6. Cấu trúc đề tài
3.1.2 Khắc họa nội tâm nhân vật
Nghệ thuật khắc họa tâm lý nhân vật là yếu tố quan trọng đánh dấu sự đổi mới hiện đại của tiểu thuyết. Nhân vật được coi là thành công cần phải có một thế giới tinh thần chân thực, biểu hiện được cảm xúc phong phú, sinh động như con người của đời thực. Phép biện chứng tâm hồn là một phương diện thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn. Thế giới nội tâm bao gồm tâm trạng suy nghĩ cảm xúc, cảm giác và những phản ứng tâm lý của nhân vật trước những cảnh ngộ, tình huống mà nhân vật phải trải nghiệm hoặc chứng kiến.
Nội tâm nhân vật có thể được thể hiện trực tiếp qua ngôn ngữ của người kể chuyện, hay khi nhân vật tự bộc bạch tâm trạng, tấm lòng của mình. Có thể tìm thấy
86
ở bất cứ trang truyện nào một trang thái nào đó thuộc về nội tâm nhân vật. Trong
tiểu thuyết Dòng sông mía, Đào Thắng đã đưa chúng ta đến làng Thanh Khê với
những số phận đau khổ, oan trái tưởng không thể gặp ở đâu. Trong tác phẩm chúng
ta gặp cuộc đời của bà mụ Mến là lịch sử thu nhỏ của dòng Châu Giang. Suốt cả
một đời chịu đau khổ, thua thiệt. Chỉ những khi đi làm công việc của một bà đỡ bà mới thấy có uy “chuyển từ thân của kẻ làm thuê sang sự oai quyền của một bà mụ
đỡ đẻ cho cả vùng…”.[53; 205] Ông Chép chồng bà vì bị cá thần quở phạt mà chết
thảm. Đón xác chồng chỉ thoi thóp, tím ngắt, bà mụ Mến “mệt mỏi rã rời và lòng
nặng trĩu nỗi hờn tủi đau đớn”. [53; 51]Lòng người đàn bà ấy vừa xót thương cho
số kiếp của người chồng bạc mệnh, vừa xót xa cho cái thân mình: “Tôi sẽ là gái già
cô độc. Làm người ở góa. Người đời sẽ sợ tôi, người ta sẽ bảo những hài nhi tôi đỡ không sống được sẽ oán tôi…” [53; 48]. Người mẹ ấy đau khổ vì chưa kịp có được
một mụn con, khát khao chính đáng mà tội nghiệp bởi sự nhận thức về cảnh ngộ tuyệt vọng của mình. Tương lai trước mặt của người nâng giấc sự sống nơi dòng sông Châu này dằng dặc buồn thương. Đó cũng là cơ sở của tình thương dạt dào, sự độ lượng chở che mà người mẹ dành cho thằng Lẹp quái thú. Nội tâm nhân vật của bà mẹ Mến có khi trải dài trên mấy trang giấy. Một nhân vật có chiều sâu tâm lý vừa là người mẹ của đời thường vừa thánh thiện như Mẹ Maria lòng lành “Nét mặt
đầy bư lự, hình như bà một cách không chủ định, đang điểm lại những ca đỡ đẻ, một cuộc tổng kiểm kê đời mình chăng…”. [53; 203]Ca đỡ cuối cùng của bà lại chứng kiến quả báo của thằng Lẹp. Tâm hồn người mẹ ấy quanh quẩn đầy bức bối. Câu chữ xô đẩy, câu văn trường biểu đạt một cách tài tình nỗi lòng của người mẹ khổ đau. Bà đã trẫm mình xuống dòng sông Châu Giang bởi sự bế tắc, tuyệt vọng. Nhưng bà Mến thấy cái chết đón bà như một sự giải thoát của Đức Chúa lòng lành. “Người đã cứu bà ra khỏi cõi đời mà cái ác hiện hình ngay từ thằng con bà, đang
xây những đài cao tự trị” [53; 248]. Xử lý diễn biến nội tâm nhân vật bà Mến lúc
cuối đời, Đào Thắng đã hoàn thành việc tạo cho nhân vật một số phận riêng, một tính cách riêng chân thực, thống nhất.
87
Nhân vật xuất hiện thường xuyên, xuyên suốt từ đầu đến cuối tiểu thuyết
Dòng sông mía là thằng Lẹp. Tất cả những đặc điểm liên quan đến thân phận cu Lẹp đều được dị hóa. Hắn được “dị hóa” từ ngoại tình cho đến tâm lý. Trong con người hắn luôn mang tâm trạng bệnh hoạn của những kẻ thiên tính ngày càng trở nên méo mó. Chất quái thú bên trong con người thằng Lẹp bộc lộ rõ nhất khi trong hắn thức dậy những ham muốn dục vọng thấp hèn. Có khi những ý đồ đen tối ấy tiềm ẩn trong đầu óc ma mãnh của hắn như một mục đích phải đạt cho bằng được. Có khi tâm lý chiếm đoạt bất ngờ xuấy hiện do hoàn cảnh. Đáng sợ là khi nào hắn làm việc ác cũng rất thản nhiên, dù đó là lúc hiếp, giết người … Ở hắn phần “dạ thú” lì lợm đã làm mất đi “lòng người”. Sau này hắn chỉ sợ cái xác không hồn, sống mà đáng sợ hơn người chết của vợ hắn – Bê Lớn và những quái thai hậu sinh của chính mình. Như vậy, có thể thấy, nội tâm của các nhân vật trong tiểu thuyết này đã chứng tỏ sự nhập thân của Đào Thắng vào bề sâu tâm hồn những nhân vật chính của tiểu thuyết.
Nếu như ở Dòng sông mía nội tâm nhân vật được tác giả thể hiện trực tiếp
qua ngôn ngữ của người kể chuyện hoặc do chính nhân vật biểu hiện thì trong Mảnh
đất lắm người nhiều ma Nguyễn Khắc Trường lại để phần sâu kín ấy qua cảm nghĩ
của nhân vật khác. Có thể kể đến sự cảm nhận tâm trạng của bà Son qua lời của chị Cả của bà. Người chị Cả của bà Son đã cảm thấy sự bất an trong lòng người em gái mình qua câu nói của bà: “Chị cả!. Em khổ quá!... Gọi như thế là dì ấy đang cần
một sự che chở, bảo vệ. Ở vùng này, người con gái mang tên tục của mình ngắn lắm. Từ hôm bước chân về nhà chồng, người ta đã quên mất tên cô rồi…Nhưng khi những người máu mủ ruột rà kêu lên bằng tên tục thì ngay những người đàn bà đù nhất cũng hiểu đấy không phải là tiếng gọi vui!. Một cái gì nghiêm trọng lắm!...Người em gái của bà thì xinh đẹp từ thuở lọt lòng. Đến bây giờ đã ngoài 50 mà vẫn nở nang, gọn gàng, vẫn tươi roi rói. Nhưng rõ là ông trời so đo, cò kè, cho dì ấy tí sắc tí duyên mà cứ như người kiệt cho vay lấy lãi. Cho đơn đòi kép. Cái vui của dì ấy không cõng nổi cái buồn. Đời dì ấy như bát cơm của kẻ khó, lổn nhổn ít gạo nhiều khoai!.” [58; 306]. Qua cảm nhận của nhân vật người chị, nội tâm của bà
88
Son cùn số phận, tính cách, tâm trạng của bà được cảm nhận đều hiện lên sáng rõ. Những đau khổ chồng chất trong cuộc đời đã đẩy bà đến chỗ Vai Cày bên bờ sông để giải thoát đời mình.
Trong tác phẩm Ma Làng, tâm lí nhân vật cũng được Trịnh Thanh Phong chú ý khắc hoạ. Đó là một lão Tòng xảo trá, lúc nào cũng đề phòng cảnh giác để trừ diệt họ Trương. Hắn luôn giả tạo trước dân làng. Ông Tĩnh thì luôn thủ cựu, một đảng viên năm mươi năm tuổi Đảng nhưng chỉ biết hô khẩu hiệu vì Đảng mà không biết hành động. Ngoài ra là những con người nông dân có số phận bi kịch nhưng luôn mơ ước cuộc sống yên ổn. Ló thì lúc nào cũng giả bộ thỏ thẻ, con mắt liếc ngang, chuyên nghe hơi nồi chõ nhưng bản chất lại là người tốt. Ló nhận thấy anh Tâm là người tốt, Ló căm ghét anh em Phạm Tòng, thương xót cho thân phận Mưa. Ló là nhân vật được nhà văn chú ý miêu tả tâm lí hơn cả. Cô từng là người tốt nhưng bị anh em nhà Phạm Tòng hãm hại. Cô ý thức được điều này: “Ló thấy trong lòng có
gì nao nao chua xót. Ló nhớ cái trại chăn nuôi, ngày ấy Ló cũng là cô gái hiền hậu, người làng Lộc ai cũng cảm, cũng thương thế mà Ló để mất! Người làng Lộc coi Ló như con hủi, Ló chua xót nhận được điều này. Ló ân hận và căm phẫn kẻ đã làm hại đời Ló. Ló rợn người khi nhận ra sự nhẫn tâm, tàn ác của lão Tòng”. [45; 76].
Nhân vật Mưa cũng được Trịnh Thanh Phong miêu tả với những diễn biến nội tâm phong phú. Cô là một cô gái hiền lành, con nhà gia giáo nhưng do ngây thơ và buông thả quá trớn nên phải chịu tiếng chửa hoang. Cái thai ấy làm mất thanh danh của cả gia đình cũng như cái danh “năm mươi năm tuổi Đảng” của cha đẻ cô. Khi bước ra sông tìm đến cái chết đầu óc Mưa chỉ nghĩ tới “Cái bụng Mưa cứ mỗi ngày
lại ình ra, Mưa sợ lắm. Mưa sợ đời Mưa lại như chị Ló ở làng Mình thì nhơ nhuốc lắm. Mà nếu phải như thế thì bố Mưa sẽ từ mặt Mưa mà không khéo còn uất lên mà chết. Nghĩ vậy, Mưa liều!...”[45;9]. Sự đấu tranh trong con người Mưa diễn ra dữ
dội và để rồi cô quyết định trẫm mình để giữ thanh danh cho gia đình. Được cứu sống trở về, cô quý bản thân mình và đứa con trong bụng hơn ai hết. Tự cô đã mang thai, sinh con và nuôi con đơn thân bất chấp sự cấm cản của ông Tĩnh – bố cô. Và khi nền kinh tế thị trường phát triển hơn, với đầu óc làm ăn cô cũng có cho mình
89
một cửa hàng để phục vụ bà con và nuôi sống hai mẹ con. Sự thành công và hạnh phúc của Mưa là kết quả của một nghị lực vươn lên của con người, đại diện cho lớp người bị đè nén.
Như vậy, việc khắc họa nhân vật bằng những chi tiết nội tâm trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới nói chung và ba tiểu thuyết này nói riêng đã khiến cho những nhân vật trở nên gần gũi hơn với cuộc sống đời thường. Với tất cả những cảm xúc buồn vui, yêu ghét, căm giận, tự hào, những nhân vật trong ba tiểu thuyết đã bước vào trang sách như chính cuộc đời thực vậy. Thế giới tâm hồn của nhân vật đã làm cho bức tranh hiện thực đời sống được phản ánh có chiều sâu hơn. Các hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm từ đó cũng được thể hiện chân thực hơn.