Hình ảnh Lửa

Một phần của tài liệu Trường ca về đề tài chiến tranh chống Mỹ Nhìn từ góc độ thể loại (Trang 103)

- Chị thiếu anh nên chị bị thừa ra Trong g iỗ tết họ hàng nội ngoạ

3.2.3. Hình ảnh Lửa

Nadim Hitmet từng có những câu thơ:

Nếu tôi không đốt lửa Nếu anh không đốt lửa Nếu chúng ta không đốt lửa Thì làm sao

Bóng tối

Có thể trở thành Ánh sáng

Trong lịch sử lửa là một hình ảnh mang nhiều tính biểu tượng. Tại các cuộc thi đấu lớn như Olimpic, Thế vận hội ngọn lửa là biểu tượng của truyén thống văn hoá, của sự tiếp nối, của chiến thắng và ánh sáng. Trong mỗi con người đều có sẵn một ngọn lửa, nó giúp chúng ta đi trong cuộc đời bớt chông chênh, thắp lên lí tưởng và niềm tin để sự sống trở thành có ý nghĩa. Với bán chất của lửa, vừa ấm áp, vừa dữ dội, nó vừa là sự sống, sự tái sinh lại vừa là sự huỷ diệt. Lửa đã được nhiều nhà văn, nhà thơ nâng lên thành hình tượng triết lí, hình tượng của cái Đẹp. Trong các trường ca viết về chiến tranh chống Mỹ, lửa xuất hiện 260 lần và là hình ảnh mang nhiều tính đối lập. Chúng ta có thể gặp rất nhiều những bếp lửa bình dị, ấm áp:

Chúng tôi lĩgười chủ những căn hầm Đốt ngọn lửa để tìm vào tri kỉ

(Đường tới thành phô')

Ngọn lửa ấy giúp những người lính gần nhau hơn, thông cảm và thâu hicu được nỗi lòng nhau, giúp họ có thêm sức mạnh vượt qua những đêm rừng lạnh

Trường ca về đề tài chiến tranh chống Mỹ

Diéu Thị Lan Phương

leo, nhưng trận chiến sông còn. Cái ’’ngọn lửa đêm rừng sáng mãC' là sự gắn kết, là niềm tin và lí tưởng:

Những đớn đau mơ ước hi sinh

Không riêng của một trái tim nào nữa Bài ca và ngọn lửa

Tôi đi trong ánh sáng mọi người

(Nhứng người đi tới biển)

Trong gian lao, niềm tin càng được củng cố, trở thành cái gì đó đàm sâu, ngọn lửa không bùng cháy mà âm ỉ, tiềm tàng, giống như một sự “giữ lửa”, “ỉi

lửa":

Những thăng trầm bao năm tháng chiến tranh Không dập nổi ngọn lửa đằm trong mắt

(Nhứng người đi tới biển)

Lửa có trong tim mỗi người và nó được truyền từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này qua thế hệ khác. Mỗi người lính đều thấm trong mình ngọn lửa dấu tranh, ngọn lửa cách mạng. Và nó cũng mang tính kế tục, tính tiếp nối:

Chúng tôi sưởi bằng ngọn lửa của mình Lại thấy ấm từ các anh đi trước

(Đường tới thành phố)

Ở trên đó nhiều cuộc đời trẻ tuổi Gương mặt nào cũng thấp lửa cho tôi

(Trường ca Sư đoàn)

Ngọn lửa chính là một biểu hiện tình cảm sâu nặng của người lính đối với đất nước, đối với những người thân yêu. Đó là tượng trưng cua sự chay hct mình cho lí tưởng. Ở những câu thơ như thế, hình ảnh lửa tượng trung cho cái Đẹp, là bắt đầu của sự sống, sự tái sinh, mang nhiều tính ẩn dụ. Tuy nhiên ngọn lửa có lúc cũng là ngọn lửa chiến tranh, của đĩ vãng buon đau, cua sự huỷ diệt. Trong các trường ca viết về chiến tranh, tính chất đối lập, tính chất

Trường ca về đề tài chiến tranh chống Mỹ

Diêu Thị Lan Phương

hai mặt của lửa lại càng được thể hiện rõ. Và đó là một biểu hiện của hiện thực:

Ôi lửa chiến tranh

Dẫu chỉ còn lập loè như lửa đầu điếu thuốc Có thể bùng cháy mái nhà tranh

(Trường ca người lính)

Trong cuộc chiến tranh này, ngọn lửa chính nghĩa, ngọn lửa niềm tin của chúng ta đã chiến thăng. Mỗi người lính đã tự thắp sáng cho mình và cho tương lai của dân tộc. Lửa là biểu hiện của khát vọng sống mãnh liệt được cống hiến hương nhuỵ cho cuộc đời. Nó như một sức mạnh vĩnh cửu, tiềm tàng, cháy âm ỉ không bao giờ tắt để khi cần có thể "bừng lên tự soi sáng cho minh'XLưu Quang Vũ)

3.2.4. Một số hình ảnh khác

Có thể nói ba hình ảnh trên là những hình ảnh mang tính tượng trưng xuất hiện nhiều nhất trong các trường ca viết về đề tài chiến tranh chống Mỹ. Bôn cạnh đó có một số hình ảnh luôn gắn với cuộc đời, với kỉ niệm người lính, là nơi ghi lại những tâm tư, khát vọng cuả cuộc hành quân không mệt mỏi.

Hình ảnh Rừng già xuất hiện 292 lần và là hình ảnh hiện thực nhất của cuộc chiến, là “môi trường sống" của người lính trong chiên tranh. Các tác giá có lúc nhìn hình ảnh này mang tính lí tưởng và lãng mạn. Trong "Bài ca chim Chơ rao”(Thu Bồn) đó là vẻ đẹp hoang dã của núi rừng Tây Nguyên (Mỗi buổi sớm chim rCũìg ca hát. Con nhớ chỉùìg thuyên mẹ lướt ra khơi), la nơi day lên phong trào cách mạng sôi sục (Rừng chiến khu ám vang tiêng súng...). Bcn cạnh đó rừng còn là nơi bảo vệ, chở che người lính. Rừng đã trờ thành thân thuộc và là nơi nương tựa, là một cái gì đó có sức mạnh lớn lao:

Tổ quốc là đây người mở hết vòng tay Ôm chúng tôi với cánh rừng ấm áp

Trường ca vé đề tài chiến tranh chống Mỹ

Diéu Thị Lan Phươììg

Hình anh rưng lâ mọt hình anh quen thuôc của văn hoc viết về chiên tranh. Và đĩ nhiên chiến tranh rất ít khi là “đường ra trận mùa này đẹp lắm".

Nó là mất còn, là sống chết. Vì vậy bên cạnh cách nhìn lãng mạn về rừng già hầu như các tác giả đều thấm thìa hết sự khốc liệt của nó. Hình ảnh rừng già khắc nghiệt xuất hiện trong nhiều trường ca (Những người đi tới biển, Đường tới thành phố, Trường ca sư đoàn, Những cánh đồng dưới lửa....). Đó là một chiến trận mà chúng ta không chỉ phải chiến đấu với lũ giặc, mà còn với cái đói, với những trận sốt rét, với cái âm u hoang vắng đến rợn người, với sự chờ đợi dài như thế kỉ. Trong trường ca của Thanh Thảo luôn xuất hiện các từ rừng già, rừng khuya, rừng đêm, cánh rừng... và đi liền với nó là những ngọn gió gào hoang dã:

đàn trâu như ngọn gió đen ào qua tràng cỏ heo rừng đêm trăng về nhá hột cầy

con rắn hổ cất mình sau cây mục âm u mùi ẩm mốc lạnh một vùng chướng khí ...pliút chờ đợi không lời không ỷ lĩgliĩ

những động tác quen những tín hiệu quen ...cuối một đêm con qua khoảng rífììg cliáy trụi

cây như ngàn cánh tay khô khẳng níu bầu trời (Nhữìtg người đi tói biển)

Chắc chắn ai đã qua những cuộc hành quân trong rừng cũng không thế quên được những cảnh “Mưa tối mặt áo quần dán chặt. Trận rét rừng xoắn tím cà làn mỏrXĐường tới thành phố). Rừng là một địa bàn chiến lược, cũng là một thử thách mà quân dàn ta đã trải qua. Nó in lại sâu đậm không chi trong tâm tư người trong cuộc mà trong cả các tác phẩm văn chương nghệ thuật một thời. Đúng như Thanh Thảo đã viết: Như cánh rừng gió lên và gió lặng. Những táng đá ven bờ sóng đập mãi ngàn năm. Điều đáng chú ý là càng

về sau hình ảnh rừng thường xuất hiện ít hơn, giống như cuộc hành trình từ cánh rừng ra thành phố mà giờ đây đã đến đích, rừng chỉ còn trong nỗi nhớ

Trong trường ca Những người đi tới biển có câu: Cảm ơn dòng sông em làm dịu vẻ khắc nghiệt những cánh rừng. Nơi hoà giải bấu trời mặt đất. Bên cạnh cánh rừng luôn luôn là dòng sông. Hình ảnh dòng sông, dòng suối, dòng nước, con sóng xuất hiện rất nhiều trong trường ca(197 lần) trước hết là một sự bình yên, là một nét lãng mạn làm dịu bớt sự khốc liệt của cuộc chiến. Dòng sông hiện lên đẹp và lung linh, luôn là khởi nguồn của sự sống, của khát vọng:

Dòng sông như bữa tiệc sau rừng (Đường tới thành phố)

Thời khai mở những mạch ngầm khát vọng Những dòng sông tuôn chảy hết mình

(Những người đi tới biển)

Bên cạnh đó dòng sông cũng là dòng kỉ niệm, những đổi thay cuộc đời, những thăng trầm cuộc chiến sẽ hiện rõ khi soi mình vào dòng sông:

Tôi soi mặt xuống dòng sông trận mạc Dòng sông đầy ắp màu trời

(Trường ca sư đoàn)

Nhà triết học Hêraclit đã từng nói Không ai có thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông. Những dòng nước luôn luồn lưu chuyển, thay đổi. Nó chính là sự vận động không ngừng của vạn vật. Dòng sông ở đây vì thê cũng được các tác giả nhìn như dòng sông cuộc đời, dòng sông cách mạng và dòng sông lịch sử, nhà thơ Hữu Thỉnh viết:

Nhưng đừng viết về chúng tôi như cốc chén dứng trên bàn; xin hãy viết như dòng sông chảy xiết {Đường tới thành phố)

Cả thê hệ những người lính chống Mỹ đã tắm mình trong dòng sông hch sử. Các con sông đều đổ ra biển cả. Họ là những dòng nước đã góp phan lam nên chiến thắng nãm 1975. Dù sống hay chêt cuộc đời họ cung đa co mọt >

Trường ca về để tài chiến tranh chống Mỹ

Dièu Thị Lan Phumig

nghía lơn lao nào đó, một dấu ấn vĩnh viễn nào đó minh chứng cho sự tồn tại Và dù ngăn ngủi, cuộc đời ấy vẫn là những dòng sông chảy xiết, dòng sông tuôn chảy hết m ình, rất mãnh liệt huy hoàng chứ không phải là êm đềm

phẳng lặng.

Cùng với cánh rừng, dòng sông là hình ảnh ánh trãng(l39 lần). Đây là hình anh mang nhieu net Icing mạn va găn liên với người lính trong chiẽn tranh. Trong Con đường của những vì sao (Nguyễn Trọng Tạo) trăng mang tính chất thề nguyền, là nhân chứng cho tình yêu:

Vầng trăng là nhân chứng Vầng trăng là mầm sống Vầng trăng là lòng ta gửi gắm

Vượt lên nghìn cái chết toả sáng trong

Có lúc trăng hiện lên là nỗi nhớ, là tượng trưng của ước vọng, của khát vọng về hoà bình. Trong chiến tranh nó vừa da diết, bùi ngùi, vừa xa xăm, đôi khi tưởng như không thực. Nguyễn Đức Mậu đã viết:

Tổ quốc xa như vầng trăng tôi ngóng đêm rừng Sao tôi nghĩ trăng mọc từ đất bắc

Những người lính gối đầu võng bạt Nhớ quê hương gặp trăng sáng hừĩg trời

(Trường ca sư đoàn)

Tủm trạng ấy được lặp lại trong trường ca của Hữu Thỉnh:

Nhân dân trở về từ bên kia mặt trăng Lại vằng vặc những bến bờ tliươ/ìg nhớ

(Đường tói thành phô')

Trên con đường hành quân gian khổ trăng đã trở thành một người bạn, một niềm an ủi để người lính dốc bầu tâm sự. Nỗi mong chờ đau đáu về ngày đoàn tụ là nỗi lòng thường xuyên và là một động lực để người lính chiên đâu.

Trong các trường ca viết về đề tài chiến tranh chống Mỹ có một số hình ảnh nữa xuất hiện tương đối cao chẳng hạn như gió, dấu chân...Tuy nhiên, do

khuôn khổ nhất định chúng tôi chỉ dừng lại phân tích những hình ảnh trên nhằm rút ra một số đặc điểm chung nhất thuộc về tư duy của trường ca viết về đề tài chiến tranh.

Trước hết, các hình ảnh trên trong hiện thực đều là những hình ảnh gắn bó

VƠI ngươi linh, là những khung cảnh, hoàn cảnh mà đời sống chiến đấu đã trài

qua. Nó xuất hiện thường trực trên đường hành quân, trong những trận chiến...Vì vậy nó thân thuộc, dễ hiểu và mang tính hiện thực cao. Các tác giả đã nhìn đời sống hiện thực ấy một cách vừa hiện thực vừa lãng mạn. Từ đày chúng ta cũng có thể khẳng định con đường, đất, ngọn lửa, khu rừng, dòng sông, ánh trăng là một loại hình ảnh đặc trưng của trường ca viết về dể tài chiến tranh chống Mỹ.

Thứ hai, hệ thống hình ảnh trong trường ca mang tính tập trung cao độ. Tuy mỗi trường ca có những đặc điểm riêng, có một số hình ảnh riông (chẳng hạn như Trường ca sư đoàn có rất nhiều hình ảnh dấu chân) nhưng tất cả déu nhằm vào việc xây dựng một hình ảnh đất nước kì vĩ , đau thưưng mà anh hùng, xây dụng một tượng đài người lính xả thân vì đất nước. Điều đó thô hiện một cảm hứng lớn, một tình cảm lớn đối với quê hương đất nước của các tác giả.

Thứ ba, điều cần phải nói thêm là trong một cách nhìn chân thực nhất thì hệ thống hình ảnh của các trường ca mà chúng ta đang xem xét ít nhiều còn mang tính đơn điệu, tính sáng tạo và tính cá thê chưa cao. Trong khoáng 10 trường ca được thống kê thì chỉ có hai trường ca là có một sô hình ảnh riêng(xuât hiện nhiều) chệch ra khỏi hệ thống phân tích. Đó là Trường ca sư đoàn (Nguyễn Đức Mậu) với hình ảnh dấu chán, bàn chán tượng trưng cho ký ức, cho chặng đường dài gian lao của đời lính. Đó là trường ca A hưng người đi tới biển (Thanh Thảo) với hình ảnh cỏ tượng trưng cho sự bình yên, cho cảm giác được che chở, được sống trong hoà bình. Ngoài ra, khi so sánh vể mặt ý nghĩa và cách thể hiện của một sô hình ảnh trong hệ thong nay so với một hệ thống khác, chẳng hạn như hình ảnh lửa trong trường ca VỚI hình

ảnh lửa trong thơ Lưu Quang Vũ (một tác giả cùng thời) thì chúng ta nhận thấy hình ảnh trong thơ Lưu Quang Vũ phong phú hơn và mang tính biểu tượng cao hơn. Và như vậy, chúng ta nhận thấy những hình ảnh đã xuất hiện nhiều trong trường ca trước hết là một đặc điểm mang tính hiện thực, nó mang tinh tập trung cao tuy nhiên đó chưa phải là một hệ thống đặc sắc. Điều đó phần nào nói lên sự hạn chế trong tư duy sáng tạo ở thể loại này.

3.3. Ngôn ngữ và giọng điệu 3.3.1. Ngôn ngữ

M. Gorki đã viết: “Ngôn ngữ là yếu tô'thứ nhất của văn /ỉợr”[23,183]. Đó vừa là tiếng nói chân thực của đời sống, vừa là tiếng nói của trí tướng tượng diệu kì, lại vừa là những rung cảm từ trái tim. Chiều sâu của suy nghĩ, tính chất tinh tế và mẫn cảm của sáng tạo chỉ có thể đến được với người đọc thông qua ngôn ngữ. Trường ca là thể loại thể hiện cao độ chất hùng tráng cách mạng, hơn nữa là một thể loại không mang tính đời thường, vì vậy ngôn ngữ trong trường ca cũng mang những đặc điểm riêng biệt của nó. Đế thê hiện một

“nội dung lớn”, bắt buộc chất liệu cũng phải là những mảng màu đậm, những nét khắc hoạ khoáng đạt mà sâu sắc. cảm hứng trữ tình và anh hùng ca đã qui định màu sắc ngôn ngữ trường ca viết về chiến tranh chống Mỹ.

Đọc trường ca, điểu dễ nhận thấy là các tác giả đã sử dụng một hệ thống hình ảnh có khả năng gây ấn tượng mạnh về cái đẹp, cái cao cả, cái anh hùng. Trong trường ca cổ điển và sử thi Tây Nguyên chúng ta thấy ngôn ngữ khoa trương, cường điệu là một đặc điểm rất đậm, nó tạo nên không khí hào hùng, tráng lệ và kì vĩ. Tính chất cường điệu trong trường ca hiện đại tất nhiên mang những màu sắc khác, bớt đi chất thần thánh, hoang đường nhưng vân là cường độ của ngôn ngữ sử thi. Bài ca chim Chơ rao(Thu Bồn) ánh hướng trực tiêp IƯ ngôn ngữ sử thi Tây Nguyên với những tính từ và động từ đậm, mạnh. Hình ảnh lửa là hình ảnh xuất hiện vào loại nhiều nhất trong trường ca này và trong khoảng hai trang đã có những từ ngữ miêu tả lửa như sau: ùn ùn ngọn Ilfo cao

như núi, loé lửa trời, ngọn đuốc rùng rùng, lửa rực, lừa siét, đuôi lưa SCIHỊỊ

Trường ca về đề tài chiến tranh chống Mỹ

Diêu Thị Lan Phương

ngời, ánh lửa đỏ sáng ngời{tr 47,48). Trong các trang này, khi miêu tả những sự vật khác, tác giả cũng sử dụng những động từ, tính từ tương tự: trận gió vù,

lao minh, xe trơi, reo, gào thét, phun nước... Hệ thống từ ngữ này chi phôi toàn tác phẩm và không chỉ các trường ca viết về Tây Nguyên mới sử dụng. Ở các trường ca khác trường ngữ nghĩa này có thể xuất hiện ờ cấp độ thấp hơn nhưng vẫn là chủ đạo. Trường ca và thơ ca chống Mỹ nói chung đều có yếu tô' lãng mạn sử thi, vì vậy chẳng hạn về màu sắc thì rất ít những gam màu lạnh, buồn về đường nét thì chủ yếu to và đậm, ít nét gầy gò khẳng khiu. Điều ấy được chi phối bởi cảm hứng lớn vế Tổ quốc và thời đại cách mạng. Khi nghiên cứu về thơ Lưu Quang Vũ - một tác giả được đánh giá là “bè trầm" trong nền thơ

Một phần của tài liệu Trường ca về đề tài chiến tranh chống Mỹ Nhìn từ góc độ thể loại (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)