Nghệ thuật khắc họa nhân vật

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết viết về nông thôn trong văn học Việt Nam sau năm 1986 (Qua Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Ma làng của Trịnh Thanh Phong, Dòng s (Trang 78)

6. Cấu trúc đề tài

3.1 Nghệ thuật khắc họa nhân vật

Nhân vật là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu của nghệ thuật văn xuôi tự sự. Trong văn học trước năm 1986, do nhu cầu hướng về đại chúng nên nhân vật chủ yếu của văn học là những con người của quần chúng, với đặc điểm nổi bật là chủ nghĩa yêu nước, sự thống nhất giữa cái riêng và cái chung, số phận cá nhân và số phận cộng đồng. Nhân vật được tập trung thể hiện ở bản chất và những đặc điểm xã hội – giai cấp, là đại diện cho một giai tầng xã hội. Văn học sau năm 1986 đã có sự đổi mới trong quan niệm về con người, đã mở ra những khám phá, thể hiện con người ở nhiều bình diện, nhiều mối quan hệ phức tạp, từ đó đã mở ra sự đa dạng hóa nhân vật. Điều này cũng được thể hiện rõ trong mảng tiểu thuyết viết về nông thôn sau năm 1986.

Nhân vật trong văn học là phương tiện cơ bản nhất để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng. L.Tônxtôi đã từng khuyên một nhà văn trẻ: Hãy sống cuộc sống của các nhân vật được miêu tả, hãy miêu tả trong các hình tượng cảm giác nội tâm của chúng, và tự các nhân vật sẽ làm những gì mà họ phải làm do tính cách của họ… Trong quá trình hình thành tác phẩm, mỗi nhà văn với tất cả kinh nghiệm sống, qua quá trình ấp ủ, thai nghén đã xây dựng và khắc họa chân dung

79

những nhân vật của mình. Và trong mỗi tác phẩm văn học, nghệ thuật xây dựng

nhân vật sẽ đưa nhà văn tới những thành công. Trong Mảnh đất lắm người nhiều

ma, Dòng sông mía, Ma làng, nhân vật được khắc họa chủ yếu là số phận con người

ở nông thôn Việt Nam và những con người ấy đại diện cho những phe đối nghịch giữa thiện – ác, tốt – xấu, những con người trong sáng, có nghị lực và những con người đầy mưu mô, tính toán.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết viết về nông thôn trong văn học Việt Nam sau năm 1986 (Qua Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Ma làng của Trịnh Thanh Phong, Dòng s (Trang 78)