6. Cấu trúc đề tài
3.3.2. Kết cấu buông lửng để ngỏ
Kết cấu buông lửng là kiểu kết thúc mở, kết thúc vẫy gọi – một trong những biểu hiện của kiểu kết cấu mang tính chất hiện đại của tiểu thuyết nông thôn nói riêng và của tiểu thuyết đương đại nói chung. Kiểu kết cấu này tạo ra ở người đọc suy nghĩ, liên tưởng và những xúc cảm bất ngờ, bởi sự thực đã không diễn ra theo logic hiện thực cuộc sống. Buông lửng là cách nhà văn đưa ra đối thoại ngầm và gợi sự sáng tạo ở độc giả. Đồng thời, tạo nên những tình huống làm thay đổi suy nghĩ, sự nhận thức của người đọc buộc họ phải quay trở lại với nhiều tình tiết, chi tiết của truyện mới có thể lý giải, nắm bắt được. Kết cấu buông lửng đã làm thay đổi lối tư duy đón nhận theo kiểu khép kín, tĩnh tại và kết thúc có hậu đã ngự trị trong một
104
thời gian dài. Tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma, Ma làng và Dòng sông
mía đã thể hiện rõ nhất cho kiểu kết cấu này.
Mở đầu Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường) là một không khí ảm đạm bởi nạn đói giáp hạt bao trùm phủ khắp không gian xóm Giếng Chùa:
Không khí đó được gia tăng bằng nhiều tiếng khóc lẫn những tiếng cười nửa chua chát nửa ngậm ngùi của nhiều thế hệ trong cái xóm Giếng Chùa.[58; 475]. Tác
phẩm kết thúc bằng hai từ “Em khóc!.” Người đọc phải huy động tối đa trí tưởng
tượng trong câu hỏi tác giả đưa ra để lựa chọn cách khép lại câu chuyện. Truyện kết thúc nhưng câu chuyện của Tùng và Đào rõ ràng vẫn còn tiếp tục như chính cuộc
sống vẫn đang trôi chảy rộn ràng ngoài đời. Và kết thúc tác phẩm Dòng sông mía,
tác giả vẫn còn bỏ ngỏ nhiều điều sau khi Khuê nhận được tình yêu của Mận ấp ủ từ lúc còn bé đến bây giờ vẫn còn vẹn nguyên. Ngay lúc đó, Mận chạy về phía bến sông Châu Giang lao vút xuống dòng nước: “Mận bỗng đẩy mạnh Khuê ra vùng
dậy…chạy về phía bến sông…Mận đã lấy đà như bay lên, lao vút xuống dòng nước tối đen…Khuê hộc lên một tiếng bàng hoàng, rồi cứ thế…rướn lên lấy đà quăng mình vào dòng nước…Một loáng sau trong ánh chóp xa giống một đường vẽ rối trên bầu trời bỗng thấy hai cái đầu nhấp nhô bơi đuổi nhau trên mặt sóng” [53; 528-529]. Tác phẩm kết thúc nhưng cứ day dứt trong lòng người đọc bởi không hề hay biết Mận và Khuê có còn sống hay không? Vì sao Mận lại nhảy xuống sông tự vẫn? và nếu còn sống, hai người có thể đến với nhau không? Họ đi về đâu, cuộc sống ở phía trước ra sao?
Đoạn cuối Ma làng sau bao thăng trầm, vượt qua tất cả, tác giả cũng hứa hẹn về cái kết có hậu của cặp đôi Nghiệp – Mưa, dù “Chuyện của Mưa với anh Nghiệp cả làng biết rồi. Số phận se cho chúng mình đến với nhau, chỉ ngại ông bố mình thôi” nhưng đọc hết tác phẩm chắc hẳn ai cũng sẽ có một niềm tin vững chắc vào cuộc sống hạnh phúc hứa hẹn giữa cặp đôi trai tài gái sắc này.
Nhà văn Nguyễn Khắc Trường, Trịnh Thanh Phong và Đào Thắng đã hiểu rõ “sức mạnh của cú đấm nghệ thuật là thuộc về đoạn cuối” (D.Furmanop) nên đã tạo
105
ra một khoảng trống kết thúc bất ngờ, chứa đựng nhiều kịch tính, nhiều sức gợi, gây ấn tương sâu xa trong lòng người đọc. Trong nhiều trường hợp, tác giả thêm vào những đoạn bình luận sau khi kết thúc truyện mang màu sắc triết lí, tạo nên dư ba trong lòng độc giả. Ở Dòng sông mía, sau khi Mận và Khuê nhảy xuống dòng sông Châu Giang, liền sau đó, nhân vật “tôi” – tác giả đã bình luận: “Liệu hai người có
còn sống, tìm thấy nhau để nói với nhau những lời đền đáp. Hoặc họ có thể cùng chết trong đêm nay nếu người đàn bà kia quyết trẫm mình, điều đó con bò dù tinh khôn đến đâu cũng không thể biết được” [53; 259]. Truyện khép lại với nhiều ấn tượng, nhiều phỏng đoán trước về những vấn đề có thể xảy ra.
Như vậy, kết cấu trong hai tiểu thuyết này đã có những biến chuyển rõ rệt, từ kết cấu đầy đủ, chặt chẽ theo truyền thống (kết cấu đơn tuyến) đến những kết cấu “mới” (kết cấu lắp ghép, kết cấu mở). Sự đổi thay này chứng tỏ quá trình tìm tòi, thử nghiệm, đổi mới không ngừng của Nguyễn Khắc Trường, Trịnh Thanh Phong và Đào Thắng, góp phần đem lại cho tiểu thuyết viết về nông thôn một bộ mặt mới, phù hợp với phong cách thời đại, phong cách cá nhân.
Có thể nói, kết cấu theo lối mở đầu đột ngột và kết thúc dở dang trong tiểu thuyết nông thôn giai đoạn này đã làm thay đổi hẳn lối tư duy sáo mòn (kết thúc có hậu), đáp ứng được thị hiếu thẩm mĩ của độc giả. Sự cách tân đáng kể về kết cấu để ngỏ không chỉ thể hiện sự nghiêm túc, tài năng, tâm huyết của nhà văn, khẳng định tư duy con người Việt Nam đang đổi thay, cách nhìn, cách đánh giá của họ cũng trở nên đa chiều và khách quan hơn, mà còn khẳng định được tính hiện đại của tiểu thuyết nông thôn trong quá trình tiệm cận với văn chương thế giới.
Tiểu thuyết viết về nông thôn sau năm 1986 đã có sự kế thừa và đổi mới phương thức biểu hiện, điều này khiến nó đảm đương được sứ mệnh thiêng liêng của nghệ thuật là tái tạo cuộc sống như nó vốn có. Các nhà văn đã đưa ngôn ngữ nông thôn mang đặc trưng riêng vào tác phẩm nghệ thuật, để lại dấu ấn sáng tạo trên từng trang sách. Tính đa giọng điệu thể hiện được thực tế đời sống biến động không ngừng, nơi mà con người phải đối mặt với các tình huống khác nhau để
106
cảm nhận về hiện thực và con người ở một triết lý mới – triết lý nhân bản. Việc mở rộng hiện thực đi liền với sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người đã làm phá vỡ kiểu kết cấu truyền thống và sáng tạo nhiều kết cấu mới. Qua đó, tạo sắc điệu mới cho tiểu thuyết viết vè đề tài này, góp phần tiết cận đời sống nông thôn bằng hình tượng nghệ thuật đặc sắc, độc đáo. Đó cũng là chỗ mới lạ của tiểu thuyết về nông thôn sau năm 1986 trong hành trình hiện đại hóa thể loại và đổi mới tư duy nghệ thuật.
107
KẾT LUẬN
Khi thực hiện đề tài của mình, chúng tôi nhận thấy và làm sáng tỏ cảm hứng bao trùm hiện thực cuộc sống và thế giới nhâ vật trong ba tiểu thuyết... là cảm hứng nhận thức lại thực tại và phản ảnh thực tại một cách thành thực nhất. Không phải khi thoát khỏi xu hướng tô hồng, các nhà văn lại bôi đen hiện thực mà tự hiện thực đời sống nông thôn hiện lên với những mảng màu phức tạp, hỗn độn. Đó là một nông thôn vừa cũ vừa mới: cũ bởi làng quê vẫn còn nhiều khó khăn, vất vả về vật chất bởi vẫn còn nhiểu hủ tục nặng nề về tinh thần, mới bởi trong đau khổ, con người đã có tinh thần đấu tranh, dám nói lên tiếng nói bảo vệ quyền lợi của mình và những người xung quanh. Đó là một nông thôn nhiều người tốt, lương thiện, song cũng có không ít kẻ xấu xa, đồi bại, mưu mô, thủ đoạn. Đó là 1 nông thôn vừa bình yên, vừa bấn loạn, rối ren. Quan sát, thấu hiểu và dám nói lên sự thực về một nông thôn chòng chành, chơi vơi giữ những ngã ba đường ấy thực sự là thành quả đầy dũng cảm của các nhà văn.
1. Nhân vật: Cùng là con người làng quê Việt Nam nhưng nhân vật trong ba
tiểu thuyết chúng tôi khảo sát mỗi người một vẻ với ngoại hình, tâm lý, hành động, tính cách riêng không ai trùng lặp ai. Họ có cái chung là đại diện cho một bộ phận người: hoặc gia trưởng hoặc tiến bộ mạnh mẽ; hoặc hiền lành tốt bụng hoặc mưu mô thủ đoạn; hoặc thông minh nhanh nhạy hoặc ngu dốt, lạc hậu. Để làm nên những con người vừa chung vừa riêng ấy các nhà tiểu thuyết rất tài hoa trong việc sử dụng ngôn ngữ (ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật). Chính ngôn ngữ đã hiện thực hóa sinh động cho sự hiện diện của con người trên từng trang viết. Trong phạm vi đề tài, chúng tôi chưa làm rõ được những sắc nét riêng của mỗi nhà văn thể hiện qua từng tiểu thuyết, mà chỉ đi khai thác các phương diện chung trên cơ sở tổng thể của 3 tác phẩm, Bởi mục đích đề tài là làm rõ được sự đổi mới về tư duy nghệ thuật được thể hiện ở phương diện biểu hiện mang tính chung cho một nhóm tác phẩm.
108
2. Đất nước ta dù đã bước vào thời kì kinh tế thị trường, tự do phát triển về mọi
mặt song thực sự vẫn còn nhiều vất vả trên con đường đang phát triển. Khi nông thôn và những người sống nơi làng quê vẫn chiếm tỉ lệ lớn trong dân số, với đời sống còn nhiều khó khăn, vất vả. còn nhiều hạn chế về nhận thức và học thức thì những tác phẩm viết về nông thôn, tiêu biểu là 3 tiểu thuyết mà đề tài nghiên cứu, tìm hiểu thực sự có ý nghĩa thời sự lớn lao khi đề cao đến sự day dứt của thời hiện đại, đó là sự giải phóng con người. Bởi lẽ con người sống nơi làng quê vẫn bị ràng buộc về hủ tục, về sự khốn khó của vật chất. Nhờ nghe, xem những tác phẩm văn học, điện ảnh mà mỗi người có thể hiểu thêm về hiện thực nông thôn, để bằng việc làm dù nhỏ cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển và thay đổi bộ mặt nông thôn Việt Nam.
3. Đề tài nông thôn là đề tài không mới nhưng cũng không bao giờ là cũ với
những người thật lòng hướng về quê hương, cội nguồn. Nhà văn Phạm Ngọc Tiến người gắn bó với các kịch bản phim truyền hình khẳng định: đề tài nôn thôn không bao giờ cạn kiệt, không bao giờ cũ. Cũ hay không là do cách nhìn, tài năng, tâm huyết của mỗi tác giả. Niềm tin của nhà văn cũng là niềm mong mỏi của nhiều bạn đọc trên đất nước Việt Nam về những sản phẩm tinh thần viết về làng quê còn nhiều nhọc nhằn, vất vả.
109
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Tuấn Anh (1996), Quá trình văn học đương đại nhìn từ góc độ thể loại. Tạp chí
văn học, (9), Tr 28-32.
2. Lại Nguyên Ân (1987), “Nội dung thể tài và sự phát triển thể loại trong nền văn
học Việt Nam” in trong sách Một thời đại văn học mới, Nxb Văn học, Hà Nội, Tr 97-171.
3. Lại Nguyên Ân (2004), 150 Thuật ngữ văn học, Nxb. ĐHQG Hà Nội.
4. M. Bakhtin (1992), Lý luận và thi pháp Tiểu thuyết, Trường Viết văn Nguyễn Du,
Hà Nội.
5. M. Bakhtin (1993), Những vấn đề thi pháp tiểu thuyết Đôtxtôiepxki, NXB Giáo dục,
Hà Nội.
6. Ban chấp hành hội nhà văn Việt Nam (1989), Văn học trong sự nghiệp đổi mới
(Báo cáo Đại hội IV của Hội), Báo Nhân dân, ngày 28/10.
7. Nguyễn Thị Bình (2007), Văn xuôi Việt Nam 1975 – 1995. Những đổi mới cơ bản,NXB Giáo dục, Hà Nội.
8. Nguyễn Thị Bình (2003), Một vài nhận xét về quan niệm hiện thực trong văn xuôi
nước ta từ sau 75. Tạp chí Văn học, (8), T.24-27.
9. Trần Cương (1995), Nhìn lại văn xuôi viết về nông thôn từ sau những năm 80, Tạp
chí Văn học, (4), Tr.34-36.
10. Trần Cương (1995), Văn xuôi viết về nông thôn trước thời kỳ đổi mới (1986),Tạp
chí Văn học số 12.
11. Trần Cương (1995), Nhân vật nông dân trong một số tác phẩm văn xuôi thời kỳ đổi
mới, Tạp chí văn hóa nghệ thuật, số 12.
12. Trần Cương (1995), Văn xuôi viết về nông thôn từ nửa sau những năm 80, Tạp chí
110
13. Hồng Diệu (195), Về mảnh đất lắm người nhiều ma, Văn nghệ quân đội, số 1.
14. Hồng Diệu (1991), Về mảnh đất lắm người nhiều ma, Văn nghệ quân đội số 8.
15. Nguyễn Đăng Duy (2009), Văn hóa tâm linh, Nxb Văn hóa – Thông tin,Hà Nội.
16. Trần Thanh Đạm (2003), Nhìn lại Văn học Việt Nam sau 75: Ba giai đoạn, ba xu
hướng, Báo văn nghệ số 34.
17. Đặng Anh Đào (1992), Từ nguyên tắc đa âm tới một số hiện tượng văn học Việt
Nam, Tạp chí văn học số 6.
18. Đặng Anh Đào (1995), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
19. Đặng Anh Đào (1997), Vì một tiểu thuyết mới,Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội.
20. Phan Cự Đệ (chủ biên, 2005), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, NXB Giáo dục, Hà
Nội.
21. Phan Cự Đệ (2001), Tiểu thuyết Việt Nam những năm đầu thời kỳ đổi mới, Tạp chí
Văn nghệ quân đội số 3 (Tr.99-104).
22. Phan Cự Đệ (2003), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
23. Hà Minh Đức (chủ biên, 2008), Lý luận văn học, NXB Giáo dục.
24. Hà Minh Đức (chủ biên, 1991), Mấy vấn đề lý luận văn nghệ trong sự nghiệp đổi
mới, Nxb sự thật, Hà Nội
25. Hà Minh Đức (chủ biên, 1993), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục.
26. Lê Bá Hán, Trần Đình sử (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục. “Nửa
sau thập niên 80”, Tạp chí văn học, số 3 (Tr.51-58).
27. Văn Hạnh (2009), Văn hóa dòng họ, (sưu tầm – biên soạn), Nxb. Thời đại, Hà Nội.
28. Trần Mạnh Hảo (2005), Dòng sông mía cuả Đào Thắng hay tiếng nấc của sông Châu Giang, Tạp chí Nhà văn, số 7.
111
30. Nguyễn Thị Hường (2008), Tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 – 2005: Diện mạo và đặc
điểm, Đề tài khoa học cấp Bộ, ĐHSP Huế.
31. Lã Duy Lan (1996), Văn xuôi viết về nông thôn trong công cuộc đổi mới qua một số
tác phẩm tiêu biểu, Luận án PTS khoa học Ngữ văn, Viện văn học Hà Nội.
32. Lã Duy Lan (2001), Văn xuôi viết về nông thôn tiến trình và đổi mới, Nxb Khoa
học xã hội.
33. Tôn Phương Lan (2002), “Một số vấn đề sau văn xuôi thời kỳ đổi mới” In trong
Nhìn lại văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội.
34. Tôn Phương Lan (2005), “về hướng tiếp cận mới đối với hiện thực trong văn xuôi
1975” In trong sách Văn chương và cảm nhận, Nxb. Khoa học xã hội. Hà Nội.
35. Phong Lê (1994), Văn học và công cuộc đổi mới, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
36. Phong Lê (2005), Về văn học Việt Nam hiện đại – Nghĩ tiếp..., NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội.
37. Phong Lê (1972), Mấy vấn đề văn xuôi Việt Nam 1945 – 1970, NXB KHXH.
38. Phong Lê (…), Tiểu thuyết mở đầu thế kỷ XXI trong tiến trình Văn học Việt Nam từ
tháng 8 năm 1945 in trong Nghiên cứu văn học, NXB Khoa học xã hội.
39. Phong Lê (1990), Văn học và hiện thực, NXBKHXH, Hà Nội.
40. Nguyễn Văn Long (2002), Văn học Việt Nam trong thời đại mới, NXB Giáo dục,
Hà Nội.
41. Nguyễn Văn Long – Lã Nhâm Thìn (Đồng chủ biên, 2006), Văn học Việt Nam sau
1975. Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, NXB Giáo dục, Hà Nôi.
42. Nguyễn Đăng Mạnh (1996), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
43. Milan Kundera (1998), Nghệ thuật tiểu thuyết, NXB Đà Nẵng.
112
45. Trịnh Thanh Phong (2002), Ma làng, NXB Văn học.
46. Trần Đăng Suyền (2004), Nhà văn hiện thực đời sống và cá tính sáng tạo, NXB
Văn học, Hà Nội.
47. Trần Đình Sử (2003), Lý luận và phê bình văn học, NXB Giáo dục.
48. Trần Đình Sử (2001), Mấy vấn đề trong quan niệm con người của văn học Việt Nam thế kỷ XX. Tạp chí văn học.
49. Trần Lệ Thanh (2003), Ma làng và sự trăn trở của một ngòi bút với quê hương,
Báo Văn nghệ trẻ số 2.
50. Bùi Việt Thắng (2000), Bàn về tiểu thuyết, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.
51. Bùi Việt Thắng (2005), Tiểu thuyết đương đại, NXB Quân đội nhân dân.
52. Bùi Việt Thắng (2004), Tiểu thuyết Dòng sông mía và sự bứt phá của Đào Thắng,
Báo Văn nghệ số 38.
53. Đào Thắng (2004), Dòng sông mía, NXb Hội nhà văn, Hà Nội.
54. Trần Ngọc Thêm (1988), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.