Biện pháp 6: Tổ chức bồi dưỡng cho học sinh phương pháp giải các

Một phần của tài liệu Quản lý đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở trường trung học phổ thông Vũ Tiên, Vũ Thư, Thái Bìn (Trang 94)

dạng bài tập tự luận môn toán

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Giải bài tập tự luận môn toán có tác dụng lớn trong việc phát triển tư duy, rèn trí thông minh cho học sinh, đặc biệt là rèn năng lực tư duy linh hoạt, nhanh nhạy sắc bén. Giải bài tập tự luận giúp GV và học sinh đánh giá kết quả dạy học một cách toàn diện để có kế hoạch điều chỉnh và cải tiến phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy và học.

Để giúp học sinh có kỹ năng, phương pháp giải các bài tập khó, có gợi ý cách giải, giúp cho học sinh dễ dàng tiếp cận bài toán mà không phải lo ngại.

3.2.6.2. Nội dung biện pháp

Tổ trưởng chuyên môn yêu cầu GV nêu những nội dung trọng yếu nhất giúp học sinh củng cố lại kiến thức đã học một cách hệ thống. Bên cạnh những kiến thức căn bản GV còn bổ sung vào những lưu ý, bài tập áp dụng, luyện tập các dạng bài tập thường gặp và phương pháp giải chúng. GV phải nhắc nhở học sinh là tất cả các bài tập trong chương trình giảng dạy chính khóa của nhà trường các em phải tự làm trước khi xem phần hướng dẫn.

Hiệu trưởng chỉ rõ cho GV là nêu cụ thể từng phương pháp giải toán tự luận cho từng khối lớp để học sinh nắm được từng phần rõ ràng.

Tùy vào từng đối tượng học sinh mà áp dụng các phương pháp khác nhau.

Yêu cầu với các dạng bài phải đưa ra với 3 mức độ khác nhau: Mức 1 là: Học sinh hiểu, Mức 2 là: Học sinh biết, Mức 3 là: Học sinh làm bài tập vận dụng.

86

Nhà trường phân rõ từng đối tượng học sinh theo lớp học để bố trí GV dạy hợp lý. Với các lớp học chuyên sâu BGH sẽ bố trí cho học sinh học thêm các buổi chuyên đề vào 1 hoặc 2 buổi chiều trong tuần.

Tổ trưởng chuyên môn có trách nhiệm phân công GV hợp lý theo trình độ chuyên môn của từng người và theo nguyện vọng của GV trong tổ.

Tổ trưởng chuyên môn sẽ đưa ra lịch và nội dung các buổi sinh hoạt chuyên đề hàng tháng nhằm giúp GV trong tổ có định hướng dạy các dạng bài dạy phù hợp với học sinh của mình.

Hiệu trưởng lên lịch kiểm tra khảo sát của từng khối học để GV có sự chuẩn bị ra đề kiểm tra phù hợp và kịp tiến độ.

Hiệu trưởng nắm kết quả khảo sát của học sinh để điều chỉnh chương trình dạy hợp lý cho GV và có kế hoạch bồi dưỡng phù hợp hơn với từng đối tượng học sinh.

3.2.6.4. Điều kiện thực hiện

HS nắm được các dạng bài tập và cách làm của từng dạng bài. GV hướng dẫn HS phân loại và hướng dẫn trong khi làm bài tập tự luận.

Tổ trưởng tổ toán phải có kế hoạch giao cho GV thường xuyên bổ sung đề kiểm tra cho ngân hàng đề thi đảm bảo tính chính xác và cập nhật kiến thức.

Trên đây là một số biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý hoạt động đổi mới PPDH môn toán ở trường THPT Vũ Tiên, Vũ Thư. Các biện pháp mà tác giả đưa ra có mối quan hệ biện chứng với nhau, biện pháp này là tiền đề của biện pháp kia hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau trong hệ thống tổng thể của nhà trường. Vì vậy, để thực hiện tốt việc quản lý đổi mới PPDH môn toán trong nhà trường phổ thông thì cần thực hiện hài hòa, đồng bộ các biện pháp trên.

87

3.3. Khảo nghiệm về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất

3.3.1. Mục đích khảo nghiệm

Nhằm bước đầu đánh giá khả thực thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học toán ở Trường THPT Vũ Tiên tôi đã tiến hành khảo nghiệm ở một số đối tượng với một số điều kiện và trong một khoảng thời gian cho phép. Mục đích của khảo nghiệm là để bổ sung, điều chỉnh giúp hoàn chỉnh hơn các biện pháp và tiến đến khẳng định tính thực thi của biện pháp. Trên cơ sở đó về sau khi có đủ các điều kiện thuận lợi sẽ tiến hành thử nghiệm khoa học.

3.3.2. Đối tượng khảo nghiệm

Khảo nghiệm bằng cách phát phiếu hỏi với 16 cán bộ quản lý của các Trường THPT và 13 GV dạy môn toán ở Trường THPT Vũ Tiên trong năm học 2012-2013.

3.3.3. Nội dung khảo nghiệm

Bảy biện pháp quản lý hoạt động đổi mới PPDH môn toán được đề xuất ở trên.

3.3.4. Kết quả khảo nghiệm

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và phân tích thực trạng quản lý thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn toán ở Trường THPT Vũ Tiên, Vũ Thư, tác giả đã đưa ra 6 nhóm biện pháp quản lý cơ bản nhằm góp phần nâng cao kết quả hoạt động dạy học môn toán ở trường. Do thời gian có hạn, tác giả chưa có điều kiện để kiểm chứng các biện pháp đề xuất. Vì vậy để tăng tính khách quan tác giả đã tiến hành khảo sát ở Trường THPT Vũ Tiên với 13 GV toán và 16 cán bộ quản lý về mức độ khả thi và cấp thiết của các biện pháp đã nêu ra. Kết quả thể hiện trong bảng 3.1 sau đây:

88

Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp quản lý đề xuất. Số TT Tên biện pháp Tính cấp thiết — X Thứ bậc RCT CT Không CT 1 Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp

vụ cho GV toán ở Trường THPT Vũ Tiên.

28 1 0 2,97 1

2 Đổi mới nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn phù hợp với đặc trưng môn toán.

24 5 0 2,83 3

3 Tổ chức phong trào tự học, tự bồi dưỡng cho đội ngũ GV toán.

22 7 0 2,76 4

4 Chỉ đạo ứng dụng đa phương tiện trong dạy học toán ở trường THPT.

18 11 0 2,62 6

5 Quản lý hoạt động học hướng vào rèn luyện cho học sinh năng lực tự học.

20 9 0 2,69 5

6 Tổ chức bồi dưỡng cho học sinh phương pháp giải các dạng bài tập môn toán.

89

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất.

Số TT Tên biện pháp Tính khả thi — X Thứ bậc Khả thi Ít khả thi Không khả thi 1

Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho GV toán ở Trường THPT Vũ Tiên

28 1 0 2,97 1

2 Đổi mới nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn

phù hợp với đặc trưng môn toán. 21 8 0 2,74 4

3 Tổ chức phong trào tự học, tự bồi dưỡng cho

đội ngũ GV toán. 23 6 0 2,73 3

4 Chỉ đạo ứng dụng đa phương tiện trong dạy

học toán ở trường THPT. 17 10 2 2,52 6

5 Quản lý hoạt động học hướng vào rèn luyện

cho học sinh năng lực tự học. 18 10 1 2,59 5

6 Tổ chức bồi dưỡng cho học sinh phương

pháp giải các dạng bài tập môn toán. 25 4 0 2,86 2

Nhận xét: Qua quá trình nghiên cứu, khảo nghiệm, tác giả thu nhận được kết quả khả quan như bảng trên. Các ý kiến đều cho rằng 6 biện pháp đề suất đều có tính khả thi cao. Biện pháp 1 xếp thứ 1, biện pháp thứ 6 xếp thứ 2,thứ bậc 3 là biện pháp thứ 2 tiếp đó là mức độ khả thi của các biện pháp 3,5,4. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động dạy và học toán ở Trường THPT Vũ Tiên, CBQL, GV và học sinh còn gặp phải những khó khăn nhất định. Bên cạnh việc CBQL nhà trường phải đổi mới một cách năng động hơn các biện pháp quản lý có hiệu quả trực tiếp thì chất lượng giáo dục đào tạo của trường còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan. Trong những năm gần đây, Trường THPT Vũ Tiên đã tạo dựng nền nếp dạy, nề nếp học tốt, kết quả đào tạo có những thành công đáng kể. Chắc chắn những năm tới, được sự quan tâm của huyện của

90

tỉnh Thái Bình, với sự quyết tâm của CBQL, GV và học sinh nhà trường kết quả đào tạo của trường có nhiều khởi sắc.

Kết luận chƣơng 3

Xuất phát từ thực tiễn hoạt động dạy học toán ở Trường THPT Vũ Tiên, qua nghiên cứu lý luận và trước yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông môn toán, tác giả đã bổ sung và hoàn thiện các biện pháp quản lý. Những biện pháp mà tác giả nêu ra chưa phải là tất cả các biện pháp để hoàn thiện toàn bộ quá trình dạy học toán nhưng nó cũng là những biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế và nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học bộ môn này.

Các biện pháp đề xuất trên đây không phải hoàn toàn mới, có những biện pháp nằm trong kế hoạch của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT nhưng vấn đề chính là đã được thử nghiệm và vận dụng sáng tạo sát với tình hình thực tế ở Trường THPT Vũ Tiên. Thực tế khảo nghiệm nêu trên chỉ là những bước khởi đầu của kết quả áp dụng những biện pháp quản lý hoạt động đổi mới PPDH ở Trường THPT Vũ Tiên, Vũ Thư, chắc chắn cần phải có thời gian để triển khai và phát triển trong những năm học tiếp theo.

Qua khảo nghiệm kết quả nhận được cho thấy cả 6 biện pháp quản lý trên đều có tính cấp thiết và khả thi có thể áp dụng trong quản lý hoạt động dạy học môn toán.

91

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Luận văn với đề tài ―Quản lý đổi mới phương pháp dạy môn Toán ở Trường Trung học phổ thông Vũ Tiên, Vũ Thư, Thái Bình‖ đã nghiên cứu có hệ thống cơ sở lý luận quản lý, quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, quản lý hoạt động dạy học, quản lý hoạt động dạy học toán trong nhà trường THPT.

Thông qua việc khảo sát, đánh giá về thực trạng quản lý dạy học môn toán của Trường THPT Vũ Tiên cho thấy mặc dù nhà trường đã có những biện pháp nhằm quản lý tốt công tác này song còn một số biện pháp chưa được chú trọng cũng như việc thực hiện các biện pháp còn chưa đồng bộ, liên tục, đôi khi còn thiếu sự nhất quán.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn tác giả đã đề xuất 6 nhóm biện pháp nhằm thúc đẩy, tạo những bước tiến mới trong công tác quản lý hoạt động dạy học toán tại nhà trường. Các nhóm biện pháp đó là:

- Bồi dưỡng năng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho GV toán ở Trường THPT Vũ Tiên.

- Đổi mới nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn phù hợp với đặc trưng môn học.

- Tổ chức phong trào tự học, tự bồi dưỡng cho đội ngũ GV toán. - Chỉ đạo ứng dụng CNTT, Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện đại, XD phòng học đa phương tiện trong dạy học toán ở trường THPT.

- Quản lý hoạt động học của học sinh hướng vào rèn luyện cho học sinh năng lực tự học, tư duy độc lập, sáng tạo trong học tập toán.

- Đổi mới về phương pháp giải các dạng bài tập.

Vẫn biết rằng thực tế còn nhiều khó khăn, trở ngại và không phải thực hiện tất cả những biện pháp trên đều dễ dàng và mang lại hiệu quả cao ngay. Cần phải có thời gian và đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý và GV

92

phải có tinh thần trách nhiệm cao để quản lý hoạt động dạy học toán ngày một chất lượng, đáp ứng được mục tiêu đào tạo của nhà trường trong xu thế hội nhập.

2. Khuyến nghị

Đối với sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình

- Chỉ đạo và tạo điều kiện tốt nhất để các trường thực hiện được kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho GV, tạo ra các cơ hội để GV môn toán có cơ hội được gặp gỡ, trao đổi chuyên môn, nên thường xuyên tổ chức hội thảo theo chuyên đề để cả người dạy và người dự giờ được giao thoa, cọ xát giúp nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên. Tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học của các nhà trường.

- Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng GV toán về phương pháp dạy học môn toán, đặc biệt là các thiết bị đa phương tiện.

Đối với Trường THPT Vũ Tiên, Vũ Thư, Thái Bình

Các CBQL và GV nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ được giao trong quản lý và giảng dạy bộ môn. Đặc biệt đội ngũ CBQL, GV có nhiều kinh nghiệm, có năng lực chuyên môn nghiệp vụ giỏi phải là những người gương mẫu đi đầu trong công việc, trong đột phá về thay đổi tư duy, lề lối và phương pháp làm việc sao cho khoa học, hiện đại, năng động, tích cực và khách quan hơn để CB, GV của trường lấy đó làm động lực, tác nhân hỗ trợ họ trong công tác giảng dạy ngày càng có hiệu quả hơn.

93

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tổng kết năm học 2010-2011; 2011-2012; 2012-2013; Trường THPT Vũ Tiên, Vũ Thư.

2. Bộ giáo dục và đào tạoĐiều lệ trường Trường trung học phổ thông.

3. Đặng Quốc Bảo (1997) Một số khái niệm quản lý giáo dục. Trường CBQL giáo dục đào tạo.

4. Đặng Quốc Bảo (1995) Một số tiếp cận mới về khoa học quản lý và việc vận dụng vào quản lý giáo dục. Trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo Trung ương I, Hà Nội.

5. Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Đắc Hƣng (2004). Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai - Vấn đề và giải pháp. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Nguyễn Đức Chính (2008), Chất lượng trong giáo dục và quản lý chất lượng trong giáo dục, Tài liệu bài giảng cao học QLGD, Hà Nội.

7. Nguyễn Quốc Chí- Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học quản lý, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

8. Nguyễn Bá Dƣơng (1999), Tâm lý học quản lý dành cho người lãnh đạo, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học,

NXBGD.

10. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, NXBGD.

11. Phạm Minh Hạc (1998), Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục,

Hà Nội.

12. Phạm Minh Hạc (1991), Góp phần đổi mới tư duy giáo dục, Hà Nội. 13. Đặng Xuân Hải (2010), Tập bài giảng về quản lý sự thay đổi trong

giáo dục, Chuyên đề cao học QLGD, Hà Nội.

94

15. Nguyễn Thị Phƣơng Hoa (2009), Lý luận dạy học hiện đại, Chuyên đề cao học QLGD, Hà Nội.

16. Phó Đức Hòa – Ngô Quang Sơn (2008), Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tích cực. NXBGD.

17. Đặng Vũ Hoạt- Hà Thế Ngữ (1998), Giáo dục học. NXBGD.

18. Đặng Thành Hƣng (2002), Dạy học hiện đại(lý luận-biện pháp-kỹ thuật). NXB ĐH Quốc gia Hà Nội.

19. Kiều Thế Hƣng (1999), Hệ thống thao tác sư phạp trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông trung học. NXB ĐH Quốc gia Hà Nội.

20. Trần Bá Hoành (2007). Định hướng nghiên cứu về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên giai đoạn 2007-2010. Tạp chí giáo dục, Hà Nội.

21. Hồ Chí Minh toàn tập(1990). Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

22. Trần Kiểm. Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục.

NXB Giáo dục, Hà Nội.

23. Trần Kiểm- Bùi Minh Hiền (2006), Giáo trình cao học chuyên ngành quản lý giáo dục: Quản lý lãnh đạo nhà trường.

24. Phan Ngọc Liên (1994). Một số vấn đề về lý luận và thực tiễn về phương pháp dạy học lịch sử hiện nay. Bộ GD&ĐT, Vụ giáo viên xuất bản, Hà Nội. 25. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2003). Người giáo viên thế kỷ XXI: Sáng tạo-

Hiệu quả. Tạp chí dạy và học ngày nay(7), Hà Nội.

26. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2008), Tâm lý học quản lý, Tài liệu bài giảng cao học QLGD, Hà Nội.

27. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2008), Quản lý nguồn nhân lực, Tài liệu bài giảng cao học QLGD, Hà Nội.

28. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1990), Giáo dục học, Tập 1 - 2, NXB

Một phần của tài liệu Quản lý đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở trường trung học phổ thông Vũ Tiên, Vũ Thư, Thái Bìn (Trang 94)