6. Cấu trúc đề tài
2.1.2 Vấn đề tàn dư của cái cách ruộng đất
Suốt ngấy ngàn năm lịch sử, mảnh đất nông thôn tưởng chừng như bình lặng nhưng chưa khi nào được yên ổn. Thân phận của người nông dân hết rơi vào thảm
40
họa này đến thảm họa khác. Nếu trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nông thôn Việt Nam bị phong kiến, đế quốc, thực dân bóc lột, đàn áp khiến người dân mất quyền tự do dân chủ, không được làm chủ ruộng đất thì sau Cách mạng cuộc sống đã được đổi thay. Tuy nhiên, do những sai lầm của chủ trương, chính sách cộng với sự ấu trĩ, cực đoan trong nhận thức và hành động của những người thực thi công cuộc cải cách ở nông thôn nên nông thôn Miền Bắc lại rơi vào một thảm cảnh rối bời của thời kỳ Cải cách ruộng đất. Vết thương này quá sâu, làm tổn thương quá lớn đối với nông thôn và người dân nước ta. Cho nên, đã hơn nửa thế kỉ trôi qua nhưng vẫn còn rất nhiều nhà văn quan tâm tái hiện. Bằng chứng đã có hàng chục cuốn sách viết về thời kỳ này như: Chuyện làng Cuội (Lê Lựu), Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Dòng sông mía (Đào Thắng), Ma làng
(Trịnh Thanh Phong), Bến không chồng (Dương Hướng), Cuồng phong (Nguyễn
Phan Hách),…Những tiểu thuyết viết về cải cách ruộng đất này không chỉ nói về sự oan trái, sự khổ đau của người nông dân mà còn khái quát bi kịch mang tính lịch sử của mảnh đất nông thôn.
Cải cách ruộng đất không phải là đề tài mới. Những thắng lợi to lớn đã được văn xuôi và tiểu thuyết trước năm 1986 phản ánh. Nhưng chỉ có mặt tích cực, thắng lợi, còn mặt trái, mặt khuất lấp và sự mất mát lớn lao cả vật chất lẫn tinh thần vẫn còn đọng trong chiều sâu tâm thức, tâm lý, tình cảm của mỗi người dân Việt Nam thì chưa có dịp đề cập tới. Sau năm 1986, vấn đề này được tiểu thuyết viết về nông thông soát xét lại một cách rốt ráo, trở thành tâm điểm nóng bỏng của quá khứ mà bấy lâu nay vẫn âm thầm, day dứt trong chính nội tại của đời sống văn học. Trong hành trình tìm về quá khứ, hình ảnh nông thôn Việt Nam trong cơn giông bão cải cách rộng đất hiện lên chân thực, sinh động.
Nhìn lại công cuộc cải cách ruộng đất, các tác giả đã làm rõ một hiện thực đáng buồn. Việc đấu tố, xử lý địa chủ, kẻ phản động, bọn quốc dân đảng diễn ra trong không khí căng thẳng. Thành phần bắt buộc tham gia đấu tố “là các ông bà
bần cố nông cốt cán của các thôn các xã, những rễ chuỗi tin cậy, những thẩm phán và hội thẩm, quan tòa trong các cuộc đấu tố”, “các đối tượng trực tiếp của cuộc
41
cải cách, những phú nông và địa chủ, Việt gian Quốc dân đảng dự kiến của từng thôn xã theo chỉ tiêu đã được cấp trên duyệt” [58; 153]. Các cuộc đấu tố diễn ra trong khuôn viên căng thẳng và hài hước. Trong các cuộc đấu tố, nông dân không còn vai trò làm chủ nhân tích cực của lịch sử mà trở thành đám đông thụ động, bạc nhược, mù quáng và thô bạo. Một đám đông lẫn lộn đen trắng trong cách đấu tố, quy định thành phần giai cấp, xử lý cường hào phản động, tịch thu của cải địa chủ chia cho nông dân. Bên cạnh đó, do trình độ còn non kém của đội ngũ cải cách đã gây ra bao oan ức, đau khổ cho những người dân vô tội. Ở Mảnh đất lắm người nhiều ma, tác giả đã đề cập đến những cuộc đấu tố không đúng người đúng tội. Ví
như địa chủ Vũ Đình Đại, để mua chức Lý Trưởng, được ngồi ghế trên đã phải đánh đổi biết bao ruộng vườn, tiền bạc và gây ra mối thù lớn với dòng họ Trịnh Bá. Khánh kiệt gia sản vì mua chức tước, Vũ Đình Đại cũng ngày hai bữa cơm đèn, làm quần quật như trâu. Nhưng trong cải cách ruộng đất ông cũng bị quy vào lớp
“những tên cường hào như những cái vòi bạch tuộc bóc lột đến tận xương tủy” [58;
22] bởi nhà có “5 mẫu ruộng, 3 trâu cày, ngày mùa ngày vụ dám thuê gần chục
nhân công làm cho nhanh”[58;23]. Cuộc đấu tranh giai cấp phát động đã làm dấy
lên trong lòng dân những niềm căm tức tuyệt đối với giai cấp địa chủ phong kiến. Chính vì vậy trong công cuộc trả thù đẫm máu và tàn khốc này đã có biết bao gia đình địa chủ phải trả giá cho thành phần giai cấp. Thậm chí cái giá của họ phải trả quá lớn so với tội của họ.
Ở Dòng sông mía của Đào Thắng, những con người lương thiện như ông Nghĩa, ông Quỹ Nhất, chị cả Thuần,… trong cuộc trả thù này hoặc bị bắn chết, hoặc bị sống trong sự đọa đày. Trong Ma làng, lão Tòng và đồng bọn nhìn cơ ngơi nhà Nghiệp như “miếng mỡ nổi giữa làng” lập tức cha con chú cháu nhà lão tìm cách chiếm đoạt. Một cái “cớ” rất phù hợp “tự do vô chính phủ, có tư tưởng địa chủ,
chúa đất phục hồi…Lão Tòng kết tội hắn là kẻ chống đối, thế là hắn bị dân quân, du kích áp tải suốt ngày dãi nắng xới cỏ sân trụ sở ủy ban. Còn đàn bò của hắn lão Tòng ra lệnh tịch thu nhập vào trại chăn nuôi của xã” [45; 16]. Hết hạn xới cỏ sân
42
điên khùng khùng. Có thể nói, để kiếm lợi cũng như củng cố vị trí của mình trong làng xã những kẻ cầm quyền đã mượn những sơ hở của chế độ, chính sách của nhà nước để quy chụp, áp đặt tội trạng khiến cho những người có tài năng, có chí vươn lên như Nghiệp phải rơi vào kiếp đọa đày.
Những cuộc đấu tố, trả thù không đúng người đúng tội này đã phần nào nói lên sự yếu kém trong nhận thức của cán bộ và sự ngu muội của một bộ phận nông dân. Nhà nghiên cứu Tôn Phương Lan đã nhận xét rất xác đáng về vấn đề này: “Ví
như cải cách ruộng đất đã đem lại ruộng cày cho nông dân, đã tạo nên những ngày hội xuống đồng, trống gióng, cờ mở thì cũng chính cuộc cách mạng ấy đã làm hư hỏng không ít những tài sản văn hóa quý báu. Con người cách mạng được giáo dục chỉn chu về trách nhiệm trước “cái chung”, trước lợi ích của Tổ quốc, nhân dân nhưng có những người trong số đó đã không coi trọng trách nhiệm, tình cảm với gia đình, nên nhiều khi họ trở thành nhẫn tâm, dị dạng mà không nhận biết” [33; 481].
Đau xót hơn khi người ta chứng minh lòng trung thành với Đảng bằng cách xử lý người cùng gia đình, dòng tộc, làng xã. Chỉ vì “đang làm bí thư đoàn thanh niên xã”, “được kết nạp Đảng từ mấy năm trước khi còn ở du kích”, cũng như “tỏ
rõ mình không dính dáng gì tới kẻ bóc lột” [58; 24], Vũ Đình Phúc (Mảnh đất lắm người nhiều ma) tổ chức thanh thiếu niên trong làng đi đấu tố địa chủ, hô vang khẩu
hiệu đả đảo chính cha ruột mình đến khản đặc cả tiếng: “Đả đảo tên địa chủ bóc lột
Vũ Đình Đại!. Kiên quyết đánh đổ tên địa chủ Vũ Đình Đại!”[58;23]. Khi đưa ra đấu tố công khai tại sân nhà, Phúc đấu tố hùng hổ nhất, đanh thép nhất, bản lĩnh nhất: “Địa chủ Đại, mày có biết tao là ai không?”.[58; 27] Ngay cả đứa con dâu (vợ Phúc) cũng xông ra“cầm cái liềm nhảy choi choi trước mặt những kẻ bóc lột,
cái mỏ liềm cứ mổ trước mặt Vũ Đình Đại, vừa mổ chị vừa kể tội bọn chúng đã bóc lột, đè nén mình ra sao” [58; 26,27]. Một sự đảo nghịch trong đời sống xã hội nông
thôn Việt Nam: giàu sang đồng nghĩa với bóc lột, địa chủ; nông dân thì phải cố gắng trở thành nghèo khổ. Việc quy kết cán bộ như vậy đã khiến cho xã hội nông thôn đảo lộn. Những kẻ trước đây thuộc thành phần bần cố nông, những dân ngụ cư,… trong công cuộc này lại là những cán bộ chủ chốt. Ví như thằng Còm (Mảnh
43
đất lắm người nhiều ma) dân ngụ cư lên xóm Giếng Chùa từ nạn đói năm Dậu, gia
đình làm nghề đội thuê đội mướn trở thành đồng chí Hùng Cường. Lẹp – một bần cố nông, lão Quýt râu đen (Dòng sông mía) lại trở thành những ông cán bộ xã. Sự yếu kém của đội cải cách còn dẫn đến việc quy sai địa chủ không những mang lại mất mát, thiệt thòi cho một bộ phận người mà còn thay đổi vị thế xã hội cho khá nhiều người. Trong Dòng sông mía, bao kẻ bần cùng như Lẹp, lão Quýt đã trở thành ông bà cán bộ. Bộ máy chính quyền đã để lọt vào tay những kẻ như Lẹp, lão Quýt, rồi đây làng Thanh Khê sẽ chứng kiến sự đổi ngôi địa chủ phú nông xuống dưới, bần nông, cố nông cưỡi lên trên. Bà mụ Mến đã mụ mị khi lần đường xuống dòng Châu Giang nhưng người mẹ ấy vẫn nhận thấy rõ “nó và đồng bọn trong cuộc sống
này đã xây đượng đài cho cái ác. Hàng vạn, có thể hàng chục vạn người con ưu tú, trung kiên, một lòng phụng sự đất nước đã chết trong oan khuất” [53; 248]. Hơn
thế nữa, để được đứng trong hàng ngũ của đội cải cách những đứa con sẵn sàng đấu tố bố mình và cự tuyệt người thân của mình. Đó là Phúc trong Mảnh đất lắm người
nhiều ma, Lẹp trong Dòng sông mía. Để đứng vững trên địa vị mới Lẹp đã cự tuyệt
ông Nghĩa – chú ruột của mình. Trong màn đấu tố thằng Lẹp thật thô bạo, hắn nhảy bổ tới thúc cùi tay vào ngực ông Nghĩa, miệng quát tháo: “Thằng Nghĩa, tao lại
thèm làm con cháu giai cấp chúng mày a? Mày quen thói đổi trắng thay đen, mày định dối trá cả với quan tòa hả?”[53; 195]. Nếu trước đây, Lẹp chưa ngấm thù hận
và lòng tham thì có lẽ hắn đã cảm thấy hạnh phúc vì hắn được làm con của địa chủ giàu có nhất làng Thanh Khê. Nhưng tình thế lúc này lại thật trớ trêu. Sự thù hận đã biến Lẹp trở thành con người có máu lạnh và tàn nhẫn. Lẹp không những không nhận người thân của mình mà hắn còn tự tay bắn chết chú ruột của mình và cũng chính ở phiên tòa đấu tố này, hắn đã lợi dụng chính quyền để cưỡng bức cả chị dâu của mình (chị Cả Thuần). Những tội ác mà Lẹp đã gây ra quả thật là tày đình. Sự biến chất nguy hại trong phẩm chất làm người của hắn đã trái với lòng trung thành đối với cách mạng và chính quyền. Chính trong công cuộc cải cách này, do trình độ non kém của đội ngũ cán bộ đã gây ra biết bao bi kịch cá nhân và gieo vào lòng dân những nỗi khiếp sợ, hoang mang. Con người đã bị chủ nghĩa thành phần, chủ nghĩa
44
cá nhân vây bủa nên đã đánh mất đi phần “người” khiến họ trở nên méo mó, tàn nhẫn. Nhân danh quyền lợi giai cấp, họ đã làm méo mó cả những quan hệ vốn rất thiêng liêng như: tình mẹ con, cha con, tình vợ chồng, tình anh em, tình làng xóm. Đó là một thực trạng đáng để chúng ta trăn trở, suy nghĩ và tìm ra cách giải quyết. Nhìn ở góc độ văn hóa, đạo đức thì đó là một tình trạng suy đồi đạo đức, nhân cách của một bộ phận nông dân trước ngưỡng cửa của cơ chế thị trường.
Cải cách ruộng đất nhằm đem lại ruộng đất cho nông dân, là một chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân để thực hiện xã hội công bằng. Tuy nhiên, sai lầm là ở chỗ cải cách ruộng đất đã rơi vào cực đoan trong nhìn nhận vấn đề giai cấp ở nông thôn, đồng nghĩa với việc đánh đổ giai cấp địa chủ với việc tiêu diệt những cá nhân ở tầng lớp này. Cải cách ruộng đất vô tình đã khơi dậy lòng hận thù, bản năng đen tối, tinh thần giai cấp cực đoan: dựa vào những con người cặn bã nhất của nông thôn đã làm cho cái ác trỗi dậy. Đội cải cách được trao quyền quá phạm vi. Họ có quyền định đoạt tất cả từ mọi tổ chức, chính quyền đến tính mạng con người. Họ kích động người nông dân muốn tồn tại phải làm những việc xấu, việc ác, tạo ra một nông thôn tràn ngập thù hằn.
Thực trạng công cuộc cải cách là những sai lầm ghê gớm, một bầu không khí đấu tố nặng nề, đó là một thực trạng đáng buồn nhưng cần được phơi bày. Việc các nhà văn đi sâu vào miêu tả hiện thực để phơi bày những khuyết điểm, sai lầm không phải là hoài nghi, bôi nhọ chính quyền cách mạng. Nhận thức lại lịch sử, nhìn thẳng vào sự thật và sai lầm không phải là sự phủ nhận quá khứ mà đi tìm căn nguyên của những sai lầm và phanh phui, mổ xẻ, nó giúp chúng ta không đi theo những sai lầm của người đi trước. Đó mới là giá trị đích thực mà văn học sau đổi mới mang lại.