Trường ca hiện đại có những đặc điểm thông nhất với Trường ca sử thi.

Một phần của tài liệu Trường ca về đề tài chiến tranh chống Mỹ Nhìn từ góc độ thể loại (Trang 33)

- cuốn sách thần thánh của nhiều triệu người Hindu trong cuộc đời của họ, nguyên bản được tạo nên bởi nhà thơ thông thái Valmki Những sử thi kể trên

3. Thế giới sử thi được cách ly khỏi thời đương đại, tức là thời của ca s ĩ ( tác giả và thính giả) bằng một khoảng cách sử thi tuyệt

1.4.1. Trường ca hiện đại có những đặc điểm thông nhất với Trường ca sử thi.

đối lập với chất văn xuôi của xã hội Tư bản. Trường ca hiện đại phải chăng là một sự vận động hợp lý của những bản trường ca cổ điển, bởi nó mang trong mình cái tham vọng nói lên cái lớn lao mang tính dân tộc, tính thời đại. trường ca chống Mỹ nằm trong loại hình này. Tuy mang những đặc điểm dân tộc tính đặc sắc nhung về mặt phương pháp, khi nghiên cứu một thể loại chúng ta nên nhìn nó trong cái tổng thể, trong cái từ trường mà nó chịu ảnh hưởng. Hơn nữa, văn học Việt Nam hiện đại 45-75 không chỉ tiếp thu nền lý luận và triết học c. Mác- Lênin mà còn chịu ảnh hưởng sâu sắc nền văn học mang tính sử thi từ các nước Xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là nền văn học Liên Xô(cũ).

1.4.1. Trường ca hiện đại có những đặc điểm thông nhất với Trường casử thi. sử thi.

Như G.L.Abramôvits đã nhận xét: “Trường ca hiện đại là loại th ơ gần g ũ i n h ất với anh hù ng Cữ”[ 1,221]. Ở ta, khi xem xét về các vấn đề giữa sử thi cổ điển và trường ca hiện đại, Đỗ Văn Khang đã cho rằng có thể đặt tên cho loại trường ca này là Trường ca sử th i hiện đ ạ i [36], Điều đó khiến ta nghĩ rằng trường ca hiện đại có nét tương đồng vói trường ca sử thi cổ điển. Từ những ý kiến này chúng tôi sẽ tìm hiểu một số vấn đề của trường ca hiện đại trong tương quan với những bản sử thi cổ điển.

Theo ông Hoàng Ngọc Hiến trong “N ăm bài g iả n g về th ế loại", thì

Trường ca vé đ ề tà i chiến tranh chống M ỹ Diêu Thị Lan Phương

nội dung của trường ca sử thi là “toàn bộ quan niệm về th ế giới và cuộc sông một dân tộc” thì các trường ca hiện đại cũng luôn hướng đến sự khái quát tổng thể lịch sử. Ngay các nhan đề cũng đã nói lên tầm phản ánh, những vấn đề của lịch sử dân tộc. Chẳng hạn như “T ổn g ca" (P.Nêruda), “B ài ca tháng

A/tfờỉ”(Maiacôpxki), “Tiếp cõi xa lại cõi x a ” (A.Trarđôvxki), “Giữa th ế kỷ”

(V. Lugôvxkôi), “M ặ t đường kh át vọng” (Nguyễn Khoa Điềm), “Đường tới thành phố" (Hữu Thỉnh), “Cơn đường của những vì sao” (Nguyễn Trọng Tạo), ‘'Khúc h át người anh hù ng” (Trần Đăng Khoa)... Các trường ca đều tập trung vào các vấn đề mang tính dân tộc. “B à i ca thán g M ười” là hành khúc của quần chúng cách mạng, là hồi kèn xung trận, là tiếng reo hò của

“giai cấp đi tấn công”-, đồng thời nó là lễ ca dâng nhân loại mới và con người mới, là tiếng nói của “niềm vui bất tận”- niềm vui của nhân loại được giải phóng, của tất cả các dân tộc đang đi dưới ngọn cờ tháng Mười. Tác phẩm “Đ ường tới thành p h ổ ’’’ là sự hăm hở với sức mạnh đoàn kết keo sơn quân dân ta đã ào ào tiến đến giải phóng thành phố Hồ Chí Minh - trận quyết định để kết thúc cuộc chiến tranh chống Mỹ. Một trong những cảm hứng của trường ca hiện đại là viết về các nhân vật ưu tú. Maiacôpxki có bản trường ca về V.I.Lênỉn, Tố Hữu có “Theo chân B ác”... Bên cạnh đó, những công dán, những chiến sĩ anh hùng dám xả thân quên mình vì đất nước cũng xứng đáng được tôn vinh. Trần Đăng Khoa có trường ca “K h ú c hát người anh hùng viết về chị Mạc Thị Bưởi; Lê Anh Xuân có trường ca “N gu yễn Văn Trỗi".

Những con người đã gắn số phận mình với số phận lịch sử, những trận chiến sống còn cùng đất nước, những bước ngoặt mở ra một thời đại mới ... đều là những vấn đề then chốt của trường ca hiện đại. Nhìn chung, “nội dưng lớn chính là sự khái quát những kinh nghiệm của lịch sử, sự ngẫm nghĩ “kinh nghiệm đạo đức của thời đại, sự tái hiện nlũmg biến c ố trọng đại và những tính cách x ã hội- lịch sử đ ặ c sắc của thời đ ạ i” [33,118]. Mặt khác, “nội dung lớn” còn là tình cảm lớn, cảm xúc lớn; nó thể hiện ở “nhân cách của nhà thơ với những tư tưởììg tính cách phóng khoáng, lành mạnh", ởsức khái quát

Trường ca về d ê tài chiến tranh chống M ỹ D iêu Thị Lan Phươìĩg

sâu sắc". Nếu không có những tính cách, cảm xúc mạnh mẽ, không có sự thôi thúc của con tim thì không thể tạo nên một bản trường ca hấp dẫn. Maiacôpxki ngoài những tác phẩm viết về lãnh tụ, vẻ Cách mạng, còn viết những bản về tình yêu, những tác phẩm vẫn được mệnh danh là “íỉ? thi của trái tim con người”. Cốt truyện của trường ca “Đ ám máy m ặc quần” là một câu chuyện tình hết sức bình thường nhưng chủ đề - tư tưởng của tác phẩm lại là tiếng Đ ả đảo ném vào mặt giai cấp Tư sản. Tinh cảm, chất thơ bên trong của tác phẩm đôi khi lại có sức sống hơn cái mà nó phản ánh. Chính vì vậy tình cảm của nhà thơ đóng một vai trò rất quan trọng trong tác phẩm trường ca. Tinh cảm mạnh mẽ tạo nên sự hoành tráng, âm hưởng hào hùng và đó là một đặc điểm của trường ca nói chung. Sở đĩ trường ca hiện đại vẫn là sự tiếp nối của những anh hùng ca xưa là vì nó vẫn mang cái chất hoành tráng đó. Một nội dung mang tầm dân tộc, cộng với một tình cảm lớn lao, tôn sùng mãnh liệt của chủ thể tạo nên âm hưởng ngợi ca. Và đây chính là một thuộc tính của anh hùng ca cả xưa và nay.

T.Tátxô xác định rằng phạm trù cái kỳ diệu có một ý nghĩa quan trọng và căn bản. Đối với ông: cái kỳ diệu là ph ạm trù chủ đạo của loại hình nghệ th u ật chủ đạo- loại anh hùng ca [10,85], cả trường ca sử thi và trường ca hiện đại đều lấy cái kỳ diệu để phản ánh và đồng thời cũng sáng tạo nên cái kỳ diệu. Đương nhiên, cái kỳ diệu cổ xưa mang tính chất thần thánh, kỳ ảo hơn; còn cái kỳ diệu ngày nay mang tính chất hiện thực hơn. Sức mạnh vô địch của Asin tượng trưng cho sức mạnh của Ithác, là một điếu kỳ diệu; nhưng cái chết hiên ngang bất khuất của anh Trỗi cũng là một điều kỳ diệu; một chiến thắng ở trận “Đ iện Biên Phủ trên không” cũng là điều thần thánh. Như vậy, ở trường ca hiện đại, cái kỳ diệu của hiện thực tạo nên cái kỳ diệu của tác phẩm anh hùng ca. Các nhân vật trong trường ca đa phần mang phẩm chất cao thượng, đối lập với sự tầm thường, với cuộc sống bình thường của cá nhân, ở đây cá nhân đã hoà vào tổng thể dân tộc, không còn mang tính chất

Trường ca vé đ ể tài chiến tranh chống M ỹ Diéu Thị Lan Phương

riêng tư nữa, mà là những con người mang tư tưởng, mang tính chất triết lý, là những con người phi thường tượng trưng cho cái Đẹp hoàn mỹ. Chính vì vậy, nhân vật, chi tiết trong tác phẩm trường ca hoàn toàn khác với tiểu thuyết.

Như phần trước đã nói, trong “Lj? luận và thi p h áp tiểu thuyết”, khi so sánh giữa sử thi và tiểu thuyết Bakhtin đã nêu lên ba luận điểm. Những ý kiến của Bakhtin đương thời đã gây ra nhiều ý kiến trái ngược nhau, nhưng về sau đều được công nhận là những ý kiến đúng đắn. Đối chiếu với trường ca hiện đại, chúng ta nhận thấy nó vẫn có nhiều điểm hợp lý. Thứ nhấv. “đối tượng sử thi là quá k h ứ dân tộc anh hùng- quá khứ tu yệt đối". Với trường ca sử thi, quá khứ anh hùng ấy có thể có khoảng cách xa hơn so với thực tại (ví dụ:

Ilia t được viết ra sau cuộc chiến tranh thành Troa khoảng gần bốn thế kỷ). Với trường ca hiện đại, khoảng cách ấy có thể được rút lại gần hơn nhưng nó vẫn là thời gian hoàn thành, thời gian tuyệt đối chứ không phải là thời gian tiếp diễn. Phần lớn các bản trường ca viết về chiến tranh chống Mỹ mà chúng ta đang bàn tới đều chủ yếu được viết vào phần cuối và sau cuộc chiến tranh, khi người ta có thể nhìn lại một cách tổng thể để tự hào vể quá khứ ấy. Viết về các nhân vật anh hùng cũng thế, thường là sau khi người ấy đã mất hoặc về cơ bản sự nghiệp đối với dân tộc đã tương đối hoàn thành và được khẳng định thì mới xuất hiện trường ca (Tất nhiên đây là thời gian hiện thực nhưng nó cũng phản ánh thời gian nghệ thuật của trường ca). Đây chính là một đặc điểm để phân biệt trường ca với tiểu thuyết nói chung và tiểu thuyết bằng thơ nói riêng.

Điểm thứ hai, Trường ca khôn g p h ả i là kinh nghiệm cá nhàn và hư câu tự do nảy n ở trên c ơ s ở kinh nghiệm ấy. Trường ca sử thi cũng như hiện đại, có hư cấu, nhưng phần nhiều dựa trên những biến cố có tính lịch sử. Không có “Trạng th á i sử thr của xã hội thì không có anh hùng ca. Đây là mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa chủ thể sáng tạo và đời sống xã

Trường ca vé đê tài chiến tranh chống M ỹ Diêu Thị Lan Pltươìig

hội. Trường ca với tầm vóc nội dung của nó, do một cá nhân sáng tạo ra, nhưng đó là bài ca của cả một dân tộc, phải mang tầm vóc dân tộc. Anh không thể viết chỉ bằng kinh nghiệm của cá nhân anh, không thể ca ngợi chính cuộc sống của anh, và đồng thời anh cũng không thể dựa vào đó để hư cấu nên một tác phẩm trường ca. Các trường ca sử thi cổ xưa thường lấy các đề tài tôn giáo hoặc truyền thuyết; đa phần những cốt truyện ấy đã được truyền tụng trong dân gian, ít nhiều manh tính folklore (Iliat, Ođitxe, M ahabharata, R am ayana, K alêvala ... ). Điều này đã một phần quyết định các bản trường ca này trở thành những “Thánh kinh của dàn tộc”, được lưu truyền rộng rãi và phổ biến trong nhân dân. Trường ca hiện đại, đĩ nhiên không chỉ lấy đề tài là truyền thuyết dân tộc, nhưng nó cũng phản ánh những vấn đề mang tính toàn dân, những sự kiện, những nhân vật anh hùng trở thành tiêu biểu cho ý chí, nguyện vọng và sức mạnh dân tộc. về điểm này, Bakhtin đã có sự gặp gỡ với quan niệm của Hêghen, trong cuốn M ỹ học

Hêghen viết: “Thơ sử thi có mục đích là v ẽ lên không phải cái tâm trạng chú quan của nhà thơ, mà v ẽ lên các sự kiện và các biến c ố cụ thể, cho nên cái tôi của anh ta lại càng plidi lùi v ề phía sau khi anh ta càng lao vào cái th ế giới đang diễn ra trước mắt /a”[28,580]. Hơn nữa, “phong cách sử thi v ĩ đại đòi liỏi tác phẩm tự nó ph ải chinh phục người ta chứ không pliải nhờ vào con tim của tác g/ả”[28,580].

Tuy vậy, Hêghen không hề phủ nhận sự sáng tạo cá nhân, ông viết tiếp: ‘Trường ca sử thi, với tính cách là tác phẩm của một cá nhân duy nhất, trong khi biểu hiện tinh thẩn của một dân tộc, vẫn không phải là một tác phẩm tập th ể của dân tộc mà là tác phẩm của vài người thôi. Tliực vậy, tinli thần m ột thời đại, một dân tộc ấy ch ỉ làm nảy sinh một tác phẩm thực sự khi nó được một thiên tài cá nhân của một nlià thơ nắm /óý”[28,580]. Những biến cố lớn của lịch sử, cuộc chiến đấu thần thánh của nhân dân ta chống đê

Trường ca vé đ ể tà i chiến tranh chống M ỹ D iéu T h ị L an Phương

quốc Mỹ đã là tiền đề trực tiếp tạo nên những bản trường ca; điều ấy là hoàn toàn hợp logic.

Điểm thứ b a. là khoản g cách sử thi tu yệt đối. Các thể loại cao thượng bao giờ cũng giữ một cự ly so với thời đương đại. Khoảng cách của anh hùng ca hiện đại được rút ngắn hơn; nhung bản chất của trường ca là cái kỳ diệu, cái đáng được ca ngợi, cũng có nghĩa là những phẩm chất ưu tú nhất chỉ có ở một số ít người, một số sự kiện ... vì vậy nó vẫn là một thể loại không mang tính chất đời thường, văn xuôi của cuộc sống, mà nó là chất thơ- cái đã được tinh lọc từ sự xôn xao, ồn ã của hiện thực. Với trường ca chống Mỹ- trong cái giai đoạn mà mọi người dân, cả dân tộc hướng về tiền tuyến, ra ngõ gặp anh hùng, ai cũng đã hoá thành anh hùng; giải phóng đất nước là mục tiêu lớn nhất mà người người đều hướng tới, thì trường ca là tiếng nói chung, là sự thôi thúc cần phải nói của cả cộng đồng. Và trong giai đoạn ấy nó tạm thời không có khoảng cách sử thi. Tuy nhiên, phần lớn những bản trường ca đều viết ra sau cuộc chiến tranh kết thúc, vì vậy nội dung phản ánh vẫn là quá khứ đáng tôn thờ, vẫn là thời gian hoàn bị. Sự phản ánh của trường ca là sự phản ánh khép kín. Nếu nó gợi đến tương lai thì tương lai đó đã được xác định (thường là tốt đẹp) và chúng ta không thể đặt câu hỏi, hay nghi ngờ thêm vể cái tương lai ấy. Đương nhiên, càng về sau, và đặc biệt là trường ca hiện đại, khi sự biến thể và sự tiếp thu thêm các yếu tố thể loại khác luôn diễn ra, thì hình thức kết cấu của nó cũng đa dạng và thay đổi không ít. Nhiểu trường ca mang hình thức của những cuốn tiểu thuyết, mà tiểu thuyết thì luôn gắn bó với cuộc sống hiện thực hơn. Riêng về mảng trường ca anh hùng - như một số trường ca chống Mỹ mà chúng ta đang xét thì các yêu tố về thời gian có sự gián cách thay đổi về cự ly nhung cơ bản nó vẫn tương đồng với các trường ca cổ xưa.

Như vậy, theo chúng tôi, trường ca hiện đại đã tiếp thu nhiều yếu tố của trường ca cổ điển. Từ trường ca cổ điển đến trường ca hiện đại là sự vận

Trường ca về đê tài chiến tranh chông M ỹ D iéu Thị L an Phương

động cho phù hợp với thời gian lịch sử của thể loại, chứ không phải là hai thể loại khác nhau và những bản trường ca hiện đại không nên gọi là trường ca như một số người nhận xét. Bởi vì chẳng hạn như tiểu thuyết, từ dạng tiểu thuyết truyền thống theo thời gian tuyến tính đến dạng tiểu thuyết đồng hiện, tiểu thuyết dòng ý thức theo kiểu J.Joyce hay Kapka là những sự thay đổi rất lớn nhưng nó vẫn là tiểu thuyết. Và vì vậy, chúng ta cũng cần phải xem xét trong sự vận động của thể loại trường ca nó đã xuất hiện thêm những phẩm chất, những đặc trưng gì khác so với trước đây.

1.4.2.Những đặc điểm mới

Điều đầu tiên chúng ta dễ dàng nhận thấy là trường ca hiện đại không còn yếu tố thần kỳ, huyền ảo. Đây chính là sự phát triển của lịch sử khách quan. Nếu ỉlia t còn tồn tại các vị thần, M ahabharata còn tồn tại các con quỉ... là do sự nhận thức về thế giới tự nhiên và con người còn hạn chế. Hơn nữa, các trường ca thời cổ và cả thời Trung đại, thường lấy cốt truyện từ các truyền thuyết dân gian và tôn giáo, nên yếu tố thần kỳ càng rõ nét. Các trường ca hiện đại được viết ra trong một xã hội đã phát triển mức độ cao, khoa học kĩ thuật phát triển mạnh, nhận thức của con người về thê giới và chính bản thân mình gần như đã thấu suốt. Bên cạnh đó, một hiện thực lịch sử hào hùng khác khiến người ta có cảm giác như không phải phóng đại lên nữa, bản thân nó đã ngang với thần thánh, với những cái kỳ diệu.

Cũng chính vì vậy, trường ca hiện đại bám sát vào thực tại hơn. Đề tài của nó không phải là quá khứ với khoảng cách lớn mà là cái quá khứ vừa mới diễn ra. Trước một sự kiện nếu nhà thơ xúc động có thể viết nên một bản trường ca. Trước sự hi sinh kiên cường bất khuất của anh Trỗi, Lê Anh Xuân đã viết bản trường ca cùng tên; trước sự kiện miền Nam hoàn toàn giải phóng, Thanh Thảo viết ‘'Những người đ i tới biển" ... Nội dung của trường ca hiện đại gắn chặt với lịch sử từng dân tộc. Những bản trường ca của

Một phần của tài liệu Trường ca về đề tài chiến tranh chống Mỹ Nhìn từ góc độ thể loại (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)