Ngôn ngữ nhân vật

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết viết về nông thôn trong văn học Việt Nam sau năm 1986 (Qua Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Ma làng của Trịnh Thanh Phong, Dòng s (Trang 93)

6. Cấu trúc đề tài

3.2.2Ngôn ngữ nhân vật

Làm nên sự thành công của văn xuôi thời kì đổi mới nói chung, của tiểu thuyết về đề tài nông thôn nói riêng có sự góp phần không nhỏ của phương tiện ngôn ngữ, trong đó phải kể đến những đóng góp của ngôn ngữ nhân vật. Nguyễn Khắc Trường, Trịnh Thanh Phong, Đào Thắng đã viết về nông thôn bằng sự am hiểu, thân thuộc của những người trong cuộc. Bởi thế lời ăn tiếng nói của người nông dân làng quê Việt Nam được họ sử dụng hết sức thuần thục, nhuần nhuyễn trong ngôn ngữ của các nhân vật ở Mảnh đất lắm người nhiều ma, Ma làng và Dòng

sông mía.

3.2.2.1 Ngôn ngữ mang đậm tính chất khẩu ngữ, từ địa phương, lối chửi thề, chửi đổng

Bên cạnh sự ngắn gọn, súc tích của ngôn ngữ văn xuôi viết về đề tài nông thôn thời kì này là ngôn ngữ đời thường giàu tính khẩu ngữ xuất hiện khá phổ biến. Các nhà văn không ngại đưa lên trang sách những từ ngữ sinh hoạt đời thường, thậm chí tầm thường, tục tĩu để phản ánh hiện thực bề bộn của cuộc sống thôn quê vốn đầy tối tăm và thù hận.

Trong Mảnh đất lắm người nhiều ma để cá thể hóa ngôn ngữ nhân vật đồng thời tạo nên sự chân thật trong việc khắc họa hình tượng con người sống nơi làng

94

quê, nhà văn đã đưa vào lời văn nhiều khẩu ngữ, từ địa phương, cùng lối “chửi đổng” rất đặc trưng của những người ít học, nghèo khổ. Nhân vật Quềnh và Thó – hai kẻ cùng khổ nơi xóm Giếng Chùa đã giao thiệp với nhau bằng thứ ngôn ngữ du côn, bặm trợn thô tục của những kẻ “cố cùng liều thân” kiểu Chí Phèo ngày trước:

Sao lại làm thế? – Lão Quềnh sừng sộ

Thó vẫn tỉnh như tiên, nhe răng ra cười hít vào, điệu cười lúc Thó thèm ăn:

- Sao với giăng cái con khẹc!. Im đi!.” [58; 34].

Theo dõi những đại từ nhân xưng hai nhân vật này dùng để giao tiếp với nhau trong tiểu thuyết mới thật thú vị. Chúng được đặt vào miệng nhân vật để họ cất lên thành lời nói hết sức tự nhiên. Người nông dân thường sử dụng ngôn ngữ hàng ngày rất tự nhiên, bộc trực. Lối chửi thề, văng tục được dùng rất đắc địa. Cũng trong

Mảnh đất lắm người nhiều ma, khi dòng họ Trịnh Bá gửi đơn kiện lên Ủy ban xã về

việc Phúc gian díu với Son. Sự việc lan tỏa “như một đàn liu điu thóc mách bay báo tin khắp các ngõ ngách” nên anh em dòng họ Vũ đấu khẩu tranh cái nhau ầm ĩ. Trong lúc cãi vã, bà Dần – vợ Phúc “như con cọp cái, nhảy thếch lên, lao ra ngõ” [58; 279] thốt ra những lời lẽ vốn “chất chứa và sôi sục” trong người từ lâu: “Cha

đẻ mẹ thằng đàn ông, con đàn bà nào bán không chịu mua, quen vay đầy giả vơi đã đẻ ra đứa con có mồm mà nói điêu, có mắt mà nói mò là mày!” [58; 279]. Chúng ta

có thể tìm thấy trong tiểu thuyết viết về nông thôn có nhiều những lời chửi đổng, chửi thề được buông ra tự do như thế.

Trong Ma làng, lối ăn nói suồng sã nơi làng quê cũng được tác giả Trịnh Thanh Phong khai thác triệt để, thậm chí có lúc tục tĩu. Ngôn ngữ ấy được những người nông dân chân chất, mộc mạc như anh Dỏ, Nợi Lợn Nòi, và bà con sửa dụng nhiều nhất. Anh Dỏ đi uống rượu bên nhà lão Tòng về thấy cảnh Nợi tòm tem vợ mình, anh rượt đuổi nhưng không thành công. Quay về nhà anh “đẩy cửa khêu to ngọn

đèn. Chị Dỏ ngơ ngẩn hỏi:

95 - Cái con b…!. Thằng nào nó nằm với mẹ mày?

- Khỉ gió!. Tưởng là bố mày.

- Bố cái con b…!. Đúng là loại người đời!.”[45;37]

Hay những người dân quê quanh năm ruộng cấy tay cày. Họ phải chịu đựng sự đè nén của bọn “ma làng”. Họ căm ghét, oán hận những việc làm xấu xa của Phạm Tòng. Họ chửi lão để thỏa nỗi uất hận.

- “Dân với nước cái mả bố chúng nó ấy!. Thời buổi này toàn bọn nói một đằng,

chằng một nẻo. Đếch tin được…” [45; 43]

Trong tiểu thuyết Dòng sông mía, những câu chửi thề, chửi đổng được phát ra từ

miệng của thằng Lẹp. Nào là:

- Mẹ cha thằng phản động đi bám đít tây, thằng đội lốt tôn giá. Đồ gián điệp. Thời của chúng mày hết rồi” [53; 160]

- Mẹ cha thằng phản động, mày có giỏi vào đây cắn b… ông nữa đi. Vợ ông nó táp l… lên mặt mày!.[53; 161]

Đó là những ngôn ngữ độc địa, thô tục mà những người sống ở thôn quê, vì ít học, nghèo khổ, vì môi trường sống, vì nhân cách đã bị dị dạng hóa mà hình thành. Những lời nói ấy buột ra từ miệng họ trơn tuột, dễ dàng như lùa bát cơm ngon vậy. Bằng cách đưa ngôn ngữ thông tục, dân dã của đời sống vào lời đối thoại giữa các nhân vật mà hương vị đặc trưng của làng quê được tái hiện rõ nét.

3.2.2.2 Ngôn ngữ vận dụng chất liệu dân gian: thành ngữ, tục ngữ

Tục ngữ, thành ngữ dân gian vốn là kinh nghiệm sống của người nông dân xưa nay. Đề cập đến vấn đề này mỗi tác phẩm chúng tôi khảo sát lại có cách vận dụng

khác nhau. Trong Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nguyễn Khắc Trường đã vận (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dụng cách nói dân gian rất đậm đặc, dường như ở từng trang của cuốn sách này chúng ta đều thấy một vài thành ngữ mà tác giả vận dụng như các thành ngữ, khi ông Hàm bị bắt giam vì tội đào trộm mộ người dân xóm Giếng Chùa tỏ thái độ dè

96

bỉu, trước sự im lặng của người yêu, Đào bực tức “ Đây chưa chết đâu mà đã vội

múa tay trong bị!. Đào sẽ lên xã, trước bàn dân thiên hạ để nhìn rõ những ai đang hí

hửng, giậu chưa đổ mà bìm đã leo. Đồng thời, Đào lên đấy để nhìn mặt cái người

đã ném đá giấu tay kia, xem anh ta thỏa chí đến mức nào” [58;373]. Ở Ma làng, tác giả Đào Thắng cũng sử dụng khá nhiều những thành ngữ, tục ngữ trong dân gian như “mèo mả gà đồng, con dại cái mang,… Trong Dòng sông mía, để tạo sắc thái ý nghĩa, tác giả đã bê nguyên xi thành ngữ vào trong những trang văn của mình: “Ở cùng đất màu mỡ mới thuần, lại cận kề dòng sông, nhất cận thị, nhị cận giang, nhiều người đổ xô đến dựng lò kéo mật” [58; 36].

Bên cạnh việc vận dụng thành ngữ vào lời ăn tiếng nói của nhân vật, trong hai tiểu thuyết chúng ta còn bắt gặp những bài ca dao, hò vè, đồng dao như một phương thức nghệ thuật làm tăng giá trị biểu cảm cho tác phẩm. Việc Mưa (Ma làng) “chửa hoang” đã trở thành tâm điểm trêu trọc của lũ trẻ trăn trâu. Cứ nhìn thấy Mưa lũ trẻ lại hát: “Cô kia có chồng chửa/ Dạ thưa cụ cháu chưa có chồng/ Chưa có chồng

sao bụng cô to/ Dạ thưa cháu đi ngủ nhờ/ Đi ngủ nhờ có mất tiền không?/ Dạ thưa cụ cháu không mất tiền/ Không mất tiền cháu lại tiền tiêm…” [45; 78]. Cứ mỗi lần

hát xong chúng lại cười rộ lên, không cần biết bài hát ấy có từ bao giờ, ai lôi ra cho chúng hát nhưng cứ chiều chiều dọc con đê lại nghe văng vẳng làm ruột gan Mưa như sát muối. Hay đoạn anh Dỏ nghêu ngao hát sau đám cưới Ất với cô vợ sứt môi:“ Tiền chùa đội nón lên chùa/ Ý a…/ Cầu danh khấn phúc về nhà/ Lại mua con

khỉ/ Ý a – răng chìa ngoài môi/ Ý a – làng hả trận cười/ Để tôi say rượu bét nhè trời mây/ Hay, hay, say say…/ Đéo mẹ lũ giời đày!.../Ý a!...[45; 92]Hay trong Mảnh đất lắm người nhiều ma, xóm Giếng Chùa được mệnh danh là xóm có thể đất “vượng

nhưng mà nghịch”, để nói về điều này, nhà văn đã đưa câu ca dao vào: “Ai may

được ngọc giếng chùa/ Rủi ai núi bụt thả Bùa ma trêu” [58; 10]. Câu ca dao như một định mệnh dự báo những điều không tốt đẹp sẽ xảy ra ở Giếng Chùa. Hay nói về tình cách lắng lơ của Lạc tác giả viết: “Những cô con mắt lá khoai/ Liếc chồng

thì ít liếc trai thì nhiều” [58; 192]. Hoặc miêu tả sự khập khiễng về mặt hình thức

97

Chồng thì nhăn nhó chẳng ma nào nhìn” [58; 74], hay để châm biếm đả kích bọn

trẻ trong xóm đã trêu chọc đái tá Chỉnh: “Đầu làng đại tá vá xe/ Cuối làng trung tá

bán chè đỗ đen/ Thiếu tá thì buôn dầu đèn/ Để cho đại úy thổi kèn đám ma” [58;

44,45], nói về chuyện tình của bà Son – ông Phúc trẻ: “Chiều tà dạo mát bờ sông/

Thấy cái nón trắng mà không thấy người/ Ngỡ là có đám chết trôi/ Hóa ra trong bụi có đôi tính tình/ Tính tình là tính tình tinh/ Chị Son, anh Phúc tính tình bên sông”

[58; 97].

Việc sử dụng ngôn ngữ dân gian còn thể hiện ở việc ba tác giả đã đưa các bài khấn nôm vào tác phẩm của mình làm tăng thêm màu sắc tâm linh trong hai tiểu thuyết. Gia đình ông Quĩ Nhất (Dòng sông mía) có truyền thống àm nghề mía đường, để tưởng nhớ đến ông tổ làng nghề năm nào cũng tổ chức giỗ, trong buổi giỗ ngoài những lễ vật, gia đình còn chuẩn bị những bài cúng rất linh thiêng: “Lạy ông

linh thiêng/ Lạy bà linh thiêng/ Mía bãi Rạch Sa/ Mật bến sông Châu/ Đường thơm núi Đọi/ Dâng ông dâng bà/ Ông là cá thần/ Bà là cá than/ Nhập vào hàng ông/ Nhập vào hàng bà/ Lò bãi Bạch Sa/ Đang vụ ăn làm/ Chủ nhà mắc tội/ Ông bà nổi giận/ Xin ông xá tội/ Xin bà thương tha/ Con là thợ cả/ Cúi đầu khấn xa” [53; 83].

Hay trong Ma làng, ta có thể thấy tấm lòng thành kính của anh Dỏ khi khấn thần

sông xin phù hộ cho việc nuôi cá được thuận lợi: “Thưa lòng sông thế núi. Thưa hà

bá thần thiêng tại nơi bến Gáy Sông Lô. Con là Lã Văn Dỏ, vợ là Đỗ Thị Dành. Em chú là Trần Xuân Nghiệp cùng đàn con cái. Hôm nay ngày lành tháng đẹp,vợ chồng, anh em, con cháu nhà con vừa kì cạch xong cái mảng để nuôi cá…xin được Thần sông, Thế núi phù hộ cho chúng con khỏe mạnh, làm ăn tấn tới thoát khỏi cảnh nửa đêm gà gáy lần bờ rưng, bờ ruộng kiếm ăn…”[45; 131-132]. Trong Mảnh đất lắm người nhiều ma, anh em nhà họ Vũ đã chuẩn bị đám tang rất trọng thể, đầy

đủ nghi lễ để bày tỏ sự tiếc thương của những người đang sống với người quá cố. Trong đám tang cụ Cố, có trưởng phường bát âm đến để dặn dò. Bát âm lâm li, réo rắt, bi ai: “Ới ơi!...Hôm nay ông đã đi rồi/ Ông đã khuất núi về nơi suối vàng/ Đất

dày cách biệt dương gian/ Mấy lời nhắc nhở ông về ngàn thu; Ới ơi!. Nơi đấy mịt mù/ Gặp người chớ hỏi trước, gặp sông hãy lội sau/ Thấy thuyền xanh không

98

xuống/ Thấy thuyền đỏ qua mau…” [58; 38]. Trong đám tang, ông Phúc cũng có một bài hò thống thiết để tiễn cha về nơi suối vàng: “Í ơi!... Bố đã đi rồi!. Lòng con

đau thắt nhỏ đôi lệ sầu!. Bấy giờ cách trở hai nơi/ Âm dương xa ngái muôn đời biệt ly/ Bố đi con biết dặn gì…” [58; 39]. Những lối nói ví von, so sánh như vậy đã làm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cho ba tiểu thuyết đến gần hơn với cuộc sống đời thường. Ở Dòng sông mía thành công trong việc sử dụng ngôn ngữ nhân vật: vừa tự nhiên vừa cá thể hóa được lời ăn tiếng nói của nhân vật. Mỗi con người hiện lên trong các trang tiểu thuyết thật như cuộc sống vậy.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết viết về nông thôn trong văn học Việt Nam sau năm 1986 (Qua Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Ma làng của Trịnh Thanh Phong, Dòng s (Trang 93)