Hiên thưc chiến tranh và những hưởng tiếp cân 1 Sự qui định cách nhìn chiến tranh trong trường ca

Một phần của tài liệu Trường ca về đề tài chiến tranh chống Mỹ Nhìn từ góc độ thể loại (Trang 55)

- cuốn sách thần thánh của nhiều triệu người Hindu trong cuộc đời của họ, nguyên bản được tạo nên bởi nhà thơ thông thái Valmki Những sử thi kể trên

2.2Hiên thưc chiến tranh và những hưởng tiếp cân 1 Sự qui định cách nhìn chiến tranh trong trường ca

3. Thế giới sử thi được cách ly khỏi thời đương đại, tức là thời của ca s ĩ ( tác giả và thính giả) bằng một khoảng cách sử thi tuyệt

2.2Hiên thưc chiến tranh và những hưởng tiếp cân 1 Sự qui định cách nhìn chiến tranh trong trường ca

2.2.1. Sự qui định cách nhìn chiến tranh trong trường ca

Như chúng ta đều biết, ở những thời gian khác nhau văn học nhìn chiến tranh ở những góc độ khác nhau. Yêu cầu của lịch sử, của đời sống chính trị cũng là một vấn đề chi phối mạnh mẽ đến cách thể hiện chiến tranh. Chẳng hạn về cuộc chiến tranh chống Phátxít được thể hiện trong văn học Nga thì thời kỳ tiểu thuyết sử thi với “Thép đ ã tôi th ế đ ấ y '\N.Ôxtơrôpxki), “Cuộc đời Klim ramghim 'XM.Gorki) ...hoàn toàn khác với những tiểu thuyết của thập kỷ 60 về sau với thế hệ các nhà văn trung uý. Điều đó tuỳ thuộc một phần vào sự thay đổi điểm nhìn của nhà văn, độ giãn cách thời gian và một phần là sứ mệnh lịch sử của nhà văn đã khác trước. Các cuộc chiến tranh hiện đại khác với nhũng cuộc chiến tranh trong thời kỳ phong kiến và trước đó. Giờ đây người lính ra đi mang theo một lý tưởng, một trách nhiệm công dân- trách nhiệm làm người đối với lịch sử, với dân tộc chứ không mơ hồ như trước. Mật khác, với những vũ khí tối tân, chiến tranh hiện đại dĩ nhiên khốc liệt hơn nhiều so với các thời kỳ lịch sử trước. Với sự phát triển cao của chú nghĩa

Trường ca về đ ề tài chiến tranh chống M ỹ Dỉéu Thị Lan Phương

nhân văn, chiến tranh đã được nhìn nhận như một việc hoàn toàn trái với tư nhiên, trái với quy luật, hoàn toàn là thảm kịch đối với con người. Văn học Việt Nam, cũng là một nền văn học viết nhiều về chiến tranh. Mỗi thời kỳ lịch sử, mỗi cuộc chiến đều in lại những dấu tích không thể phai mờ trong ký ức dân tộc. Riêng đối với cuộc chiến tranh chống Mỹ vừa qua, từ nhữno năm 60 đến nay, văn học chúng ta không ngừng đi tìm tiếng nói của sự thật và trong tiến trình đó cũng đã có nhiều thay đổi trong cách nhìn, cách đánh giá cách thể hiện sao cho ngày càng gần với chân lý.

Như những phần trước đã nói, “xung đột của trạng thái chiến tranh” là một trạng thái xã hội mang tính sử thi cao. Và vì vậy, đây là đề tài sô' một của thể loại trường ca. Chiến tranh là sự biểu hiện tột cùng của sức mạnh con người, cũng là nơi biểu hiện nghiệt ngã nhất, thời đoạn điển hình khó phai mờ nhất của số phận mỗi cá nhân. Đối với thể loại trường ca, đề tài chiến tranh có rất nhiều ưu thế trong việc thể hiện chủ nghĩa anh hùng, cái Đẹp cũng như tính chất hùng tráng, bi tráng, tính sử thi của lịch sử. Cách nhìn về một vấn đề bao giờ cũng được chi phối bởi nhiều yếu tố. Sự thay đổi điểm nhìn, cách nhìn có thể dẫn đến sự thay đổi hệ thống thi pháp của cả nền văn học. Những tác phẩm trường ca viết về chiến tranh chống Mỹ cũng có điểm nhìn dù ít nhiều đã khác với thơ chống Mỹ nói chung. Từ đó nó dẫn đến sự thay đổi trong cách nhìn. Vậy, cái gì đã chi phối cách nhìn của trường ca chống Mỹ. Chúng ta có thể khẳng định đó là những yếu tố về thời gian sáng tác, sự quy định của thể loại và bản thân chủ thể sáng tạo- nhà văn.

Trước hết, viết về chiến tranh chống Mỹ nhưng đa phần các trường ca lại được viết sau khi chiến tranh đã kết thúc. Có một số tác phẩm viết trước chiên tranh như "Bài ca chim C h ơ raơ”(Thu Bồn), “K ể chuyện án côm giữa

sâ/i”(Nguyễn Khắc Phục) nhưng nó có một kết cấu tương đối khác với các trường ca sau này. “Mặ/ đường kh át vọng” của Nguyễn Khoa Điềm, viết năm 1971 không chỉ là tinh thần tự hào về truyền thống dân tộc, tinh thần “xuống đường" của một thế hệ học sinh sinh viên trong chống Mỹ mà cả trong thời

Trường ca về đ ể tài chiến tranh chống M ỹ Diéu Thị Lan Phương

chiến tranh nói chung. Thời kỳ nở rộ của trường ca phải là từ cuối thập kỷ 70 và đầu thập kỷ 80, và vì vậy dù chịu sự quy định của cách nhìn, của lý tưởng thời đại cách mạng, nhưng các tác giả trường ca đã có một "bước lùi gần” để tiếp cận vấn đề một cách mạnh dạn hơn.

Mặt khác, những đặc trưng của thể loại trường ca như chúng ta đã nói ở phần trước, nó chú trọng thể hiện cái anh hùng, những phẩm chất cao đẹp cùa con người vì thế ít nhiều đã mang tính một chiều, tính khuynh hướng. Hạn chế của thể loại tất nhiên quy định một phần cách nhìn về chiến tranh của các tác giả trường ca - nếu ngay khi sáng tác họ đã định hình thể loại. Hơn nữa, bản thân các chủ thể sáng tác đều là những người trực tiếp tham gia chiến tranh. Họ đi ra từ cuộc chiến đấu gian khổ, khốc liệt với tinh thần tự hào của một người lính đã cống hiến hết mình cho tổ quốc. Những kỷ niệm của một thời lửa cháy, những người đồng đội đã ngã xuống thôi thúc họ luôn tưởng niệm. Trường ca hiện đại khác trường ca cổ điển chính là ở sự xuất hiện của cái Tôi này. Tác phẩm của họ vì vậy mang nhiều tính tự bạch, tự thuật, là bài ca nói về đồng đội mình, những người cùng thời với mình. Đọc trường ca, chúng ta thấy xuất hiện rất nhiều những cụm từ “đồng đội tôi”, “th ế hệ cliúng tôi”, “sư đoàn tôi" ... Nghĩa là, cái nhìn ở đây là cái nhìn của người trong cuộc, thường là cái nhìn ở phía chính diện, cái nhìn về những người cùng chí hướng, cùng vượt qua gian khổ trong một phần cuộc đời họ. Cái nhìn đó rất thật, rất cảm động và nhân ái.

Tất cả những vấn đề trên cùng với sự chi phối của quan điểm thời đại đã quy định cách thể hiện chiến tranh trong các trường ca viết về chiến tranh chống Mỹ. Nó có những điểm khác với thơ trước 75 nhưng chưa bước sang thời kỳ đổi mới. Nhà văn Chu Lai trong tác phẩm “Ẩn m ày d ĩ vãng đã viết

“Chiến tranh? Phải chăng nó ch ỉ gói gọn trong một định nglũa mộc mạc là ngày nào cũng nhìn thấy người c7/êf”[41,108]. Nghệ thuật cách mạng hương tới cuộc sống con người siêu việt tồn tại hữu hạn của mình đê tự khăng đinh mình trong sinh mệnh vô hạn của Tổ quốc, nhân dân, tập thể, đoàn thê, ly

Trường ca về đ ề tài chiến tranh chống M ỹ Dỉéu Thị Lan Phương

tưởng. Văn học cách mạng chủ yếu truyền đạt niềm tin, tinh thần hy sinh quên mình hào sảng, khí phách quật cường của dân tộc trong sự nghiệp cách mạng vĩ đại. Tuy nhiên, chiến tranh vẫn là chiến tranh, vẫn là điều phản tự nhiên và không ai mong muốn. Âm hưởng chủ đạo của trường ca là âm hưởng anh hùng nhưng không thiếu những day dứt, dằn vặt trước đau thương mất mát trước thân phận con người mong manh trong cuộc chiến. Không thể nói rằng sự thật trong trường ca là sự thật một nửa, sự thật nửa vời, nếu thế thì không bao giờ chúng ta tiến được đến chân lý. Trong “Trường ca sư đoàn" Nguyễn Đức Mậu viết:

Xin đừng ai chối từ sự thật

Chúng ta nhìn trong suốt cuộc đời nhau.

ở trường ca, chiến tranh hiện lên rất thật, các tác giả đã cố gắng tái diễn lại cuộc chiến vừa qua một cách trung thực, tuy rằng do thời gian sáng tác khác nhau nên tinh thần phản ánh có khác nhau.

Một phần của tài liệu Trường ca về đề tài chiến tranh chống Mỹ Nhìn từ góc độ thể loại (Trang 55)