc những gì ghi tóm tắt trong SGK. Chưa tổ chức để các em thảo luận nhóm để phát hiện ra vấn đề, chưa rèn cho các em kỹ năng hợp tác với nhau...
Xét về góc độ nhận thức với cán bộ quản lý nhà trường đều có nhận thức đúng đắn và cấp thiết về việc đổi mới phương pháp dạy học, góp phần vào việc nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo. Thể hiện rõ nhất trong kế hoạch năm học khá chi tiết, kế hoạch họp Hội đồng hàng tháng cụ thể. Hiệu trưởng đã thể hiện rõ việc phân quyền cho Phó hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn điều hành hoạt động của tổ. Các tổ trưởng chuyên môn đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, thể hiện qua các buổi sinh hoạt chuyên đề, thao giảng, dự giờ, rút kinh nghiệm rèn luyện các kỹ năng dạy học theo hướng đổi mới phương pháp dạy học cho
61
GV. Qua đó về mặt nhận thức và thực hiện có thể đánh giá bước đầu cơ bản khá thuận lợi và có chuyển biến tích cực trong đội ngũ GV. Nhưng đổi mới phương pháp dạy học đây là vấn đề mới và hết sức nhạy cảm, không phải ngày một ngày hai có thể thực hiện được. Việc phân quyền, giao quyền cho Phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn của hiệu trưởng đã có, thế nhưng thực tế trong các buổi sinh hoạt chuyên đề, hội thảo ngay chính tổ chuyên môn đôi khi còn chưa hiểu hết. Chưa nói đến các buổi sinh hoạt chuyên môn còn nặng về hình thức, chưa đi vào chiều sâu, chưa trọng tâm vào những vấn đề thiết thực và cụ thể về đổi mới phương pháp dạy học. Thường chỉ dừng ở chủ trương hoặc chung chung nên dẫn đến nhiều hạn chế: Chưa phát huy được tính sáng tạo, tích cực, chủ động, của học sinh, trong học tập học sinh chưa rèn luyện được kỹ năng thực hành, chưa được làm thực hành một cách thường xuyên. GV chưa thực sự là người tổ chức, hướng dẫn học sinh học tập. Học sinh chưa có phương pháp học tập đúng đắn, thái độ động cơ học tập chưa rõ ràng. Hiện tượng học sinh học để đối phó, nhồi nhét chạy theo bằng cấp, thành tích còn phổ biến.
Bảng 2.7: Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học môn toán của GV ở Trường THPT Vũ Tiên. TT Tên PPDH Mức độ sử dụng Thường xuyên (%) Khá thường xuyên (%) Thỉnh thoảng (%) Không sử dụng (%) 1 Thuyết trình 38,46 46,15 15,39 0 2 Vấn đáp, đàm thoại 38,46 53,85 7,69 0
3 Phát hiện và giải quyết vấn đề 38,46 38,46 23,08 0
4 Làm việc nhóm 30,77 30,77 38,46 0
5 Phương pháp làm bài tập 46,15 46,15 7,7 0
Qua bảng đánh giá các phương pháp dạy học của GV thì thấy số GV dùng phương pháp thuyết trình còn nhiều ngang bằng với phương pháp vấn đáp đàm thoại và phát hiện giải quyết vấn đề, phương pháp làm bài tập được
62
GV coi trọng , phương pháp làm việc nhóm cũng được nhiều GV qua tâm. Do đó để thay đổi cách dạy cũ không phải là việc quá khó khăn.
Bảng 2.8: Sự quan tâm của lãnh đạo đối với các biện pháp quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn toán.
TT Nội dung Rất quan tâm (%) Bình thường (%) Không quan tâm (%) 1
Sự tuyên truyền về vai trò, tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học môn học toán?
76,92 23,08 0
2 Đầu tư CSVC, TBDH ? 38,46 46,16 15,38 3 Chỉ đạo đổi mới phương pháp
dạy học? 76,92 23,08 0
4 Mời chuyên gia bồi dưỡng
nghiệp vụ cho GV? 46,15 38,46 15,39
5
Kiểm tra, đánh giá, khen thưởng, phê bình việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học của GV
38,46 38,46 23,08
2.4.7. Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
Kết quả điều tra cho thấy Hiệu trưởng phổ biến đến GV các văn bản quy định về chế độ kiểm tra, cho điểm xếp loại học sinh và kiểm tra sổ điểm, học bạ được thực hiện thường xuyên và khá tốt, đặc biệt các GV trẻ mới giảng dạy được hướng dẫn và yêu cầu thực hiện khá nghiêm túc. Tuy nhiên việc kiểm tra đột xuất ở các tổ bộ môn hầu như được thực hiện rất ít. Trong thực tế, kiểm tra định kỳ không phản ánh hết được ánh ý thức trách nhiệm
63
của người GV. Có GV gần hết học kỳ mà vẫn chưa hoàn thành số lần điểm mỗi học sinh cần phải có trong một học kỳ, khi đến cuối học mới kiểm tra dồn dập học sinh làm cho các em lúng túng căng thẳng, thậm chí còn ảnh hưởng đến bài kiểm tra.
Qua điều tra 100% cán bộ quản lý cho rằng việc quy định thời điểm kiểm tra các môn trong học kỳ và cả năm là cần thiết, đây cũng là yêu cầu bắt buộc trong quy chế chuyên môn. Việc theo dõi chấm bài cho học sinh, trả bài cho học sinh đúng quy chế cũng được coi là cần thiết. Tuy nhiên kết quả thực hiện ở hai mặt này còn có những hạn chế, thể hiện ở tỷ lệ GV cho là thực hiện chưa tốt còn cao. Lý do chủ yếu dẫn đến kết quả trên là biện pháp quản lý của Hiệu trưởng và cán bộ quản lý chưa chặt chẽ. Thực trạng hiện nay cho thấy nhiều GV chấm bài học sinh còn mang nặng cảm tính, chấm bài chỉ có điểm số mà không có sửa chữa, lời phê từng bài cho học sinh. Thậm chí có nhiều GV không trả bài đúng hạn, có GV cuối kỳ mới trả bài cho học sinh. Những vấn đề này nếu được các GV nghiêm túc thực hiện sẽ có tác dụng thúc đẩy động cơ và thái độ học tập của học sinh, thông qua kết quả bài kiểm tra, học sinh tự đánh giá được mức độ nỗ lực cố gắng học tập của mình, từ đó mà rút kinh nghiệm và tự điều chỉnh được thái độ học tập của bản thân.
2.4.8. Thực trạng quản lý hoạt động học của học sinh
Để thành công trong việc quản lý hoạt động học của học sinh người quản lý phải:
Một là: Biên chế lớp một cách hợp lý, khoa học đảm bảo đồng đều giữa các lớp. Phân công GV chủ nhiệm lớp phù hợp với năng lực của GV, đó là những GV có năng lực, chuyên môn cao, nhiệt tình, phẩm chất đạo đức tốt, có khả năng tổ chức, chỉ đạo các hoạt động tập thể. Chỉ đạo GV chủ nhiệm xây dựng nề nếp, các quy định cụ thể và kiện toàn cơ cấu cán bộ lớp,
64
cán bộ lớp phải là học sinh có học lực khá, có năng lực tổ chức nhiệt tình, nhanh nhẹn tháo vát. Chỉ đạo tổ chức họp phụ huynh đầu năm học để nhà trường, GV chủ nhiệm thống nhất với phụ huynh nắm được kế hoạch và phương hướng, nhiệm vụ năm học của nhà trường, thông qua họp phụ huynh nhà trường và GV chủ nhiệm thống nhất với phụ huynh các biện pháp giáo dục học sinh của lớp trong năm học.
Hai là: Chỉ đạo GV chủ nhiệm lớp đầu năm học cho học sinh của lớp mình học tập các nội quy, quy định của nhà trường và đoàn thể, các quy định của lớp, đồng thời cho học sinh học tập nhiệm vụ của người học sinh THPT, tiêu chuẩn đánh giá về đạo đức và văn hóa do Bộ GD& ĐT ban hành.
Ba là: Lập kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, trong kế hoạch thể hiện được thời gian thực hiện công tác này, dự kiến nhân sự, người phụ trách công tác, thông báo kế hoạch trong hội đồng giáo dục nhà trường và thông báo cho học sinh kế hoạch cụ thể. Tuy nhiên qua kết quả điều tra, nhà trường chưa thực hiện triệt để nội dung quản lý này, Hiệu trưởng mới chỉ quan tâm bồi dưỡng học sinh giỏi chứ chưa triển khai phụ đạo học sinh yếu kém.
Bốn là: Thông qua sổ liên lạc GV chủ nhiệm thông báo cho cha mẹ HS tình hình học tập của con em mình trên lớp, đồng thời qua cha mẹ HS, GV chủ nhiệm nắm bắt được tình hình học tập ở nhà trường của học sinh, để từ đó có biện pháp uốn nắn kịp thời và thống nhất với cha mẹ HS trong việc quản lý hoạt động học của học sinh nhằm đạt được kết quả cao. Nhà trường đã có nhiều cố gắng trong việc chỉ đạo hoạt động học của học sinh theo kế hoạch của nhà trường, song vẫn còn một số hạn chế: Sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục học sinh chưa được quan tâm đúng mức. GV chủ nhiệm chưa duy trì thường xuyên việc thông báo tình hình học tập của học sinh qua sổ liên lạc. Sự phối hợp giữa GV chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên trong nhà trường trong việc quản lý hoạt động
65
học của học sinh chưa đồng bộ. Việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém mặc dù đã có kế hoạch nhưng chưa được thực hiện, mới chỉ quan tâm đến bồi dưỡng học sinh giỏi.
Bảng 2.9: Nội dung quản lý hoạt động học của học sinh
TT Nội dung quản lý hoạt động học của học sinh Nhận thức của cán bộ quản lý Mức độ thực hiện Rất cần thiết (%) Cần thiết (%) Không cần thiết (%) Làm tốt (%) Làm chưa tốt (%) Chưa làm (%)
1 Chỉ đạo GVCN xây dựng nền nếp, kiện
toàn cơ cấu tổ chức lớp 93,75 6,25 0 82,19 17,81 0
2 Giáo dục ý thức, động cơ thái độ và
phương pháp học tập cho HS 56,25 43,75 0 54,79 45,21 0 3 Xây dựng những quy định cụ thể về nền nếp học tập trên lớp, nền nếp tụ học cho HS 87,5 12,5 0 56,16 43,84 0 4
Chỉ đạo, tổ chức họp cha mẹ HS đầu năm, giữa kỳ, cuối kỳ, cuối năm để thông báo tình hình học tập và thống nhất hình thức giáo dục
81,25 18,75 0 56,16 41,1 2,74
5
Chỉ đạo phối hợp giữa GVCN, GVBM, Đoàn thanh niên trong quản lý hoạt động học của HS
68,75 31,25 0 43,84 50,68 5,48
6 Tổ chức bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS
yếu 87,5 12,5 0 52,05 47,95 0
Từ kết quả khảo sát tác giả nhận thấy, đa số CBQL, GV trong Trường THPT Vũ Tiên đã triển khai tốt việc quản lý các hoạt động học của HS. Cụ thể:
66
Một là: Vấn đề biên chế lớp học được thực hiện hợp lý, khoa học và đồng đều giữa các lớp. Phân công GVCN lớp phù hợp với năng lực GV, đó là những GV tâm huyết, có năng lực chuyên môn, nhiệt tình, có khả năng chỉ đạo các hoạt động tập thể. Nhà trường đã chỉ đạo GVCN lớp xây dựng nền nếp, kiện toàn tổ chức lớp học. Chỉ đạo học phụ huynh đầu năm để thông báo kế hoạch, phương hướng, nhiệm vụ của nhà trường trong năm học tới phụ huynh học sinh, đồng thời thống nhất hình thức giáo dục học sinh của lớp, trường trong năm học.
Hai là: Về lập kế hoạch bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém, các nhà trường đều có kế hoạch thực hiện nội dung này: Dự kiến nhân sự, người phụ trách công tác, thông báo kế hoạch trong hội đồng giáo dục nhà trường và thông báo kế hoạch tới HS. Tuy nhiên, qua điều tra tác giả nhận thấy các trường chưa thực hiện triệt để nội dung này, đa số các Hiệu trưởng chỉ quan tâm tới công tác bồi dưỡng HS giỏi chứ chưa triển khai phụ đạo HS yếu kém.
Ba là: Về vấn đề phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong giáo dục HS, các trường đã có nhiều cố gắng trong việc điều tra nắm bắt thông tin về học sinh, gia đình HS để có biện pháp quản lý HS hiệu quả.
2.5. Đánh giá thực trạng
2.5.1. Mặt mạnh
Về mặt tác động tới nhận thức của giáo viên