6. Cấu trúc đề tài
3.2.1 Nhân vật tha hóa
Có thể thấy rằng tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới cũng như tiểu thuyết viết về nông thôn luôn hướng tới sự “hoàn thiện” trong việc biểu hiện nhân vật. Các tác phẩm viết về nông thôn thời kì này đã miêu tả nhân vật với những phạm trù đối lập nhau: tốt – xấu, thiện – ác. Trong Mảnh đất lắm người nhiều ma, Dòng sông mía, Ma làng, có không ít nhân vật thèm khát danh vọng, quyền lực, dục vọng mà sẵn sàng chà đạp lên mọi chuẩn mực đạo đức. Sự tha hóa của người nông dân trong
56
hai tiểu thuyết này không chỉ là do chịu sự tác động, chi phối của hoàn cảnh mà còn ở ngay trong ý thức từng nhân vật.
Trong Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), hiện lên nổi
bật ở đây là một hiện thực nông thôn rùng rợn, xung quanh mối hận thù giữa hai dòng họ Trịnh Bá và Vũ Đình. Nó hết sức sâu sắc, quyết liệt, dữ dội và dai dẳng. Ý thức dòng họ đã chi phối hết thảy ý nghĩ và hành động của từng con người trong hai dòng họ này. Khi nói về dòng họ Trịnh Bá, có một người mà ta không thể không nhắc tới, đó chính là Trịnh Bá Thủ- Bí thư Đảng uỷ xã, một con người có thể coi là bức tranh hoàn chỉnh về tính cách cho anh em nhà họ Trịnh. Thủ là người “có mã, cao ráo trắng trẻo”, “vốn thuộc người cải lương, dễ bằng lòng và dễ chấp nhận”. Con người này hội tụ đầy đủ phẩm chất của con người có tài và có ác tâm. Chính Thủ là người đã đề xuất ý kiến khi họp với chi bộ Giếng Chùa nên đề cử Tùng vào danh sách bầu Đảng uỷ mới, bởi Thủ thấy Tùng dám phê bình cả ông Phúc trong cuộc họp. Bởi vậy, Thủ nghĩ ngay đến việc phải lợi dụng ngay mối bất hoà này trong dòng họ Vũ Đình. Nhưng khi bỏ phiếu cho Tùng thì Thủ lại gạch tên anh đầu tiên bởi suy nghĩ của Thủ là “Tùng sao lại có thể ngồi chung chiếu với mình được”. Hay thông qua trường hợp của Trần Văn Sửu ta lại càng phần nào thấy rõ hơn sụ mưu mô, tính toán trong con người Thủ. Trần Văn Sửu vốn là dân ngụ cư ở xóm Trại, là người không thuộc phe cánh nào trong xã đã dễ dàng hưởng lộc của người đứng giữa nên trong cuộc bỏ phiếu Sửu đã trúng với số phiếu cao. Để chắc chắn cái ghế chủ tịch xã kia phải nằm trọn vào tay Sửu, Thủ đã suy nghĩ và tính toán một cách chắc chắn rằng, mình cần phải làm một cuộc vận động để Sửu trúng cao trong cuộc bầu cử hội đồng nhân dân. Đến khi cái ghế chủ tịch kia nằm gọn trong tay Sửu rồi, thì không riêng gì Sửu mà cả xóm Trại kia cũng sẽ biết công ơn to lớn của Thủ. Vậy là, Thủ đã đạt được âm mưu là không để cái ghế chủ tịch rơi vào phe cánh nhà Vũ Đình, đồng thời với riêng Sửu, Thủ coi mình là người làm ra ơn huệ, có thể buộc Sửu hoàn toàn nghe theo sự sai khiến của mình. Sự mưu mô, tính toán của Thủ còn được thể hiện qua vụ việc lấy Luyến về làm vợ. Ngày ấy, Thủ làm bí thư xã đoàn, một bí thư được coi là đẹp trai và hào hoa. Rồi Thủ bị đồn thổi là đã say cô
57
Luyến như “cóc ngậm thuốc lào”. Mà cô Luyến này được xếp vào hạng mặt thì rỗ hoa, nước da thì bánh mật. Quan niệm của con người lúc này coi việc yêu đương thầm lén là sự vi phạm đạo đức, vi phạm phẩm chất cực kỳ ghê gớm và nghiêm trọng. Dù trai chưa vợ, gái chưa chồng cũng cấm chỉ thì thụt, hẹn hò. Thủ bây giờ đang là đối tượng Đảng, không cẩn trọng là trắng tay. Quyết định lấy Luyến của Thủ lúc bấy giờ đã gây ra nhiều bất ngờ sửng sốt, nó bất ngờ ngay cả với bố mẹ Luyến. Bởi trong suy nghĩ của mọi người việc Thủ lấy Luyến vì đã “quá mù ra
mưa”, bởi Thủ nhìn thấy ở Luyến là sự “lúng la lúng liếng” bày ra ở trước mắt,
không nỡ để phí của giời, chỉ muốn cải thiện tí cho vui, chứ không nghĩ đến việc “bách niên giai lão”. Giờ mà Thủ đánh bài chuồn thì coi như cánh cửa đến với Đảng của Thủ sẽ chấm dứt. Thế mới biết sức mạnh của hai chữ “đảng viên” thật có sức hút mạnh mẽ đến đến nhường nào. Nó có thể khiến cho con người ta không cần suy nghĩ đến hạnh phúc cá nhân, hạnh phúc riêng tư- vốn là những thứ hết sức thiêng liêng, hết sức cao đẹp trong cuộc sống của mỗi người.
Con người với những năng lực, những mưu cao thủ đoạn như vậy, lại được nguỵ trang dưới mác Đảng viên sẽ có lợi thế gì cho Thủ trong cuộc đấu tay đôi giữa hai dòng họ này? Ngay khi sự việc đào mả cụ cố nhà Vũ được ông anh cả thông báo tới mình, Thủ đã không có thái độ phản đối gì. Lẽ ra, với tư cách là một Đảng viên, hơn nữa lại giữ chức vụ quan trọng ở xã, nên khi nghe đến việc ông Hàm bàn việc đào mộ, Thủ sẽ phải là người đầu tiên can ngăn anh trai mình, bởi lẽ hơn ai hết, Thủ hiểu rõ tác hại ghê gớm của hành động này. Nó không chỉ là hành động đáng bị lên án mà với hành động này, chắc chắn sẽ gây ra nhiều thứ mà người trong cuộc không thể lường hết được. Nhưng Thủ vốn là người đa mưu, trong đầu chứa đầy sự tính toán của kẻ có học thức, bởi vậy ngay trong đêm ông Hàm quyết định đào mộ, Thủ đã chọn cho mình con đường rút lui êm đẹp bằng cách tạo ra chứng cứ ngoại phạm, cho dù kế hoạch đào mả có bị bại lộ thì Thủ cũng không phải là người liên quan, không biết tí gì. Có thể thấy, kế hoạch của Thủ rất chu toàn, không hề thấy chút sơ hở nào. Nhưng thật không may cho anh em nhà họ Trịnh, bởi kế hoạch vạch ra dù đã rất tỉ mỉ nhưng cuối cùng vẫn bị phát giác. Và kết quả là Trịnh Bá Hàm bị bắt và
58
giải lên xã. Đứng trước hoàn cảnh này, dù đã được chuẩn bị sẵn tâm lý nhưng Thủ vẫn “rã rời như chỉ muốn đổ sập xuống khi cái đám đông rước đèn đuốc cứ rừng
rực, rùng rùng những mặt người phừng phừng vừa đi vừa hô hoán”[58; 105]. Nhìn
thấy ông Hàm trong tình cảnh này, Nỗi đau của tình máu mủ dội lên trong người Thủ. Thủ đã rất tỉnh táo, khéo léo và tế nhị khi giải quyết tình huống này bằng những lời nói mềm mỏng và nhũn nhặn bởi Thủ nghĩ được rằng, trong sự việc kia, họ nhà mình nắm chắc phần sai. Bởi vậy, việc cốt yếu lúc này là phải giải tán được đám đông kia, hạ hoả trong đầu những con người kia bộc phát kia, nếu không sẽ gây ra bạo loạn, việc cứu vớt tình thế sẽ trở nên thêm khó khăn gấp bội. Sự việc trên đã khiến cho Thủ bị mất uy tín trầm trọng, dù không phải là người trực tiếp tham gia, nhưng vì có người nhà làm ra những việc động trời như vậy nên con đường công danh của Thủ cũng gặp không ít trở ngại. Để bảo vệ danh dự cho bản thân và dòng họ, Thủ đã không ngần ngại sử dụng “con tốt” bà Son. Thủ sắp xếp để bà Son gặp ông Phúc, dùng tình cảm để thuyết phục ông Phúc rút đơn kiện, bởi chỉ còn đúng bảy ngày nữa, nếu không nhanh hoà giải, vụ việc kia sẽ bị chuyển lên huyện xử lí. Bà Son đã chấp nhận nghe theo lời Thủ. Dù có suy nghĩ sâu sắc đến mấy bà Son cũng không thể ngờ được rằng, việc mình nhận lời của Thủ hôm nay đang bị lợi dụng như một vật hi sinh để thực hiện một âm ưu đen tối, mờ ám mà đạo diễn không ai khác chính là Thủ.
Bắt quả tang được cảnh gặp Son, Phúc bị ép kí vào biên bản và buộc phải rút đơn kiện về. Và việc ông Phúc chủ động chịu rút đơn kiện đã khiến cho rất nhiều người ngỡ ngàng và bàng hoàng, bởi trong suy nghĩ của họ, không thể có cơ hội nào tốt hơn cơ hội này để chi họ Vũ Đình có thể triệt hạ, sát phạt chi họ Trịnh Bá.
Đến lúc này có thể nói Trịnh Bá Thủ đã rất thành công trong việc cứu chi họ Trịnh Bá khỏi một tình thế hiểm nghèo, nguy cấp bởi nếu không tất cả những gì Thủ đã dầy công gây dựng rất dễ trở thành con số không. Nhưng không dừng lại ở đó anh em nhà họ Trịnh còn ép bà Son viết đơn gửi lên xã tố cáo Vũ Đình Phúc lợi dụng đàn bà con gái làm chuyện bậy bạ. Nội dung của lá đơn này chẳng khác nào sự bịa đặt, sự vu cáo làm ảnh hưởng đến danh dự của ông Phúc nói riêng và chi họ
59
Vũ nói chung. Hiểu được điều này, nhưng bà Son không thể làm khác. Từng bước một, Thủ đã đẩy bà Son ngày càng lún sâu vào âm mưu của mình. Không dừng lại ở việc yêu cầu bà Son gặp Phúc, yêu cầu bà Son phải viết lá đơn tố cáo, đến giờ Thủ còn ép bà Son phải ra trước xã để đối chứng về sự việc trong lá đơn kia hòng triệt hạ chi họ Vũ Đình đến cùng. Âm mưu nối tiếp âm mưu, thủ đoạn nối tiếp thủ đoạn, Thủ tiếp dùng dùng chiêu bài ép bà Son đến con đường cùng. Dù có tính toán cặn kẽ, chi tiết đến đâu, thì Thủ cũng không thể ngờ rằng, chính hành động này của mình như giọt nước tràn ly đã đưa đến cái chết bi thảm của người chị dâu ở chỗ Vai Cày bờ sông.
Với nhân vật Thủ, người đọc nhận thấy ở nhân vật này là con người nham hiểm, mưu mô và đầy thủ đoạn. Vì lòng đố kị, ghen ghét cùng với đó là mối thù hận giữa hai dòng họ, với chức danh bí thư xã- đeo mác đảng viên trên người, Thủ đã lợi dụng những thứ này như những công cụ, phương tiện hỗ trợ đắc lực cho mình trong việc thực hiện những toan tính trên. Thực nguy hiểm biết bao khi con người với chức trách đảng viên kia đã không đem tài năng, trí lực của mình để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng ở quê hương, làng xã. Chính những con người như Thủ đã gián tiếp góp phần đưa tới một cuộc sống trì trệ, bảo thủ, làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của làng xã nông thôn Việt Nam xưa mà xóm Giếng Chùa là hình ảnh tiêu biểu. Như vậy, qua Mảnh đất lắm người nhiều ma, nhận thấy Nguyễn Khắc Trường đã đi sâu vào một trong những vấn đề phức tạp và rắc rối nhất ở nông thôn là quan hệ dòng tộc. Tác phẩm phơi bày hiện thực mâu thuẫn, gay gắt dâng lên thành những đỉnh điểm, cao trào với những màn đấu trí, đấu lực dựa trên lòng hận thù. Nhưng xung đột cơ bản và quyết liệt nhất là dòng họ nào sẽ nắm quyền lực ở trong làng. Tác giả đã khắc hoạ về sự biến chất, tha hoá của những con người thôn quê. Ở đó quan hệ người với người có lúc còn tàn bạo hơn cả loài thú vật và nguy hiểm hơn nó mang danh Đảng, chính quyền để hạ bệ nhau, rửa thù hận bằng những mưu mô thủ đoạn độc ác một cách tàn bạo, trằng trợn.Cuối cùng cả hai bên đều gặt hái được nhưng kết quả ngoài mong muốn, hoặc có người chết, hoặc rơi vào hố sâu tận cùng của tội ác.
60
Tác phẩm là sự chồng chéo một loạt những xung đột dữ dội và dai dẳng. Cũng chính những sai lầm trong cải cách đã dẫn đến xung đột tranh giành, thanh trừng lẫn nhau giữa các phe cánh. Cụ thể trong tác phẩm là xung đột gay gắt giữa hai dòng họ Phạm và họ Trương. Hình ảnh những kẻ như Phạm Tòng và vây cánh của lão đã trùm bóng đen lên khắp làng Lộc với những âm mưu đen tối, những toan tính có thừa sự xấu xa. Ngay từ đầu tác phẩm, nhà văn miêu tả một cuộc vận động ngầm để Phạm Tòng “vươn lên “chức chủ tịch xã từ một anh đánh dậm ra làm chứng ở phiên tòa vu oan mẹ con anh Nghiệp, rồi “sau phiên tòa một thời gian, ông
Tòng được mời ra ủy ban xã làm viêc. Mới đầu giữ cái chân phục dịch ở văn phòng, rồi lên ủy viên thư ký, phó chủ tịch phụ trách công an. Năm ông Y Ấn bí thư Đảng ủy lâm bệnh đột ngột chết, ông Thệ lên làm bí thư, lập tức ông Tòng được bổ nhiệm làm chủ tịch.” [45; 13] Đó là cái vỏ ngoài của sự việc, còn ẩn sâu trong đó, những
mưu mô xảo trá, những trò đê tiện mà lão làm không gớm tay để có được chức quyền cũng được nhà văn miêu tả hết sức sinh động. Để đoạt được chức vị, quyền hành, Phạm Tòng có thể vu khống cho mẹ con bà Lâm Nghiệp, ép bà đến cái chết. Thậm chí hắn còn lập mưu giết lão Thệ, kẻ nâng lão lên từ vũng bùn, cùng lão bày những trò bẩn thỉu và đê tiện. Mọi thứ xấu xa, đê tiện, lộn sòng được phơi bày. Người đọc thấu hiểu bản chất của những kẻ cầm quyền trong làng xã như Phạm Tòng đồng thời trân trọng và thông cảm hơn với những tấm lòng như anh Tâm, anh Nghiệp. Hơn thế, sự mưu mô, xảo quyệt của Phạm Tòng và vây cánh còn được thể hiện rõ trong các “cuộc họp chấp hành”. Từ đầu đến cuối truyện, người đọc chứng kiến hai “cuộc họp”. Trong hai cuộc họp ấy, Phạm Tòng luôn dặn dò lũ đàn em “phải biết mượn cái vỏ của Đảng để củng cố cái phái”, [45; 48] vấn đề chúng bàn bạc đều xoay quanh việc làm sao nhổ được “cái gai” trước mắt là anh Tâm - Đảng viên và cũng là người xã đội gương mẫu được nhân dân yêu mến; làm thế nào hạ được uy tín của ông Tĩnh - người Đảng viên 50 năm tuổi Đảng; làm thế nào hại được cô Mưa, người trót mang trong mình dòng máu của nhà họ Phạm. Để làm được điều đó, chúng không từ một thủ đoạn gì. Chúng mua chuộc chị Ló - một người đàn bà vốn là “sản phẩm lưu manh hóa” của chính bọn chúng để thu thập
61
thông tin nhằm hại “đối thủ”. Chúng sẵn sàng giăng bẫy để cô Mưa ăn phải quả ô mai có tẩm thuốc độc phá thai – cái thai vốn là máu mủ của dòng họ Phạm, khi việc không thành lại muốn vu oan để Mưa phải đi tù. Thậm chí để có được chút quyền lực, Phạm Tòng còn cưới về cho con trai một nàng dâu sứt môi nhưng là cháu của một vị có quyền chức trên huyện. Hai cuộc họp mà vây cánh nhà họ Phạm gọi là cuộc họp “ban chấp hành” thực chất chỉ là cuộc tụ tập để bàn mưu tính kế hại người của những kẻ mượn danh Đảng, mượn danh đoàn thể mà làm bậy. Nhưng ở đời có vay có trả. Dù cánh lão Tòng có ma mãnh đến đâu thì bè lũ đội lốt cán bộ Đảng, cán bộ chính quyền đục khoét dân lành ấy trước sau cũng bị vạch trần và phải trả giá vì những gì mình đã gây ra. Phạm Tòng là kẻ chủ mưu trong nhiều sự việc đã phải trả giá bằng chính tính mạng mình. Cái chết của lão xảy ra ngay trên đường lão đang đi thực hiện một tội ác khác. Đó là đi thả thuốc sâu để hại bè cá của anh Nghiệp. Nhưng lão đã không thực hiện được âm mưu bởi đang vác bao thuốc sâu để lên đồi lá sắn từ bãi Lở sang đồi chùa “đến chỗ gò Quả khắp người lão lạnh toát, hai bàn
chân hắn như bị lụt sâu xuống đất, mắt lão nhòe nhoẹt khi nhìn thấy trên nấm mộ mẹ thằng Nghiệp những vòng hoa đỏ chói. Lão quẳng bao thuốc sâu co cẳng bỏ chạy…những vòng hoa đỏ chói lăn theo…Mắt lão tự nhiên tối sầm, một bên chân buốt lạnh, lão ngã vập mặt xuống đất. Con rắn hổ mang trâu quấn tròn quanh người lão” [45; 144]. Trong tác phẩm Ma Làng nhà họ Phạm, đặc biệt là Phạm