PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC TÁC PHAM

Một phần của tài liệu Trường ca về đề tài chiến tranh chống Mỹ Nhìn từ góc độ thể loại (Trang 84)

- Chị thiếu anh nên chị bị thừa ra Trong g iỗ tết họ hàng nội ngoạ

PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC TÁC PHAM

3.1 K ế t cấu

Kết cấu là vấn đề mà nhiều tác giả cho là then chốt của trường ca. Đó là khâu khó nhất và cũng là khâu giúp ta hình dung ra khuôn mặt tác phẩm. Kết cấu liên quan đến nhiều vấn đề và nó là đặc điểm mang tính qui định thể loại làm cho trường ca phân biệt với thơ dài. Một kết cấu hợp lí trước hết phải phù hợp với nội dung. Ở trường ca điều này khó khăn hơn, bởi bản chất thể loại là sự đan xen, tổng hợp giữa tự sự và trữ tình, về khái niệm kết cấu, theo Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán chủ biên) nó mang một nghĩa rất rộng là

“Toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm”. Và ‘T ổ chức tác phẩm không chỉ giới hạn ở sự tiếp nối bề mặt, ỏ những tương quan bên ngoài giữa các bộ phận, chương đoạn mà còn bao hàm sự liên kết bén trong, ngliệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của tác phẩm"[23,131]. Kết cấu là một yếu tô' của hình thức và về phương diện kết cấu theo TS Đoàn Đức Phương trong giáo trình Lý luận văn học thì có thể đề cập đến hai hình thức chủ yếu, đó là kết cấu của tác phẩm có cốt truyện và kết cấu của tác phẩm không có cốt truyện. Trong một kết cấu chúng ta có thể đề cập đến nhiều khía cạnh chẳng hạn như sự tổ chức thời gian và không gian nghệ thuật, nghệ thuật trình bày, bô' trí các yếu tố ngoài cốt truyện, bố cục tác phẩm... Ở một đề tài mang tính tổng thể đĩ nhiên chúng tôi không thể xem xét được hết các vấn đề liên quan một cách cụ thể như thế. Chúng tôi chỉ trình bày ở đây một sô vấn đề cơ bản trong kết cấu của thể loại trường ca viết về đề tài chiến tranh chống Mỹ như phương thức kết cấu, việc phân chia bô cục, việc lựa chọn thể thơ. Từ đó đê thấy được những thành công và hạn chế về mặt hình thức của tác phẩm.

A.Xâytlin đã viết: “ổấr cứ một thể loại văn học nào cũng đêu có những đặc điểm kết cấu riêng và như vậy tức là có những 1(11 thẻ của nó [94,405]. Cảm hứng của các tác giả trước hiện thực sẽ được thể hiện cụ thẻ qua cach ket

Trường ca về đề tài chiến tranh chống Mỹ Diêu Thị Lan Phương

cấu tác phẩm. Nếu sử thi cổ điển chủ yêu là dòng chảy của sự kiện thì do đặc điểm của thời đại, kết cấu của trường ca hiện đại phức tạp hơn. Đó là sự đan xen của nhiều tuyến, nhiều lớp sự kiện, tính cách và tâm trạng. Trong đó phương thưc trư tinh co phan chiêm líu thê hơn so với phương thức tư sư Trường ca viết về chiến tranh chống Mỹ không nằm ngoài qui luật ấy. Tuy nhiên về cơ bản dù ít hay nhiều cách kết cấu tự sự (có cốt truyện) vẫn còn và có thể nói đó cũng là một yếu tô' không thể thiếu, ở đây, chúng tôi sẽ nói nhiều hơn đến cách kết cấu theo phương thức trữ tình và về một số vấn đề khác cũng dựa trên sự xem xét các trường ca trữ tình. Tuy vậy, cũng không thể không nói qua các trường ca có cốt truyện bởi vì như một tư duy truyền thống, trong các tác phẩm dài hơi, tự sự và trữ tình luôn đi liền nhau, bổ sung cho nhau.

Một phần của tài liệu Trường ca về đề tài chiến tranh chống Mỹ Nhìn từ góc độ thể loại (Trang 84)