Tâm trạng người lính trong trận chiến

Một phần của tài liệu Trường ca về đề tài chiến tranh chống Mỹ Nhìn từ góc độ thể loại (Trang 61)

- Chị thiếu anh nên chị bị thừa ra Trong g iỗ tết họ hàng nội ngoạ

2.2.3.Tâm trạng người lính trong trận chiến

Trường ca, đặc biệt là những trường ca được viết sau chiến tranh đã không thể viết về chiến tranh theo bút pháp lãng mạn như trước nữa. Họ nhìn chiến tranh thật hơn, không còn cái hình ảnh “Đường ra trận mùa này đẹp lắm người chiến sĩ luôn phơi phới lạc quan nữa mà có lúc anh lặng người tiếc nuối thương cho tuổi 20 của thế hệ mình:

Chúng tôi không mệt đâu Nhưng cỏ sắc mà ấm quá

Tuổi 20 thằng em tôi sững sờ một cánh chim mảnh nluí nét vẽ... Nhiêu đổi thay như một thoáng mây

“N hững người đi tới biển''’ của Thanh Thảo đã có những khúc ca bi tráng mà vô cùng cao cả về bao người lính trẻ. Họ đã đi “không tiếc đời mình” và biết rằng “A i cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi T ổ quốc, c ỏ sắc mà ấm quá pliái không e m T \ Hình ảnh cỏ như sự cứu rỗi, lại như đất mẹ, mềm mại mà ấm áp nhưng cũng là quá khứ mà anh đang mong nhớ, là hạnh phúc mà anh chua xót mỗi lần nghĩ đến, mỗi lần chạm tay vào, như hạnh phúc mong manh, như dĩ vãng đã lùi xa giữa cánh rừng khắc nghiệt, ở trường ca này, có những phiến đoạn ta cảm thấy chiến tranh dường như là vĩnh viễn, có cảm giác cuộc sống, cuộc hành quân gian khổ trong rừng già không bao giờ chấm dứt, hết mùa mưa sang mùa khô, hết năm này qua năm khác - “Cỏ dưới chân mọc lại bao lần”. Trong cái thế giới dường như vô vọng luôn vọng lại tiêng nói của người mẹ, những kỷ niệm êm đềm, những ngôi sao xanh ... như là niềm an úi kỳ lạ về sự tái sinh.

Trước sự khốc liệt của chiến tranh, người lính không chỉ ngậm ngùi cho chính bản thân mình mà còn có một tình thương cảm sâu xa với đất nước qué hương:

Trường ca về đ ề tà i chiến tranh chống M ỹ Diéu Thị Lan Phương

V ết đạn trên cờ cháy lên câu hỏi C ó nơi đâu như đất nước mình M ột ngày vui hoà bình

Ba mươi năm súng n ổ ... ? Ôi ngọn cờ đo hết mọi hy sinh.

{Trường ca sư đoàn)

Và cái cảm giác ngậm ngùi dường như không thể kiềm chế được:

Ôi! T ổ quốc ta muôn đời muốn khóc Sau cơn bão chiến tranh quyết liệt Tóc biển xanh ôm vai đất mỡ màu

(Con đường của những vì sao)

Trong các trường ca đều biểu hiện một tình thương cảm bao la đối với một đất nước anh hùng, trong lành nhưng nghèo nàn và gặp bao thảm hoạ, bao tủi cực. Đó là một phạm trù cảm hứng thẩm mỹ độc đáo mà chỉ văn học cách mạng mới có được.

Trong “Tình ca người lính''’ Nguyễn Trọng Tạo cảm tưởng như chiến tranh không bao giờ chấm dứt, như ngưng đọng vĩnh viễn, như là điểm chết của mọi sự. Điệp khúc: “Nhưng chiến tranh như không th ể nào ngừng” cứ lặp đi lặp lại như không thể, không thể nào thoát ra được:

Nhưng chiến tranh chiến tranh như không th ể nào ngửng Chiến tranli chiến tranh như không tliể nào ngừng

Những trạm giao liên không đã cây đ ể mà mắc võng ... Chiến tranh như không th ể nào ngừng

N hư mùa mưa dầm d ề không biết ngày nào tạnh

“Tình ca người lín h” được viết năm 1983, khi chiến tranh chống Mỹ dã lùi xa gần 10 năm nhưng dường như cái cảm giác chua xót, ớn lạnh thì vẫn còn nguyên vẹn:

... Cliiêh tranh

Trường ca vê đ ề tài chiến tranh chống M ỹ Diêu Thị Lan Phương

... Ô i chiến tranh chiến tranh Anh muốn kêu lên

Bao lá thư tình chiến tranh đốt cháy ... Anh xa th ế

Chiến tranh thì dài th ế

“Đ ợi anh về” em thuộc khi còn trẻ

Dường như viết lại, nhớ lại, nghiệm lại thì sự khủng khiếp vẫn sống dậy, nó như một ám ảnh đau thương mà trong đó cuộc đời ta tưởng như lạc vào một khu rừng rậm, không lối ra, không ánh sáng, không ngày và đêm:

Nhưng chiến tranh, chiến tranh như không th ể nào ngừng Anh như gọi giữa mênh mông biển tối

Chiến tranh ào ã tiếng bom rơi

Cảm giác ấy, ký ức ấy khiến nhiều lúc nhân vật tự hỏi: N hưng cuộc hành quàn m ấy chục năm l ẽ nào khôn g tới đích. Khi những ý niệm về chính trị lùi xuống hàng thứ hai nhường chỗ cho những ý niệm về nhân văn, về những cảm giác thật nhất của con người thì chiến tranh quả là nghiệt ngã. Giống như lời V. Bưkôp đã nói trong tác phẩm của mình về cuộc chiến chống Hitle của nhân dân Xô Viết : “Chiến tuyến đấu tranh với bọn Hitle đi qua tìoig bờ luỹ quanh làng, từng sân nhà, qua khắp các trái tim và tâm hổn con người. Cuộc đấu tranh toàn dân có nghĩa là m ỗi người đều là chiến s ĩ với tất cả nliững trách nhiệm và hậu quả rút ra từ chữ đ ó ” [11,15].

Một phần của tài liệu Trường ca về đề tài chiến tranh chống Mỹ Nhìn từ góc độ thể loại (Trang 61)