Ngôn ngữ của người kể chuyện

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết viết về nông thôn trong văn học Việt Nam sau năm 1986 (Qua Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Ma làng của Trịnh Thanh Phong, Dòng s (Trang 90)

6. Cấu trúc đề tài

3.2.1 Ngôn ngữ của người kể chuyện

Trong tác phầm văn học, người kể chuyện đóng vai trò cầu nối tạo nên mối quan hệ giữa nhân vật – người kể chuyện và độc giả. Để có thể quan sát, thâu tóm hiện thực được phản ánh trong tác phẩm, người kể chuyện phải lựa chọn cho mình một vị trí nào đó để quan sát và phản ánh hiện thực. Vị trí ấy được các nhà lý luận và nghiên cứu văn học gọi là điểm nhìn trần thuật. Trong tác phẩm, việc “tìm hiểu

điểm nhìn thực chất là tìm hiểu một kiểu quan hệ, một phương thức tiếp cận của nhà văn với hiện thực” [36; 300]. Chính vì vậy, sự vận động của điểm nhìn bộc lộ

sự đổi mới phương thức tiếp cận hiện thực của các nhà văn. Nếu như trong tiểu thuyết thời kỳ trước, người kể chuyện thường đứng ở điểm nhìn biết tuốt, có thể nhìn thấy mọi việc của nhân vật thì văn học hiện đại dần dần không chấp nhận điều đó nữa. Nhà văn trong văn học hiện đại thường chỉ sửa dụng điểm nhìn bên ngoài, điểm nhìn bên trong và sự giao thoa giữa hai điểm nhìn ấy. Người kể chuyện ở điểm nhìn bên trong khi trao trách nhiệm quan sát cho nhân vật, ở điểm nhìn bên ngoài khi nhìn thấy nhân vật của mình hành động, giao tiếp. Đặc biệt các nhà tiểu thuyết thời kì đổi mới không một mình kể chuyện từ đầu đến cuối mà luôn đặt nhân vật vào các tình huống đối thoại. Và nhờ đối thoại mà các vấn đề trong tác phẩm được đặt ra xem xét dưới các điểm nhìn khác nhau. “Khuynh hướng đối thoại của điểm

nhìn dẫn đến hệ quả là nhà văn và người kể chuyện thường di chuyển điểm nhìn theo nhiều chủ thể khác nhau. Thêm vào đó, nhu cầu chiêm nghiệm, tự vấn trước hiện thực khiến điểm nhìn luôn có xu hướng dịch chuyển từ nhà văn và người kể chuyện đến nhân vật; từ điểm nhìn bên ngoài đến điểm nhìn bên trong” [36; 303].

Nhân vật trong tác phẩm qua nhiều điểm nhìn ấy sẽ hiện lên nhiều chiều, đa diện và chân thực hơn. Người kể chuyện trong tiểu thuyết viết về nông thôn thời kì đổi mới thường là người kể chuyện ở ngôi thứ ba và người kể chuyện ở ngôi thứ nhất. Có

91

nhân vật kể chuyện. Đó là người kể chuyện ở ngôi thứ ba tiềm ẩn và người kể chuyện ở ngôi thứ nhất. Người kể chuyện là người dẫn dắt, chỉ dẫn người đọc nắm rõ hơn về lai lịch hay những biến cố trong cuộc đời của nhân vật. Để có thể bao quát được hiện thực phản ánh trong tác phẩm, người kể chuyện phải lựa chọn cho mình một điểm nhìn chân thực. Vì vậy, khi điểm nhìn thay đổi dẫn đến sự đổi mới trong cách tiếp cận hiện thực của nhà văn.

Ở Dòng sông mía của Đào Thắng, hành động nhơ nhớp và thú vật của thằng Lẹp – kẻ đang ở vị trí “đội trưởng đội cải cách”, người tiên phong trong công cuộc “đổi đời” của bần cố nông làng Thanh Khê đã lợi dụng hoàn cành người đàn bà góa chồng, bị trói chặt khuỷu tay trong đêm tối mà hãm hiếp, được soi chiếu qua điểm nhìn của người kể chuyện, điểm nhìn của chính chị cả Thuần – nạn nhân bất hạnh, và qua điểm nhìn của bà mụ Mến – mẹ đẻ thằng Lẹp. Lời bà mụ Mến còn ám ảnh khắp không gian làng xóm, đau đớn, uất hận: “sao nó ác thế không biết, sự ác trùm

lên khắp gầm trời này. Người thôn quê chúng tao xưa nay có ác như thế bao giờ đâu. Chết một người, khóc một người, chết hai người, khóc hai người, rách lành đùm bọc, no đói có nhau…Chúng nó mang cái ác ở đâu về? xui người ta ác? Chúng nó mang cái ác hoang dại ở đâu về?” [53; 221-222]. Trong cõi lòng người mẹ lương thiện – người mẹ đem cả cuộc đời mình để đón chào bao sinh linh trên cõi đời đang nổi cơn sóng dữ dội của sự nhục nhã, đau đớn. Đứa con bà dứt ruột đẻ ra, là máu thịt cuộc đời bà lại đi ngược với đạo lý con người, chà đạp lên sự lương thiện mà bà tâm niệm và theo đuổi. Nhà văn Đào Thắng đã mang đến cho người đọc cảm nhận về sự cuồng nộ ấy từ những dòng chữ đầy dằn vặt, đớn đau đến ứa máu. Những câu hỏi ấy vang vọng, day dứt đến quằn quại mà không có lời đáp, chỉ lơ lửng trong không gian trời đất. Rõ ràng với đoạn văn trên, sự di chuyển điểm nhìn từ người kể chuyện sang nhân vật đã góp phần soi chiếu hiện thực từ nhiều góc độ, nhiều chiều kích khác nhau. Tính thuyết phục của vấn đề nhờ đó cũng được nâng cao. Đồng thời, bằng sự kết hợp của những điểm nhìn ấy, nhân vật được hiện lên sinh động, gần gũi, chân thực trên nhiều phương diện: ngoại hình, hành động và tâm

92

lý. Để cho nhân vật đối thoại là cách tự nhiên nhất để nhân vật tự bộc lộ suy nghĩ và tính cách của mình.

Ở Ma làng, ngôn ngữ trần thuật được tác giả sử dụng triệt để. Đóng vai trò là người kể chuyện toàn tri tác giả đã miêu tả, kể lại câu chuyện ở làng Lộc. Với điểm nhìn này, tác giả đóng vai trò là người biết hết mọi chuyện diễn ra với từng nhân vật, từng hoàn cảnh. Nhưng cũng có khi, câu chuyện được kể ở ngôi thứ nhất. Tự nhân vật kể lại cuộc đời mình, tự nhân vật bày tỏ những suy nghĩ, quan điểm hoặc

có khi nhân vật tự suy ngẫm, đối thoại. Chính sự giao thoa này đã khiến cho Ma

làng trở nên thật hơn, gần gũi hơn với người đọc. Qua đó độc giả có cái nhìn đâu sắc hơn về cuộc sống, con người nơi làng Lộc những ngày đen tối ấy.

Với Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nguyễn Khắc Trường đã xây dựng hoàn cảnh trong sự đối kháng, giọng điệu người kể chuyện trở nên mạnh mẽ và quyết liệt: “đám người đang hùng hổ bỗng sững lại. Như dòng nước đang sôi sục, bỗng

húc vào con đập chắn ngang. Những người không dính dáng đến dòng họ Vũ Đình, chỉ đóng vai chầu rìa, nếu cần nhảy vào đánh hồi dăm ba quả sướng tay. Bây giờ thấy mặt chủ tịch xã đằng đằng cương quyết, liền lỉnh ngay. Chả dại dây với chính quyền, như trứng chọi đá”. [58; 108]. Giọng điệu của người kể chuyện ở đây bộc lộ

rõ tâm trạng bức bối, rối loạn của hai phe đối địch Vũ Đình và Trịnh Bá trong tiểu thuyết này.

Đọc ba tiểu thuyết này, chúng ta nhận thấy Nguyễn Khắc Trường, Trịnh Thanh Phong và Đào Thắng đã đặt nhân vật của mình vào nhiều mối quan hệ và nhiều chiều tình huống đối thoại khác nhau. Trong những câu chuyện ấy, người kể chuyện đan xen đóng vai trò dẫn dắt câu chuyện. Phần lớn các nhà văn thời kì đổi mới đã để cho các nhân vật tự đối thoại, tự bộc lộ thái độ, tâm trạng, suy nghĩ của mình. Chính sự di chuyển điểm nhìn liên tục ấy tạo cho ngôn ngữ của người kể chuyện thứ nhất tự nhiên và góp phần thể hiện tính cách nhân vật.

Trong tiểu thuyết viết về nông thôn sau năm 1986, người đọc còn tìm thấy giọng điệu trầm lắng đầy suy tư khi người kể chuyện chiêm nghiệm về cuộc đời,

93

con người. Đặc biệt, tiểu thuyết viết về đề tài nông thôn dù miêu tả hiện thực nghèo khó, ngột ngạt vì lề thói, về xung đột bao nhiêu vẫn không thể quên những dòng, những trang chữ tình, nhẹ nhàng khi miêu tả về thiên nhiên quê hương làng xóm đầy bình dị, gần gũi. Trong Mảnh đất lắm người nhiều ma, Ma làng, Dòng sông mía ba tác giả đã kết hợp một cách hợp lý và linh hoạt nhiều giọng điệu trong nhiều bối cảnh, tình huống khác nhau vào cùng một tác phẩm. Người đọc không hề cảm thấy nhàm chán, tẻ nhạt của lời kể mà luôn bị cuốn hút bởi sự biến chuyển không ngừng trong giọng điệu cùng cách sử dụng ngôn ngữ của người kể chuyện. Tư duy tiểu thuyết hiện đại cho phép người kể chuyện có thể sử dụng ngôn ngữ thuộc mọi lĩnh vực của đời sống. Khả năng tổng hợp nhiều phong cách ngôn ngữ ấy là một biểu hiện mang tính đặc trưng của thể loại tiểu thuyết.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết viết về nông thôn trong văn học Việt Nam sau năm 1986 (Qua Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Ma làng của Trịnh Thanh Phong, Dòng s (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)