6. Cấu trúc đề tài
3.3.1 Kết cấu lồng ghép
Trong cuốn Số phận tiểu thuyết có định nghĩa: Lắp ghép là cách “tạo dựng
99
ngang, đảo ngược theo ý đồ của tác giả tạo ra trong truyện. Những tình huống, những cảnh ngộ, biến cố như không quan hệ, liên đới được xích lại gần nhau. Cùng với sự lắp ghép đó là sự di chuyển các điểm nhìn, là tư duy nghệ thuật trong sự quy ước vừa chặt chẽ vừa co giãn của cấu trúc thể loại” [602]. Nghiên cứu kết cấu lắp
ghép trong tiểu thuyết nông thôn qua Mảnh đất lắm người nhiều ma, Ma làng và
Dòng sông mía chúng tôi thấy 3 tác phẩm thuộc kiểu kết cấu lắp ghép cốt truyện. Người đọc nhận diện đây là tiểu thuyết có nhiều truyện kể bên trong. Trong tác phẩm này có một nhân vật là nhà văn cũng đang viết cuốn tiểu thuyết như tác giả.
Trong Mảnh đất lắm người nhiều ma, Ma làng và Dòng sông mía các tác giả không triển khai cốt truyện hoàn toàn theo lối “biên niên” truyền thống mà theo lối “lồng ghép” (tiểu thuyết lồng trong tiểu thuyết). Cũng cần phải nhận định rằng kết cấu kiểu lồng ghép không phải là sáng tạo mới mẻ của Nguyễn Khắc Trường, Trịnh Thanh Phong và Đào Thắng, mà kiểu cốt truyện này có nguồn gốc từ tác phẩm nổi tiếng của người Ả Rập: “Nghìn lẻ một đêm”, ở đó, những câu chuyện rời rạc được kết thành một chuỗi liên tiếp, không đứt. Ta cũng bắt gặp kiểu tiểu thuyết này ở những tác phẩm của một số nhà văn lớn xưa và nay như: kịch tự sự của Bectonbrecht, kịch Shakespeare, tiểu thuyết Xecvantec,… Song điều chúng ta quan tâm không phải là việc Nguyễn Khắc Trường , Trịnh Thanh Phong và Đào Thắng trải nghiệm kiểu cốt truyện này như thế nào mà là vấn đề các tác giả sáng tạo như thế nào. Ở cả ba nhà văn, việc sử dụng kiểu cốt truyện này bởi vì nó thích hợp nhất với cấu trúc đa chủ đề và ý đồ biểu hiện một hiện thực thật dữ dội, tàn khốc cùng những vấn đề khuất lấp, bí ẩn, phức tạp trong tư tưởng, tâm hồn con người. Trong tiểu thuyết của mình, Nguyễn Khắc Trường, Trịnh Thanh Phong và Đào Thắng đã đan cài những câu chuyện trong nhau tạo ra mối quan hệ rất mật thiết giữa chúng và mang tới cho tác phẩm những hiệu quả thẩm mĩ bất ngờ.
Trong Ma làng câu chuyện bên ngoài là tranh quyền đoạt chức mưu mô chước quỷ của những con “ma làng” làm mưa làm gió suốt một thời gian dài. Và gài bên trong nó, triển khai để cốt truyện ấy nổi bật, sâu sắc, ám ảnh hơn là chuyện hãm hại của cánh lão Tòng với bà Lâm, thằng Nghiệp, cô Mưa, chuyện cuộc đời chị
100
Ló, chuyện nhà anh Dỏ và những câu chuyện nhỏ nơi làng Lộc bình dị. Qua những câu chuyện nhỏ ấy cái bộ mặt thật của những kẻ mưu mô như lão Tòng được phơi bày, nhấn mạnh và gây ấn tượng mạnh đối với độc giả.
Nhưng cái mạnh được tác giả phát huy tối đa và cũng đạt được hiệu quả rất đáng mừng, ấy là vốn sống và sự am tường hiểu biết về người nông dân và sự chuyển mình của nông thôn ngày nay. Có được những thành công mới, không lặp lại những tác giả đã có những thành công trước viết về cùng một đề tài, ấy là vì tác giả đã sống cùng với chính bà con anh em mình trong ngôi làng Lộc xa xôi, tham dự vào những niềm vui và nỗi buồn mà từ trong thói tục làng quê chưa biết đến bao giờ mới gột rửa cho sạch. Và hơn thế nữa, tác giả đã gióng lên được một hồi chuông cảnh tỉnh: nếu các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý nông nghiệp và nông thôn mới không nhận ra những thói tục xấu xưa cũ luôn luôn ẩn náu trong đường gân thớ thịt, trong máu của người nông dân, nó chỉ chờ khi có cơ hội là bùng phát thành những căn bệnh hiểm nghèo, nhằm kéo người nông dân trở về với lối sống ao tù nước đọng để đạt được ý nguyện ngu dân của bọn cường hào mới.
Trong Mảnh đất lắm người nhiều ma câu chuyện bên ngoài là mâu thuẫn dòng họ nhưng trong đó, nhà văn đã đan lồng rất nhiều câu chuyện nhỏ: câu chuyện tình yêu lứa đôi (bà Son – ông Phúc, Lạc – Chỉnh; Tùng – Đào ), câu chuyện kể về những số phận con người như lão Quềnh, bà Son, chị Bé,….câu chuyện về lề thói, sinh hoạt tập tục ở vùng nông thôn,…
Về câu chuyện mâu thuẫn giữa hai dòng họ lớn ở làng Giếng Chùa, mạch truyện này trong tiểu thuyết bị đứt gãy, xen ngang bởi những câu chuyện khác. Câu chuyện tình giữa Phúc và Son được miêu tả như cái cớ làm bùng lên ngọn lửa căm thù trong lòng ông Trưởng họ Trịnh Bá. Chính vì vậy, khi diễn tả mâu thuẫn ngay cả lên đến đỉnh điểm thì nhà văn thường lồng vào đó những câu chuyện tình cảm bên cạnh mối thâm thù cố hữu của hai dòng họ để tạo ra sự gay gắt, quyết liệt xung quanh xung đột truyện. Ở đây, Nguyễn Khắc Trường đã lựa chọn một cốt truyện làm nền khá hợp lý để triển khai những câu chuyện trong nó hết sức tự nhiên.
101
Về câu chuyện tình yêu và số phận con người, đây là những câu chuyện nằm ở bên trong câu chuyện thứ nhất, được thể hiện lại qua những đoạn hồi cố. Nhưng có thể khẳng định rằng nó mang dụng ý của nhà văn. Sự có mặt của chúng trong câu chuyện thứ nhất sẽ góp phần làm nên linh hồn của tác phẩm. Cũng từ câu chuyện này, thân phận người nông dân nói chung và những kiếp người ở Giếng Chùa nói riêng hiện lên rất rõ nét, đó là những kiếp người mang đầy nỗi bất hạnh và bi thảm.
Những câu chuyện về cuộc đời, kiếp người bất hạnh trong Mảnh đất lắm người nhiều ma không được triển khai thành một mạch truyện theo trật tự thời gian,
mà có khi những sự kiện, những biến cố hiện ra một cách ngẫu hứng theo dòng hồi ức nhất định của nhân vật nhưng cũng có khi chập chờn giữa quá khứ, hiện tại, giữa cõi thực và cõi ảo…
Những xung đột dòng họ, những câu chuyện tình quá khứ (Phúc – Son) và hiện tại (Tùng – Đào) cùng những câu chuyện về số phận con người,… đan cài trong nhau đã lột tả được chính xác những trạng thái tâm lý, hiện tượng đời sống cùng những vấn đề phức tạp, bức xúc của cuộc sống nông thôn thời kì đổi mới.
Ở tiểu thuyết Dòng sông mía gồm hai hướng triển khai cốt truyện khác nhau, mỗi phần đều được đặt tên (Phần I: Lửa hoang (278 trang); phần II: Máu của đất (251 trang), đều được đánh số La Mã từ I đến XXXI). Phần I xoay quanh nhân vật lẹp, nhân vật trung tâm của câu chuyện. Lẹp hiện lên như một kẻ bệnh hoạn sinh lý, tha hóa biến chất. Phần hai là câu chuyện xung quanh về cuộc sống gia đình Khuê với những câu chuyện trớ trêu. Hai mảng truyện này lắp ghép tạo thành một cuốn tiểu thuyết dày dặn, đa dạng về hình thức nghệ thuật, phong phú về hiện thực đời sống nông thôn và người nông dân trong và sau chiến tranh.
Mới đầu, tưởng chừng hai mạch truyện có vẻ tách biệt, không có sự liên kết nhưng thực chất chúng có quan hệ gắn kết với nhau. Có thể coi hai mạch truyện là hai “truyện ngắn” được ghép với nhau tạo nên một cuốn tiểu thuyết dày dặn, đa dạng về hình thức và phong phú về hiện thực đời sống nông thôn và người nông dân trong và sau chiến tranh.
102
Về câu chuyện xung quanh nhân vật Lẹp, mạch truyện này luôn bị đứt gãy và đan lồng vào nhau đó là rất nhiều câu chuyện: huyền thoại về thần cá sông Châu Giang, chuyện về lão Chép vì nghe lời xúi bẩy của cánh nhà chè đã cả gan “ bắt cóc” đôi cá thần về “xơi tái” nên bị cá thần quật chết; câu chuyện ông Quĩ chiếm đoạt bà Mến ngay trong đêm ông Chép qua đời và sinh ra thằng Lẹp; câu chuyện chị Cả Thuần thất tiết với chồng ngay lúc còn để tang chồng; câu chuyện loạn luân giữa Lẹp và Bé; câu chuyện cô Bê Lớn trở thành vợ Lẹp… Để đặc tả chân dung một nhân vật tha hóa đến đỉnh điểm, nhà văn Đào Thắng đã lồng ghép những câu chuyện bên trong để tìm ra nguyên nhân sâu xa bên trong của sự tha hóa ở Lẹp.
Về câu chuyện gia đình Khuê từ trong và sau chiến tranh. Bên ngoài mạch chuyện này Đào Thắng kể về khát vọng muốn khôi phục lại nghề ép đường truyền thống của nhân vật Khuê sau khi anh xuất ngũ trở về. Cốt truyện tưởng chừng như đơn giản nhưng ẩn bên trong câu chuyện này là những câu chuyện về số phận trớ trêu, bi kịch của người nông dân (nhất là người phụ nữ), số phận bi kịch của những người lính như Khuê… Những câu chuyện về số phận con người không được triển khai thành một mạch thẳng theo trật tự thời gian mà nó được kể đứt quãng qua sự hồi cố của nhân vật. Những mâu thuẫn trong một gia đình, những câu chuyện loạn luân, thất tiết trong quá khứ, cùng những câu chuyện về số phận con người xoay quanh một gia tộc được đan cài trong như lột tả chính xác những trạng thái tâm lý, hiện tượng đời sống cùng những vấn đề phức tạp, bức xúc của cuộc sống nông thôn thời đổi mới.
Với Mảnh đất lắm người nhiều ma, Ma làng và Dòng sông mía, Nguyễn Khắc Trường, Trịnh Thanh Phong và Đào Thắng đã tái hiện trong tiểu thuyết của mình hai lớp hiện thực lớn: hiện tại và quá khứ. Thực tại này tưởng chừng như tồn tại độc lập nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau. Hiện tại – cái hiện nay chính là kết quả, cái dư âm của ngày hôm qua – quá khứ. Một thời các dòng họ thi nhau tung hoành, là dư âm tạo tiền đề cho một mâu thuẫn mới nảy sinh ở thế hệ tương lai. Sự độc ác, lòng hận thù kia chính là mâu thuẫn một thời đã qua. Ba tác giả cho chúng ta tiếp xúc với một hiện thực đa chiều đang trong sự chuyển hướng.
103
Trong ba tiểu thuyết, các mạch truyện tồn tại với các dòng thời gian khác nhau nhưng Nguyễn Khắc Trường, Trịnh Thanh Phong và Đào Thắng không hắn quan niệm chúng ta là những vòng tròn đồng tâm làm nổi bật một vấn đề. Đan cài những câu chuyện chính là cách mở rộng các hệ chủ đề trong tác phẩm. Ba cuốn tiểu thuyết này không chỉ phản ánh hiện thực dữ dội của mâu thuẫn tộc họ, mâu thuẫn trong việc nắm chính quyền, mâu thuẫn gia đình, vấn đề loạn luân mà còn thể hiện sâu sắc vấn đề thân phận con người và tình yêu đôi lứa. Các chủ đề ấy đan quyện vào nhau tạo nên sức gợi, sức hấp dẫn của tiểu thuyết. Hơn nữa, khi để cốt truyện lồng vào nhau, soi sáng nhau thì hình thức tác phẩm cũng là sự khúc xạ của một thế giới nhiều đổ vỡ, xáo trộn và nhiều bất ổn.
Nói như nhà văn Nguyễn Huy Thiệp thì có thể coi Mảnh đất lắm người nhiều ma, Ma làng và Dòng sông mía có âm vang của một cuộc khủng hoảng. Có lẽ
vì thế mà dư luận về nó rất phức tạp và người ta vì quá chú ý đến nội dung tư tưởng mà ít khi chịu nhìn tác phẩm từ góc độ nghệ thuật biểu hiện.
Tuy nhiên, theo chúng tôi, mặt hạn chế của kiểu kết cấu này là nhiều khi tạo cảm giác lan man, không tập trung vào mạch chính, người đọc khó xác định được chủ đề tư tưởng.