6. Cấu trúc đề tài
3.2.2 Nhân vật ki kịch
L.Tôn – xtôi đã từng nói: “Mọi hạnh phúc đều giống nhau, nhưng bất hạnh
chẳng ai giống ai”… Trong ba tiểu thuyết chúng tôi khảo sát, chúng tôi lại càng
thấy rõ được điều này.
Viết về nông thôn, có lẽ Nguyễn Khắc Trường đã chỉ ra gốc rễ của mọi mâu thuẫn dòng họ. Vì địa vị, người ta đã không từ chối một thủ đoạn nào miễn sao có lợi cho dòng họ của mình, cho cá nhân mình. Trong cuộc chiến ấy, người chịu mất mát, thiệt thòi, đau khổ nhất là những người phụ nữ, đặc biệt là bà Son. Mặc dù đã cố gắng đóng góp, cống hiến cho gia đình họ Trịnh, nhưng nỗ lực của bà cũng không thể xóa đi cái quá khứ nồng nàn với kẻ thù của gia đình chồng. Cái chết của bà không làm cho mâu thuẫn gia đình bớt căng thẳng, trái lại người ta còn coi cái chết ấy như là một minh chứng cho sự tranh giành quyền lợi của phe mình. “Ai cũng thấy sau đám này, cái hố ngăn cách giữa hai họ lớn và thế lực nhất làng ngày càng sâu hoay hoáy” [58; 289] Những người phụ nữ như bà Son, đáng lẽ phải được
hưởng hạnh phúc, nhưng cuộc đời quả thật trái ngang đã đẩy bà đến số phận bất hạnh. Bà lấy chồng nhưng không hề yêu, và chính vì gượng ép nên cuộc đời bà là một chuỗi những ngày tẻ nhạt, buồn bã, vô vị. Chị gái của bà Son đã nói về cuộc đời em gái mình hết sức thấm thía: “cái vui của dì ấy không cõng nổi cái buồn. Đời
65
gái, bà đã yêu cậu giáo Phúc, dù biết Phúc đã có vợ và một đứa con nhưng cô Son không vì lẽ đó mà từ chối tình cảm của Phúc, trái lại cô bất chấp cả dư luận để đến với người mình yêu “cô đã cuồng nhiệt trao hết tình yêu cho cậu, rủ cậu bỏ làng ra
đi để sống bên nhau” [58; 198]. Song sự bất chấp của cô không được đền đáp bởi
Phúc vì tư lợi vật chất nên không dám bỏ cô vợ “khô chân, gân mặt” để chạy trốn với Son. Cuộc đời trái ngang, cô Son nhắm mắt đưa chân lấy ông Hàm thọt – người đã theo đuổi cô rất lâu mà cô không màng đến, để rồi gánh hậu quả như ngày hôm nay. Nỗi đau đớn đeo đẳng khi lấy ông Hàm, bà tình nguyện sống như “con hầu, con hạ” chứ không hề có chút tình yêu nào. Trong làng Giếng Chùa đã không còn chỗ cho người đàn bà đẹp người đẹp nết ấy. Sự áp chế của đồng tiền và quyền lực đã khiến bà trở nên khốn khổ. Nhiều lúc bà tự hỏi : “có bao nhiêu ngày bà thấy
mình được sống sung sướng, mãn nguyện? Có bao nhiêu giây phút bà được trôi nổi trong ngọt ngào mê đắm. Đã bao giờ bà thấy mình với ông Hàm là một đôi cá thờn bơn, mỗi người chỉ có một nửa tấm thân, một nửa cặp mắt nhìn, một nửa đôi mang thở, nếu lúc nào cũng hòa nhập tuy hai mà một, lúc nào cũng quấn quýt đắm say. Đã bao giờ bà thấy mình là một cành tầm gửi và ông là cái cây vững chắc để bà bíu vào, dựa vào” [58; 144]. Là một người luôn có ý thức, bà đã tự ý thức được cuộc đời bất hạnh của mình, bà cố gắng chịu đựng “vì các con” nhưng người ta đã lợi dụng sự cả nể của bà mà lấn át, đẩy bà đến cùng đường của sự oan nghiệt: “nhảy sông tự vẫn”. Lúc trẻ bà đã từng mong ước được chết trong vòng tay của người mình yêu và điều mong muốn trở thành sự thật sau ba mươi năm thù hận.
Ở Ma làng, Nghiệp và Mưa là những con người có số phận bi kịch. Mưa từ một cô gái con nhà gia giáo,nền nếp trở thành đứa con hư đốn “chửa hoang” làm bại hoại gia phong, mất mặt Đảng viên. Cô cũng phải khổ sở biết bao để đối mặt với sự thật phũ phàng. Cô đã tìm đến Ất – tác giả của bào thai trong bụng – để mong hắn có trách nhiệm với hai mẹ con cô. Nhưng cái thai ấy không phải xuất phát từ tình yêu mà từ sự chơi bời quá trớn. Vậy nên, Ất phủ nhận tất cả không có gì là lạ. Cũng chính vì cái thai ấy đã đẩy Mưa vào tột cùng đau khổ, phẫn uất, Mưa đã tìm đến cái chết để giải phóng cho mình và đứa con vô tội. Nhưng cuộc đời đã cho Mưa một cơ
66
hội để đứng lên qua những sau lầm, vấp váp. Trong Ma làng Nghiệp cũng có số
phận không kém phần bi kịch, đau khổ. Vốn là người có chí lại ham học hỏi, tương lai đang mở ra trước mắt. Nhưng cuộc đời đã xô đẩy Nghiệp trở thành kẻ tù tội, rồi bị dìm nén khiến anh phẫn uất cực độ. Đi tù năm năm, trở về Nghiệp không còn mẹ cũng không được tạo điều kiện hòa nhập với cộng đồng lại còn kị kìm kẹp, quy chụp không ngóc đầu nổi. Nghiệp giả điên cũng vẫn không được buông tha vì tài năng của anh khiến quá nhiều người ghen tị. Tưởng chừng cuộc đời cứ xô, cứ đẩy mãi hai con người ấy nhưng đúng là trời có mắt, hai con người ấy nghị lực vượt lên trên tất cả để làm ăn, làm giàu trên chính quê hương của mình. Và bắt gặp sự đồng điệu trong tâm hồn, sớm muộn họ cũng có cái kết có hậu cho chuỗi đời gian nan của mình. Và có lẽ, những cái kết có hậu mà Trịnh Thanh Phong xây dựng đã tạo cho tác phẩm của ông có tính nhân văn hơn Nguyễn Khắc Trường và Đào Thắng. Những con người, dù cuộc đời có những thăng trầm, đau khổ, có những phút tuyệt vọng, phẫn uất, nhưng trải qua khó khăn, họ vẫn tìm được hạnh phúc cho mình. Con người chân chính, hướng thiện thì sẽ có một cái kết có hậu.
Đến với Dòng sông mía, số phận những người phụ nữ có nhiều bất hạnh, gặp trắc trở trong cuộc sống cũng được tác giả Đào Thắng gửi gắm và thể hiện rõ qua hai nhân vật là bà Mến và chị cả Thuần, đặc biệt là số phận của nhân vật bà Mến. Nói về bà Mến, đây là người đàn bà đẫy đà, tính nết tộc tuệch, bỗ bã, xởi lởi, sống chan hoà và luôn yêu thương mọi người. Bà là cứu cánh cho đám phụ nữ ở cái xã Thanh Khê này vì bà là mụ đỡ đẻ cho cả vùng. Cuộc sống của bà cùng với người chồng là ông Chép cũng không có được hạnh phúc trọn vẹn vì sau bao nhiêu năm chung sống giữa hai người không có lấy một mụn con. Bởi vậy, khi biết ông Chép có ý định đi bắt cá thần ở Vực Diễm bà đã ra sức căn ngăn: “Ông ơi là ông, tôi van
ông, lạy ông, ông đừng có báng bổ thần thánh. Dù có là cá thì sống lâu như thế nó cũng thành tinh rồi. Vợ chồng ăn ở với nhau từng ấy năm trời chưa có lấy một mụn con. Ông to đầu mà ông dại”[53;45] Đáp lại những lời can ngăn của bà, ông Chép
vẫn một mực quyết tâm nhảy xuống sông hòng bắt cho được cá thần. Kết quả của sự liều lĩnh, của sự báng bổ thần thánh kia là cái chết của ông Chép, để lại bà Mến
67
với cuộc sống cô quả, không nơi nương tựa khi tuổi già đến gần. Trong cái đêm mà lão Chép bị chết ấy, bà Mến đã không ngừng trách cứ, không ngừng tủi hờn cho số kiếp mình: “Tôi đi đỡ đẻ cho bao nhiêu người. Người ta đẻ ra con đàn cháu đống,
dòng dõi đuề huề, duyên cớ làm sao ông không cho tôi được mụn con. Tôi sẽ là gái già cô độc. Tôi làm người ở goá”[53;51]. Những lời than vãn kia lúc thì như trách
cứ, khi thì thì mê sảng đã khiến cho bà Mến mệt rã rời, ngủ thiếp đi. Và chính lúc này, khi mà danh giới giữa tỉnh - mê, giữa hư - thực khó phân biệt được thì bà đã cảm nhận thấy có con cá phủ lên người bà. Một cái gì đấy to lớn, nỏng bỏng, dội lên trong người. Bà mặc kệ cho đấy là cái gì bởi dẫu sao nõ đã giúp bà được hưởng sự sung sướng mê mụ, một cảm giác mà đã rất lâu rồi ông Chép đã không mang lại cho bà. Việc thắng Lẹp được sinh ra là kết quả của cái đêm hôm đấy. Thằng Lẹp là nguồn vui, là sức mạnh động viên tinh thần mà bà Mến đã trông đợi bấy lâu. Nó là chỗ dựa giúp bà Mến vựơt qua những khó khăn, trắc trở của cuộc sống. Bởi vậy, bà hết mực thương yêu, dầy công chăm sóc lo lắng cho nó. Lòng bà Mến đã trở nên đau xót biết bao khi hay tin thằng con trai duy nhất của bà đã bị cụt mất hai tay trong ngày đầu tiên làm việc ở nhà ông Quĩ Nhất. Lòng bà mẹ càng trở nên quặn thắt chết lặng khi chứng kiến cảnh ông Quĩ Nhất chuẩn bị dùng dao chém thằng Lẹp bởi nó và cô Bé yêu nhau. Bà hiểu rằng nếu để sự việc này xảy ra thì người có tội lớn nhất chính là bà vì hữu ý hay vô tình không nói ra cái sự thật đáng sợ kia nên đã đẩy hai cha con ông Quĩ Nhất- Lẹp vào cảnh cha giết con. Bởi vậy, bà đã ra sức can ngăn. Sự việc này được giải quyết xong thì bà lại phải đối diện với một thực tế hết sức nghiệt ngã: tình yêu giữa Lẹp và cô Bé. Làm sao bà có thể chấp nhận được mối quan hệ loạn luân. Bởi vậy, bà Mến đã quyết định nói ra sự thật kia với cô Bé để cô chấm dứt mối tình với Lẹp. Còn với Lẹp bà quyết định đưa nó về quê ông Chép một thời gian để chia tách hai đứa. Có thể thấy, đây lây là cách giải quyết sai lầm khi bà Mến không nói cho Lẹp biết được sự thật mà chỉ nói riêng cho cô Bé, bởi biết đâu, nếu sự thật kia Lẹp biết được thì những tội ác đau lòng, thương tâm do Lẹp gây lên sau này sẽ không thể xảy ra. Bà Mến cũng không thể ngờ rằng, thằng con trai mà bà thổn thức mong đợi, hy vọng ở nó nhiều thứ thì giờ đây, chỉ sau một đêm thôi, nó sẽ
68
là hiện thân của một chuỗi các tội ác ở xã Thanh Khê này. Cuộc cải cách ruộng đất với nhiều sai lầm đã tạo điều kiện để Lẹp trở về để trả thù. Không khí cải cách đang sục sôi ở các làng xã. Việc đấu tố địa chủ luôn diễn ra căng thẳng. Hai vợ chồng Lẹp được coi là cán bộ cốt cán trong công cuộc này. Chị cả Thuần đã không may mắn bị bắt về xã, bị bức cung tra hỏi. Hết ông Râu đen- phó chủ tịch kiêm công an xã, đến thằng Lẹp đã thay nhau bức cung chị Thuần. Mà sự việc cuối cùng chính là chị Thuần bị thằng Lẹp cưỡng bức đến mức chết ngất đi. Dù là người thuần phát, hiền lành, thương con hết mực nhưng những việc làm của Lẹp khiến bà Mến không kìm được cơn giận giữ ở trong lòng mình, bà đã gào lên chửi rủa: “Ối làng nước ơi,
ối giời cao đất dầy ôi! Bọn mù vô lương tâm…Hỏi khắp thế gian, hỏi khắp gầm giời này có còn ai như thế nữa không? Hả giời”[53; 245]. Những câu chửi của bà Mến
từng lời, từng lời một như chứa đựng sự căm phẫn, sự phản kháng bùng lên một cách mạnh mẽ nhằm tố cáo cái thực trạng đen tối kia vẫn từng ngày, từng giờ tồn tại một cách đương nhiên đã khiến cho cuộc sống của biết bao con người phải đi vào con đường cùng, phải đi vào ngõ cụt. Lúc này đây bà Mến đã khóc và khóc rất nhiều bởi sự buồn đau khôn nguôi cùng với nỗi ghê sợ đang chất chứa trong trái tim ngày càng già nua của bà. Cũng bởi điều này, thằng Lẹp đã từ mặt bà, không muốn dính dáng liên quan gì đến bà nữa. Nhưng nghĩa tử là nghĩa tận, khi biết con dâu sắp sinh ở trạm xá, bà vẫn ra chăm sóc con. Khi những cơn đau đẻ quằn quại đến một cách liên tiếp thì cũng chính là lúc những điều thầm kín cô Bê Lớn đã cố giữ trong lòng bấy lâu được nói ra. Rằng chính Lẹp đã giết em trai cô, rằng bấy lâu nay hắn đã gây ra bao tội ác. Bà Mến cũng là con người, hơn nữa chỉ là một phụ nữ bình thường, bởi vậy sự chụi đựng, nỗi xúc động trong bà cũng chỉ có giới hạn. Thêm một lần nữa, bà lại càng đau khổ, vất vả khi biết được hài nhi mà Bê Lớn sinh ra, đứa cháu vừa chào đời của bà chỉ là một hài nhi quái thai: “không có chân, mặt
người, mắt như mắt cá, bùng nhùng như một chậu thịt, mầu đỏ bầm”[53;209]. Nỗi
đau đớn trong bà cộng lại, bà nghĩ tới thằng Lẹp, đưa con trai duy nhất của bà, ra đời trong sự mong mỏi chờ đợi suốt bào năm tháng, nhưng giờ đây, bà đã nhận ra
69
vạn, có thể hàng chục vạn người con ưu tú, trung kiên, một lòng phụng sự đất nước đã chết trong oan khuất. Liệu có quên được không [53;211]. Lúc này đây, bà Mến
thấy chỉ có cái chết mới phần nào cứu vớt được những tội lỗi, lỗi lầm mà thằng Lẹp đã gây ra cho bao người, mà cái nghiệp chướng ấy không ai khác chính bà cũng có phần lỗi lầm trách nhiệm. Sự ra đi của bà Mến đã để lại nhiều điều tiếc thướng, day dứt khôn nguôi trong mỗi chúng ta. Một con người hiền lành là thế, sống chan hoà với tình yêu thương con người, nhưng kết cục vẫn phải tìm đến cái chết như một sự giải thoát, sự hóa giải những ân oán, hận thù. Con người ấy luôn khao khát có được đứa con lúc tuổi già để có người đỡ đần, sống cho vơi bớt đi nỗi cô quả của kiếp người cô đơn, nhưng có đứa con rồi thì sao? Đó lại là chuỗi những bất hạnh, chuỗi tai ương cùng những tội ác dã man diễn ra dưới bàn tay của đứa con ấy mà ngày qua ngày bà phải chứng kiến, phải cắn răng chịu đựng.
Trong tiểu thuyết này, ngoài những nhân vật phụ nữ có kết cục bi thảm chúng ta còn thấy bi kịch của những người lính khi trở lại cuộc sống thường ngày. Trở về nơi mình sinh ra bên dòng sông Châu Giang,Khuê quyết định dựng lò khôi phục nghề là miến gia truyền. Ít năm sau mơ ước ấy trở thành hiện thực. Nhưng thật trớ trêu những thành quả mà Khuê dày công xây dựng sau bao nhiêu năm vất vả khổ nhọc đều bị những người thù ghét phá bỏ.Không những thế cuộc sống gia đình anh đang dần rạn nứt do những xung đột thường xuyên xảy ra giữa mẹ và vợ Khuê, giữa Khuê và vợ…Tấn bi kịch ập xuống gia đình Khuê khi mẹ Khuê phát điên, phát dại, ra sông trẫm mình vì không thể chịu nổi nỗi tủi nhục, cô độc. Trong cơn giận giữ Khuê đã không kìm nén nổi cơn tức giận cuồng mê nên anh đã xô xát với vợ và hâu quả là Côn đã xẩy thai. Dõi theo tấn bi kịch Khuê, người đọc nhận thấy đỉnh điểm của bi kịch là hành động của Côn – vợ Khuê – cầm lấy cái thai nhi non đầy máu dơ lên trước mặt anh và xỉ mắng anh đầy cay độc: “đây, con tao đây! Mày mang nấu
cháo cho cả lò, cả ổ nhà mày ăn đi”[53;385]. Hành động của cô như giọt nước tràn
ly. Đứng trước cảnh gia đình “trở thành trốn địa ngục, ở đấy vợ chồng ghét bỏ
nhau, oán thù nhau, chửi rủa, làm bẽ mặt nhau”[ 53;385]. Khuê đau đớn, nhục nhã
70
định ra đi, rời xa vợ con, quê hương, bà con làng xóm. Cuộc ra đi của anh giống như cuộc chay trốn khỏi một thế giới đầy những ô tạp Sư chạy trốn của Khuê là sự