Hiện thực đời sống tâm linh và đời sống tính dục trong ba tiểu thuyết

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết viết về nông thôn trong văn học Việt Nam sau năm 1986 (Qua Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Ma làng của Trịnh Thanh Phong, Dòng s (Trang 44)

6. Cấu trúc đề tài

2.1.3Hiện thực đời sống tâm linh và đời sống tính dục trong ba tiểu thuyết

2.1.3.1. Đời sống tâm linh phong phú nơi làng quê

Những năm gần đây, hai chữ “tâm linh” và rất nhiều vấn đề liên quan đến đời sống tâm linh được người ta nhắc đến. Là một khái niệm không mới nhưng còn ít được chú ý tới ở thời kì trước, những năm gần đây nó được nhiều học giả quan

45

tâm bàn luận. Từ điển Tiếng Việt do Nhà xuất bản khoa học xã hội (1991) có viết: “Tâm linh là khả năng đoán trước được việc sẽ xảy ra theo quan niệm duy tâm”. Nguyễn Văn Duy trong cuốn Văn hóa tâm linh nhận diện tâm linh ở những biểu hiện: Tâm linh là cái trừu tượng thiêng liêng, thanh khiết, giá trị tâm linh bắt nguồn từ cái thiêng liêng; Tâm linh là cái nền vững chắc, là hằng số và vĩnh cửu trong nhiều mới quan hệ con người. Từ đó ông rút ra định nghĩa: “Tâm linh là cái thiêng

liêng cao cả trong cuộc sống đời thường, là niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo. Cái thiêng liêng cao cả, niềm tin thiêng liêng ấy đươc đọng lại ở những biểu tượng, hình ảnh, ý niệm…” [15; 16].

Trong tác phẩm văn học, các nhà văn thường không trình bày trực tiếp quan niệm của họ về “tâm linh” qua lối định nghĩa thông thường mà gửi gắm vào cái thế giới hiện thực mà họ sáng tạo ra. Và người đọc, qua những yếu tố cụ thể, chi tiết của đời sống mà tái hiện, tưởng tượng hay qua ấn tượng có tính liên văn bản mà người đọc cảm nhận được tư tưởng của tác giả về “tâm linh”. Yếu tố tâm linh, đời sống tâm linh rất phong phú, đa dạng trong tiểu thuyết sau năm 1986. Nó là những gì thuộc về cõi, miền sâu thẳm, hư ảo, chập chờn, vượt khỏi khả năng kiểm soát của ý thức nhưng cơ bản vẫn gắn với thế giới tinh thần của con người, là khả năng bí ẩn của con người mà khoa học duy lý vẫn chưa thể giải thích. Qua việc khảo sát ba tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma, Dòng sông mía, Ma làng, dựa vào những đặc điểm nổi bật của chính hình tượng nghệ thuật, chúng tôi nhận thấy đời sống tâm linh thường gắn liền với những tín ngưỡng, những niềm tin vào thế lực siêu hình cùng các quan hệ bí ẩn của con người, những sức mạnh thuộc về “trực giác”, “linh giác”, những khả năng kì lạ của con người.

Trước hết, đời sống tâm linh được thể hiện trong việc xây dựng với những không gian thiêng. Xóm Giếng Chùa trong Mảnh đất lắm người nhiều ma nằm ở thế đất “vượng nhưng nghịch” có “cổng tiền cổng hậu như hai ụ súng”, có núi ông Bụt nhiều ma, có Giếng Chùa gắn với những lời nguyền “Ai hay được ngọc Giếng

Chùa/ Rủi ai núi bụt thả bùa ma trêu”. Xóm Châu Giang trong Dòng sông mía

46

đôi cá thần vực Diễm, ai cũng tôn thờ coi đó là đấng linh thiêng “Khắp vùng ven

sông Châu này ai cũng khiếp sợ cá thần … dân bản địa cúng vọng … ngày rằm mồng một … chỗ nào cũng thấy lố nhố bóng người quỳ gối, vái lạy cá thần” [53;

57,58], có đình Thái Hòa bên kia sông “thiêng lắm”. Đặc biệt hơn, sự tích thằng Lẹp ra đời người dân cho rằng “thằng Lẹp là con của cá thần sông Châu Giang” [53; 47]. Câu chuyện lão Chép, vì dại dột nghe lời xúi giục của cánh nhà chè, dám cả gan báng bổ thần thánh, hung hăng quyết “bắt cóc” đôi cá thần về xơi tái nên lão đã phải chết. Hay câu chuyện về ba đứa con nhà cô Bê Lớn sinh ra đều là quái thai. “Người ở ven sông bảo rằng vào cứ Giêng Hai, mưa xuân giăng giăng mờ bãi, từ

dưới sông chỗ vụng Diễm lừ lừ bay lên ba vật sáng to như ba bóng đèn tỏa ánh sáng lạnh lẽo. Đấy là ba đứa con của cô Bê Lớn với Lẹp. Nghe thoảng trong gió ướt át mưa xuân có tiếng khóc oe óe và tiếng gọi khàn khàn: “Bu ơi, cho con bú, con đói lắm” [53; 299].

Làng Lộc (Ma làng) có bến Gáy được xây dựng là nơi diễn ra bao thăng trầm

của con người và cũng mang sắc thái thần bí, linh thiêng: “Đình chùa ở đây bị phá làm

nhà kho, trại chăn nuôi. Phá chùa Thông, tượng Phật đập vỡ, ông Thích ca đều lẳng xuống đây. Đêm đêm bao nhiêu hồn ma cứ níu nhau bò lên cái hòn đá Gáy kêu khóc. Cánh trẻ trâu ra đây tắm chết đuối mấy đứa.Cả con ông giáo Dừa bơi lội tài thế mà cũng ngỏm…Từ đấy người làng Lộc không ai dám bén mảng ra đây nữa”[ 45; 122].

Qua những chi tiết miêu tả về sự linh thiêng ở làng quê, chúng ta thấy được đời sống tâm linh ở đây còn mang vẻ nguyên sơ, huyền bí, ở đó còn tồn tại một tín ngưỡng dân gian rất thuần khiết nhưng rất mực linh thiêng.

Thiên nhiên cũng đóng vai trò quan trọng trong việc biểu hiện đời sống tâm linh con người. Người xưa quan niệm “vạn vật hữu linh” nên thiên nhiên không phải vật vô tri vô giác mà nó mang hồn cốt như con người.

Ma làng, cảm hứng tâm linh chi phối sâu sắc tới nội dung, cốt truyện và sự

sắp đặt thế giới nghệ thuật. “Trong thế giới quan của nhà văn rõ ràng có sự tồn tại

47

với Trịnh Thanh Phong, hai thế giới này không hề tách biệt mà có quan hệ mật thiết, qua lại, thậm chí song song tồn tại với những “cá nhân” hòa trộn vào nhau.

Trong Ma làng cái chết của lão Tòng “người lạnh toát, hai chân lão như bị

thụt sâu xuống đất, mắt lão nhòe nhoẹt khi nhìn thấy trên mộ mẹ thằng Nghiệp những vòng hoa đỏ chói. Lão quẳng bao thuốc sâu gồng mình co cẳng chạy. Cứ thế lão chạy thục mạng khi thấy những vòng hoa đỏ chói cứ lăn theo” [45; 144]. Để rồi

chính lão lại hiện về như một hồn ma gớm ghiếc ám ảnh Lường, kẻ kế cận của lão. “Lường ngẩn nhìn ra bãi tha ma ở gò Hồn. Trên những ngôi mộ nhập nhòe lửa

sáng, cái thứ ánh sáng hãi hùng lúc đỏ đọc, lúc xanh lè vụt tắt lại vụt hiện, Lường bám chặt mười đầu ngón chân xuống đất lấy lại bình tĩnh nhưng toàn thân thể Lường vẫn run bắn lên. Trước mắt Lường ngôi mộ chú Tòng to lù lù, dài thườn thượt, Lường tròn mắt nhìn, một ánh lửa xanh lè phụt lên, hiện giữa ánh lửa là một thân hình chân tay như cái cẳng sậy nghều ngào ấy đã dí vào Lường ngồi thụp xuống, Lường gượng bật dậy nhưng hai chân đã lún sâu xuống đất. Lường trợn mắt nhìn. Một giọng nói phều phào từ cái sọ dừa rỉ ra…” [45; 157] Trong câu chuyện

này, nhà văn để cho nhân vật Tòng giống như một kẻ “tuyệt gian “khi đang sống

phải gặp quả báo lúc xuống cõi âm. Hắn bị “nhốt cạnh chuồng cọp cho cọp hàng

ngày xé thịt ăn dần” [45; 158], rồi suýt bị bỏ vạc dầu nếu không có bà Lâm xin giúp. Chưa dừng lại ở đó, nhà văn xây dựng chi tiết lão Tòng hiện về gặp Lường đóng vai trò như một sự chuyển hướng hoàn toàn cho tác phẩm. Hồn ma kể cho

Lường nghe những gì hắn phải chịu đựng ở dưới âm phủ, đó là kết quả của việc

“ngày ở trên trần chú sống độc ác, mưu mô giết người, chặn của, kéo cánh gây bao oán hận trong làng xã. Thác về âm hại nhân nhân trị…” [45; 157]. Từ sau khi gặp

gỡ hồn ma lão Tòng, Lường bỗng thay đổi hẳn. Anh ta có những hành động tỏ ra

hối cải, nhận tội trước Đảng, trước chính quyền, đem số vàng tham ô để xung công, thay đổi lối sống… Điểm này bộc lộ rõ quan niệm nghệ thuật về thế giới và con

người của tác giả. Việc nhà văn tin vào sự tồn tại của kiếp này, kiếp sau, của luật

nhân - quả, ác giả ác báo đã tác động sâu sắc đến cách tổ chức nghệ thuật của tác

48

phải xuất phát từ chính bản thân anh ta mà bởi sự tác động của một thế lực vô hình, một thế giới của “ma” biết hành động giống như con người. Sự chuyển biến trong trình tự và nội dung tác phẩm vì thế cũng bộc lộ rõ ý muốn của tác giả thay vì phải vận động theo mạch vốn có của nó - mạch truyện mà tác giả đã dày công tạo dựng từ đầu tác phẩm.

Trong Mảnh đất lắm người nhiều ma vấn đề “tâm linh” được biểu hiện ở việc tin vào sự tồn tại của linh hồn đã chết. Cô Thống Biệu có một năng lực đặc biệt: cô là cầu nối giữa cõi thực và cõi âm ở làng Giếng Chùa. Nhưng thực tế cuộc sống ở làng Giếng Chùa ma sống lấn át ma chết. Và đôi lúc người ta không thể phân biệt ma thật ma giả nữa: “Người sống tàn sát nhau liên miên, người chết đã nửa thế

kỳ còn đội mồ sống lại, cười nói xoe xóe…hàng trăm oan hồn mấy chục năm vẫn trà trộn với người sống, vật vã” [58; 127]. Ngay cô Thống Biệu, người cao niên cuối

cùng của xóm Giếng Chùa chuyên sống bằng nghề yểm bùa, trị quỷ non một thế kỷ, bây giờ phải tự nhận mình hết phép, bất lực, bởi bùa ngải của cô “chỉ yểm được ma sống chứ ma chết thì chịu”: “Ma còn đang đẻ sinh đôi sinh ba nữa cơ đấy…Xưa nay

người ta chỉ sợ người chết chứ ai sợ người sống…Những người thân ngồi đấy mà cấm còn nhận ra ai nữa. Càng nhìn càng thấy đúng là những ụ mối, những bao bì dựng ngược, cái cao cái thấp lố nhố đầy nhà!. Những con ma tham, ma ác từ đấy chui ra. Con nào cũng lành chanh lành chói mồm năm miệng mười, chả còn bùa đâu mà yểm cho xuể” [58; 16-17].

Thế giới tâm linh còn xuất hiện khi con người rơi vào trạng thái khủng

hoảng, bất an. Cô Bê lớn trong Dòng sông mía sau cơn vật vã của cuộc sinh nở đã

hết ngọng, thốt lên với bà Mến rằng thằng Lẹp đã cả gan cưỡng bức cô và giết thằng Bê con. “Đêm nào con cũng nằm mơ thấy thằng em con hiện về, nó khó. Nó bảo vì

bố mẹ con, vì mẹ Mến cho con đi theo thằng Lẹp nên em con nó mới bị chết oan uổng. Ngôi mộ nó đắp qua loa ở bờ sông bị trâu bò húc san bằng, thằng em con không có nhà ở, phải ngủ trên cây gạo. Nó oán con, oán bố mẹ…”[53; 243]. Ông

Hàm trong Mảnh đất lắm người nhiều ma coi trời bằng vung, làm nhiều điều thất

49

mất, ông luôn bị ám ảnh, đêm đêm mơ thấy vợ về gọi hồn. Ông sợ hãi thắp hương trước vong linh mong được tha thứ. Chính sức mạnh tâm linh đã cảm hóa được ông Hàm, giúp ông nhận ra sai trái, lỗi lầm của mình.

Với việc khám phá hiện thực văn hóa tâm linh đã mở ra những điều bí ẩn khôn cùng trong đời sống xã hội nông thôn. Đi vào thế giới tâm linh, Nguyễn Khắc Trường, Đào Thắng và Trịnh Thanh Phong không phải dẫn người đọc vào cõi “mịt mù” của vô thức mà để soi sáng vào cõi tâm linh của con người, giúp chúng ta điều tiết mọi hành động để hướng tới cái chân – thiện – mỹ. Với hướng đi này, ba nhà văn đã tiến gần hơn trong nỗ lực tiếp cận hiện thực nông thôn và con người một cách đa chiều, toàn vẹn, góp phần đưa tiểu thuyết nông thôn ra khỏi lối viết “sáo mòn” để tìm ra thế giới đầy bí ẩn trong tâm hồn con người và phần nào giúp văn chương tiếp cận với giá trị đích thực của nó.

2.1.3.2. Đời sống tính dục

Tính dục là mối quan tâm muôn thuở của con người bởi lẽ đó là thứ cảm giác tồn tại từ trong bản thể. Trong ba tác phẩm khảo sát, đời sống tính dục được tác giả miêu tả rất chân thực. Đời sống tính dục có khi được miêu tả với giọng văn bông đùa, cợt nhả của cặp vợ chồng nơi thôn quê. Có khi ẩn dưới một âm mưu chứ không phải thực hiện bằng tình cảm, cảm xúc bên trong tâm hồn. Có khi đời sống tình dục lại được thể hiện bằng sự ham muốn bản năng, cuồng nhiệt. Tuy nhiên, dù miêu tả với giọng văn nào, trong hoàn cảnh nào đi chăng nữa, những trang viết về cuộc sống riêng tư của nhân vật khiến cho độc giả có cái nhìn gần gũi và thân thiện hơn. Nhân vật hiện lên với cả con người cá nhân và con người xã hội, không bị bó hẹp, khô cứng trong công thức của một vị anh hùng.

Trong Ma làng của Trịnh Thanh Phong, đời sống tính dục được đề cập trong mối quan hệ giữa Mưa và Ất, giữa Ló và lão Hò, và giữa anh Dỏ và vợ.

Mưa và Ất “không yêu đương gì” nhưng cái bầu Mưa mang là kết quả của sự “buông thả, quá trớn”. Nhà ông Tòng có cái video, băng hình lấy từ đâu về, tò mò đám thanh niên thậm thụt đến xem. “Mới đầu thì xem phim chưởng, sau đó ông

50

Tòng mở cho xem phim tươi mát. Mới đầu còn xấu hổ dụi đầu vào nhau cười khúc khích nhưng sau phởn lên, đôi nào cặp nấy dắt nhau đi. Một lần, hai lần cứ bắt chước làm cái việc như trong phim, trong hình ấy”. [45; 80].

Tính dục còn được thể hiện trong mối quan hệ giữa Ló và lão Hò khi còn làm ở trại chăn nuôi. Ban đầu là giúp đỡ vì hoàn cảnh khó khăn của Ló, nhưng sau, khi mỗi tuổi mỗi lớn, “ăn uống sinh hoạt đủ đầy, vào tuổi dậy thì Ló đẹp, cái đẹp ngây

dại, hồn nhiên như cỏ cây ở làng Lộc” [45; 56] đã khiến Hò nảy lòng trắc ẩn và Hò

đã lấy mất đời con gái của Ló bằng những cử chỉ nhanh nhạy, lõi đời của thằng đàn ông đã có vợ. “Hai bàn tay to như tay gấu của lão sà vào kéo tuột quần Ló ra và lão

bế Ló lên giường. Ló dãy dụa, ú ớ…Giọng lão hổn hển và cả bộ ngực phè phè của lão úp xuống Ló. Cứ thế lão liếm. Ló cưỡng lại, hắn chẹt mồm lão chặt vào môi Ló. Giọng lão hổn hển…”. [45; 58]. Ban đầu Ló cố gắng phản kháng nhưng về sau, sức

mạnh của người đàn ông đang trong cơn thèm khát cùng với những cảm xúc đê mê trong cơn mây mưa, Ló đã buông xuôi, đã hưởng ứng trong mối tình vụng trộm này. “Ló cứ nằm yên, cái cảm giác xã thịt đi đến tận cùng súc vật đã xóa nhòa đi tất cả

ranh giới. Ló vùng tay ôm ghì lấy lão và cái cảm giác lạ lùng ấy cứ phủ đầy làm u mê tâm hồn Ló” [45; 58]. Và cứ như thế mối tình vụng trộm của Ló và lão Hò cứ

diễn ra và chỉ dừng lại khi biết tin Ló có thai.

Đời sống tính dục trong Ma làng cũng được thể hiện nhẹ nhàng, hài hước qua vợ chồng anh Dỏ. Những lời tếu táo, bóng gió như “mẹ mày cứ bày sẵn ruộng

nương ra đấy rượu về anh Dỏ sẵn cày” [45; 29], cợt nhả nhưng hết sức tình cảm

của đôi vợ chồng nơi thôn quê.

Trong Dòng sông mía của Đào Thắng, văn hóa tính dục được tác giả tập trung thể hiện qua mối quan hệ giữa chị cả Thuần với đại đội trưởng Đồi. Sau lần trở về cắt tóc cho Bê Lớn theo lời nhờ của Lẹp, bà cả Thuần đã trở nên điên dại, tinh thần bất ổn. Biết bao hồi ức năm xưa trở về nguyên vẹn trong tâm trí bà. Hồi ức bà mong muốn mang đến khi xuống mồ nhưng cuối cùng cũng phải nói sự thật cho Khuê. Ngày ấy, khi chiến tranh vẫn còn liên miên thì anh cả Thuần được ông Đồi –

51

đại đội trưởng cùng những người trong đơn vị đưa về nhà để cứu chữa. Nhưng do bệnh tình quá nặng cùng với chứng nhiễm trùng cấp tính đã cướp đi tính mạng của anh. Chiến tranh ngày càng ác liệt, trong một lần anh Đồi đại đội trưởng bị thương

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết viết về nông thôn trong văn học Việt Nam sau năm 1986 (Qua Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Ma làng của Trịnh Thanh Phong, Dòng s (Trang 44)