Số phân con người trong chiến tranh

Một phần của tài liệu Trường ca về đề tài chiến tranh chống Mỹ Nhìn từ góc độ thể loại (Trang 70)

- Chị thiếu anh nên chị bị thừa ra Trong g iỗ tết họ hàng nội ngoạ

2.3.Số phân con người trong chiến tranh

Trong bất cứ thời đại nào, sô' phận con người cũng là mối quan tâm hàng dầu của văn học. Con người vừa là đối tượng nhận thức chủ yếu, vừa là cái đích để văn học hướng tới. Tầm vóc, sự phát triển của một nền văn học thể hiện ở cách đặt vấn đề về con người. Nghệ thuật cổ đại Hy lạp, nghệ thuật Phục hưng, nghệ thuật của Chủ nghĩa lãng mạn và Chủ nghĩa hiện thực đã có những cách tân lớn, nâng cao giá trị con người, giúp con người giải thoát khỏi những ràng buộc của chế độ thần quyển và các chế độ xã hội lạc hậu khác de đi đến tự do và sống đúng với nhân cách con người. Việc lí giải mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh là nhiệm vụ của tác phẩm nghệ thuật. Qua cách lí giải của tác giả chúng ta sẽ nhận ra lí tưởng thẩm mỹ, tiếng nói nhân văn và trách nhiệm của nhà văn đối với xã hội. ở các thể loại văn học cách mạng, đặc biệt là những tác phẩm trực tiếp viết về chiến tranh, con người bao giờ cũng sống cùng lúc hai cuộc sống, đó là cuộc sống của thời đại lịch sử, với trách nhiệm trước vận mệnh đất nước, và một cuộc sống khác, đó là cuộc sống cúa cá nhân anh ta. Đối với thể loại trường ca nói chung, như chúng ta đã nói, nhân vật của nó là những con người mang tính chất phi thường, cao cả, là anh hùng. Số phận bi tráng của anh hùng dân tộc là một đặc điểm của trường ca - trong cái ý nghĩa cơ bản đầu tiên của nó. Tuy nhiên nhân vật anh hùng bao giờ cũng sống trong một diễn trình lịch sử, mang dấu vết của thời đại và phản ánh tư duy của thời đại. Trong một giai đoạn mà “ra ngỗ gập anh hùng",những chú bé đểu nằm mơ ngựa sắt”, người anh hùng của văn học chống Mỹ hoàn toàn không mang tính duy nhất như các trường ca cổ xưa. Môi người bình thường, mỗi con người chiến đấu để dành lại mảnh đất này đều là anh hùng và

Trường ca về để tài chiến tranh chống Mỹ Diéu Thị Lan Phương

Trong trường ca viết về chiến tranh chống Mỹ, có ba hình tượng chính, đó là người chiến sĩ, người mẹ và người vợ. Nhìn chung cách nhìn, cách thể hiện của các tác giả đều thống nhất với nhau và thống nhất với văn học chống Mỹ nói chung. Tuy nhiên, chúng ta dễ dàng nhận thấy cách thể hiện số phận con người của trường ca trước 1975 và sau 1975 có nhiều điểm khác nhau. Nó thể hiện những thay đổi trong tư duy, thay đổi của hoàn cảnh lịch sử mà bất cứ một nền văn học nào cũng chịu ảnh hưởng.

2.3.1. Mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh:

Con người và hoàn cảnh sống, con người và thời đại luôn có mối tác động qua lại và gắn bó chặt chẽ. Không có một cá nhân nào không là “sự tổng hoà của các mối quan hệ xã hội”. Nhận thức một cách biện chứng vể mối liên hệ thời đại chỉ thực sự xuất hiện cùng với sự phát triển của Chủ nghĩa hiện thực, nó được bộc lộ cụ thể qua qua tư duy nghệ thuật của nhà văn. ở đay, chúng ta

chỉ nói đến sự liên hệ với một hoàn cảnh cụ thể, đó là hoàn cảnh cuộc chiến

tranh chống Mỹ khốc liệt, thời đại cách mạng mà dân tộc ta đã trải qua.

Có thể nói trong mối liên hệ này, con người đã đứng cao hơn hoàn cảnh. Chiến tranh là một hoàn cảnh đặc biệt, là một bi kịch, và đĩ nhiên không ai không căm thù các thế lực đã gây ra cuộc chiến này. Khẳng định tầm vóc lớn lao của con người và dân tộc Việt Nam là lý tưởng chung của nền văn học cách mạng. Khẳng định chúng ta lớn hơn chúng nó, chúng ta là cái Thiện, cái Đẹp, chúng nó là cái ác, là phi nghĩa. Chúng ta chiên đấu vì lí tưởng, thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước còn chúng nó chiến đấu vì mục đích vụ lợi, đã gây ra một tội ác tày trời. Lý tưởng của thời đại đã làm nên con người Việt Nam cao cả hơn. Từ nhàn vật mang tầm sử thi như Hùng, Rin, thà chét chứ không chịu khai, đấu tranh với giặc đến cùng và khi chêt vẫn chọn cái chết có ý nghĩa. Những anh hùng đến phút cuối cùng của chiến tranh ván chiến đấu quên mình, hi sinh anh dũng trước bình minh ánh sáng. Họ đáng được tôn thờ.

Trường ca về đề tài chiến tranh chống Mỹ Diêu Thị Lan Phương

Trường ca trước 1975 chủ yếu đề cập đến những con người mang tính tập thể, sống bằng lí tưởng mà ít đời sống nội tâm. Tuy nhiên, bên cạnh việc thể hiện hình tượng anh hùng - hình tượng người lính, số phận họ gắn với vận mệnh dân tộc, với cộng đồng, trường ca còn thể hiện những số phận riêng mà những số phận ấy chịu ảnh hưởng sảu sắc của chiến tranh. Rõ ràng đã sống trong chiến tranh thì chuyện thế sự, việc riêng tư nào cũng ít nhiều có liên quan và chịu sự chi phối của cuộc sống máu lửa ngặt ngèo ấy. Chúng ta không thể máy móc cắt rời chuyện đời thường, chuyện riêng tư với sự kiện chiến tranh. Các số phận con người đời tư nhiều đau khổ, trái ngang đã được các trường ca sau 1975 đề cập đến như một minh chứng hùng hồn về tội ác của giặc Mỹ.

Biết bao con người đã không đến được với nhau vì chiến tranh, để sự nuối tiếc, khổ đau cho cả cuộc đời:

Những mảnh vỡ mối tình đầu như thuỷ tinh nhọn sắc Bao đợi chờ ứa máu đến xa sau

{Tình ca người tính - Nguyễn Trọng Tạo)

Trong trường ca “Đường tới thành phố'’ hình tượng người phụ nữ đã trớ thành một biểu tượng của sự chịu đựng. Những câu thơ của Hữu Thính như sự ám ảnh khôn cùng, tiếng kêu gào của bản thể, của thiên chức - sự hy sinh còn đau đớn hơn cả sự chết. Đây là tâm sự, là sô phận của một người vợ khi chị viết thư cho chồng:

Chúng em chẳng sợ địch lùng Đêm nằm sợ tiếng ru con trẽn đài

Chị đi hoạt động, bị địch bắt:

Tù vê mắc bệnli động kinh

Mình nghe nói chớ bả làtìi thinh lioài hoài

Còn đây là hình ảnh của người vợ có chồng hoạt động bí mật:

Chị cô làm cho thật lẳng lơ Tliắt vạt áo trước bao lời dị nghị

Trường ca về đề tài chiến tranh chống Mỹ

Diéu Thị Lan Phương

Mỗi năm một lần cúng kị

Khấn anh xong mang xôi trái xuống hầm

Còn đây là người vợ có chồng hi sinh, cả cuộc đời cô đơn, lẻ loi. Con người ta có đủ sức mạnh để chịu đựng những hi sinh mất mát về vật chất nhưng làm sao chịu đựng được sự cô đơn, làm sao sống cả cuộc đời quạnh

quẽ:

Những đêm trở trời trái gió Tay nọ ấp tay kia

Súng thon thót ngoài đồn dân vệ Một mình một mâm cơm

Ngồi bên nào cũng lệch

Chị chôn tuổi xuân trong má lúm đồng tiền

Còn đây là nỗi lòng của mẹ trong trường ca “Đất nước hình tia chớp”(Trần Mạnh Hảo): (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mẹ ơi suốt chiều dài lịch sử

Mẹ vẩn sinh nhiều nỉũùig đứa con trai Mỗi bận chiến trường tin báo tử Mẹ lại hoài thai bằng nỗi đau dài

Rõ ràng, nếu xem xét lại, lựa chọn lại những tác phẩm tiêu biểu của văn học chống Mỹ, chúng ta sẽ thấy rằng bên cạnh nét đặc trưng thẩm mỹ mang tính ngợi ca sử thi của toàn nền văn học còn là cái bi thương, những cuộc đời bi kịch. Về mặt thẩm mỹ văn học chống Mỹ hoàn toàn không đơn điệu, có chăng đó là sự lựa chọn tác phẩm theo yêu cầu của mỗi giai đoạn. Nếu bây giờ chúng ta chọn những bài thơ như “Mò« tím hoa s/7/ỉ"(Hữu Loan), “A/?”(Nguyễn Lê), “Bài thơ về hạnh phúc'\Dương Hương Ly), “Bài thơ của một người yêu nước ff»'///ỉ”(Trần Vàng Sao), “Đất nước đàn bàu ’(Lưu Quang Vũ)... xem là tiêu biểu thì chắc chắn rất dễ nhận thấy điều này: bén cạnh khí phách anh hùng, lòng tự hào và tình yêu Tổ quốc vô biên, văn học ta còn phản ánh nhũng số phận éo le, nỗi buồn nhớ, lòng thương cảm; đất nước ta hiện lẽn

Trường ca về đề tài chiến tranh chống Mỹ Diêu Thị Lan Phương

bao gian khổ, nhiều cung bậc và đôi lúc buồn da diết như tiếng đàn bầu dân tộc. Tính chất thi vị réo rắt mất đi, tính chất tỉnh táo, sâu lắng được tãng cường. Ý chí, sức mạnh của con người được thử thách lừng giây tìm° phút. Điều này cũng được thể hiện rõ trong trường ca. Cuộc đời của người vợ người mẹ như trên phải chăng là một sự trả giá đắt cho chiến thắng.

Con người đã chịu hậu quả nặng nể vì chiến tranh, nhưng đồng thời trong chiến tranh con người đã thể hiện sức mạnh kì diệu. Họ không chỉ vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt đau thương của đất nước mà còn chiến thắng chính bản thân mình, chiến thắng số phận nhiều lúc không tránh khỏi hẩm hiu. Dù phải chịu những mất mát lớn lao con người vẫn chịu đựng vì sự vĩnh hằng của Tổ quốc. Chính ý thức về mức độ ác liệt và sự hy sinh mới có thể thể hiện đến tột cùng con người anh hùng của nhân dân ta.

2.3.2. Con người và thời gian:

Thời gian là một yếu tố qui định sự tồn tại của con người, là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến kết cấu tác phẩm văn học. Đối với đời sống một cá nhân bao giờ nó cũng bị chi phối bởi thời gian lịch sử, thời gian đời người và thời gian tâm trạng. Ở đây, chúng ta chỉ đề cập đến một vấn đề, đấy là con người trong chiến tranh chống Mỹ đã sống cùng những ý niệm về thời gian như thế nào. Với dung lượng lớn, trường ca cũng như tiểu thuyết, vấn đề thời gian như một sợi chỉ, một dòng mạch thể hiện ý thức con người và ý thức cúa tác giả về đời sống.

Như chúng ta đã biết, trong nền văn học cách mạng, thời gian nghệ thuật là một vấn đề ít được chú ý. Nhìn chung, thời gian hiện diện của con người trong văn học là thời gian tuyến tính, thời gian sự kiện xã hội. Đó thường là một chiến dịch, một cuộc hành quân, cuộc truy kích, đêm gặt lúa địch hậu hay đợt đóng thuế nông nghiệp, một trận chống càn... Bao quát hơn nữa là thời gian lịch sử gắn với cách mạng và xa hơn nữa là hình ảnh một ngày thăng lợi trở về. Thời gian hiện tại, thời gian sự kiện khiến họ hiêm khi hồi tưởng vê quá khứ hay mơ mộng đến tương lai. Đọc những trường ca trước 1975 như Bài ca

Trường ca về đê tài chiến tranh chống Mỹ Diêu Thị Lan Phương

chim Chơrao'\Thu Bồn), "Mặt đường khát vọng”(Nguyến Khoa Điềm) Kể chuyên ăn cốm giữa sôn”(Nguyến Khắc Phục)... chúng ta dễ dàng thấy rõ điều này. Ở trường ca của Thu Bồn, câu chuyện xoay quanh các nhân vật Rin và Sao từ lúc mới lớn lên, chịu bao cảnh trái ngang rồi trở thành những anh hùng cánh mạng. Cốt truyện phát triển theo thời gian tuyến tính và được đánh dấu bằng những mốc sự kiện. “K ể chuyện ăn cốm giữa sản” cũng có sự phát triển thời gian tương tự, đó là quá trình giác ngộ cách mạng của các dàn tộc Tây Nguyên. Còn "Mặt đường khát vọng" là một trường ca trữ tình nhưng vẫn phát triển theo thời gian sự kiện. Đó là sự tổng hợp của thời gian lịch sử, tác giả lấy các yếu tô' truyền thống văn hoá để chứng minh cho sức mạnh, cho lòng yêu nước của chúng ta chứ hoàn toàn không phải là hồi ức, là thời gian tâm lí hay dòng chảy ý thức của con người. Số phận cá nhân không phải là tiêu điểm trong trường ca của Nguyễn Khoa Điềm mà là số phận đất nước, tinh thần quật khởi của dân tộc. Nhân vật của trường ca này là một tập thô’ cùng nhau xuống đường. Tác giả đã thành công trong mục đích khắc hoạ hình tượng đất nước và đây là một mẫu mực cho xu hướng thơ trước 1975. Như vậy, con người cá nhân nhường chỗ cho con người tập thể, cuộc sống bận rộn, ngày ngày phải đấu tranh với giặc người ta không thể quan tâm đến ý nghĩ, đến đời sống tâm hồn của một ai đó và của cả chính mình. Để phục vụ chính trị, tất cả dồn sức cho cách mạng thì đây là một sự hi sinh tất yếu.

Sau 1975, với một loạt trường ca ra đời, dù vẫn nằm trong dòng thác cách mạng nhưng vấn đề con người và thời gian được nhìn nhận sâu sắc hơn. Các tác giả đã chú ý đến thời gian ở bên trong con người, gắn chặt với con người, với đời sống tâm lý của nhàn vật. Ở những năm mà “một chiếc áo có thể sông lâu hơn một cuộc đời” mỗi người đều trực tiêp đối diện với cái chết, sự sống vật chất tỏ ra ngắn ngủi hơn bao giờ hết thì sức mạnh bất diệt của tập ihé, đồng đội và ý chí, tinh thần của mỗi cá nhân đều tỏ ra cứng rắn hơn, dày dặn hơn. Các tác giả đã thể hiện khá thành công tinh thần ấy ngay cả trong những giờ phút bình yên nhất của cuộc sống. Tuy con người giờ đây được ý thức

Trường ca vé đề tài chiến tranh chống Mỹ Dỉéu Thị Lan Phương

thêm một cách rõ rệt ở bình diện trầm tĩnh chấp nhận sự hi sinh lớn nhất nhưng nó vẫn hiện lên trong sự căng thẳng thường xuyên về mặt tâm lí. Thời gian có lúc bị dồn nén, ức chế, lo sợ trước giờ nổ súng. Aimatôp - nhà văn xỏ viết đã có một tiểu thuyết rất hay về thời gian trong chiến tranh, đó là tiểu thuyết “Và một ngày dài hơn thê kỉ”, trong đó những khoảnh khắc chiến tranh dường như vô tận. Thời gian tâm lí được khắc hoạ đặc biệt rõ nét trong các trường ca của Thanh Thảo và Hữu Thỉnh. Đây là nhũng khoảnh khắc trước giờ nổ súng:

Đêm lạnh ngắt khu đồn

Đêm nén lại phập phồng chờ tiếng nổ

(Những người đi tới biển - Thanh Thảo)

Cái tâm trạng chờ đợi gắn liền với sống chết, với số phận mình chắc chắn có cảm giác ngưng đọng, lo âu, thấy thời gian dài như vô tận. Trước khi ra trận các anh đã xác định:

Thời gian ấy trước khi ra trận

Chúng tôi thường truy điệu cho nhau Lễ truy điệu của những con người sống Đ ể lúc sa cơ bè bạn đỡ buồn rầu

(Những cánh đồng dưới lửa)

Thời gian “Phập phồng chờ tiếng nổ" ấy không chỉ là thời gian hiện thực nữa mà còn thời gian bên trong mỗi con người, thời gian tâm lí. Trong “Điệp khúc vô danh”, Anh Ngọc cũng có sự cảm nhận thời gian như thế:

Trận đánh kéo dài ngỡ lâu hàng thê ki

Bao cuộc dời cliớp mắt hoá cơn mơ

Thời gian với thời gian dồn nén Lại vỡ ra trong tiếng sét bất ngờ

Và như vậy, không chỉ thời gian chờ đợi mà cả trong chính trận đấu, trong những phút gay cấn người lính cũng cảm nhận hết sự dồn nén cùa thời gian, sức nặng tâm lí và sự khốc liệt của chiến tranh đè nặng lên vai họ. Có sự doi

Trường ca vê đê tài chiên tranh chống Mỹ Dỉéu Thị Lan Phươììg

lập giữa thời gian đời người và thời gian họ cảm nhận cuộc chiến. Điều đó nhiều lúc trở nên quá nghiệt ngã nhưng không hề làm giảm ý chí của họ ngược lại, chính vì vậy, chủ nghĩa anh hùng cách mạng được thể hiện một cách hùng hồn hơn.

Nếu Thanh Thảo, Anh Ngọc tập trung khắc hoạ “cuộc lìànli quân dài liơn nổi nhớ’' của người lính thì Hữu Thỉnh đặc biệt thành công trong việc khắc hoạ thời gian đằng đẵng, thời gian âu lo, thời gian một đi không trở lại của người phụ nữ ở hậu phương:

- Chị đợi chờ quay mặt vào đêm Hai mươi năm mong trời chóng tối (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nhưng chị tôi không thể làm Iiliư con rắn que cời Lột cái xác già nua dưới gốc cây cậm quẫy

- Ở nhà dài những năm canh

Một phần của tài liệu Trường ca về đề tài chiến tranh chống Mỹ Nhìn từ góc độ thể loại (Trang 70)