Lý tưởng cách mạng

Một phần của tài liệu Trường ca về đề tài chiến tranh chống Mỹ Nhìn từ góc độ thể loại (Trang 63)

- Chị thiếu anh nên chị bị thừa ra Trong g iỗ tết họ hàng nội ngoạ

2.2.4.Lý tưởng cách mạng

Chiến tranh đã hiện lên khốc liệt như thế, tuy nhiên, hầu như những người lính của chúng ta, có một niềm an ủi hoặc họ đã tạo cho mình một chỗ đê nương tựa, để sống tiếp, đó chính là tinh thần “quyết tử cho Tô quốc quyết sinh", là một đời sống trường tồn, vô hạn trong vận mệnh của Tổ quốc vĩ đại. Họ đã gắn, đã hy sinh cuộc đời hữu hạn cho sự bất tử của dân tộc. Chủ nghía anh hùng cách mạng chính là sự tự nguyện hy sinh, dũng cảm, kiên cường

Trường ca về đ ề tài chiến tranh chống M ỹ Diéu Thị Lan Phương

chống chọi với kẻ thù, được thúc đẩy bởi tình yêu nồng nàn với đất nước quê hương. Trong trường ca "Đất nước hình tia chớp" Trần Mạnh Hảo đã viết:

Ở giữa anh và em là cái gì cao hơn sự chết Hơn cả sự sống hai ta là sự sống giống nòi

Có những người lính khi biết mình khó qua khỏi đã tự nguyện hy sinh mình cho đồng đội được sống. Những tấm chân dung trong các trường ca làm chúng ta vô cùng cảm động:

T ôi biết chắc mình không qua khỏi

Xin hãy rút hết máu nhóm o trong người tôi đang chảy M à tiêm cho bạn khỏi cưa chân.

(Đường tới thành phô)

Hình ảnh cô giao liên nhỏ bé giữa rừng già bao la, giữa những làn đạn kẻ thù thật vĩ đại: “Mộ/ mình em giữa lạnh ngắt rừng già". Đã có rất nhiều, rất nhiều những bài thơ, cuốn truyện viết về tình cảm đồng đội. Có lẽ trong những phút giây sống còn, những phút giây mong manh giữa cái sống và cái chốt, anh cảm nhận thấy rằng anh sẽ từ bỏ thế giới này, ngày mai anh sẽ không nhìn thấy hình bóng quê hương, thấy mẹ, thấy người yêu, sẽ hoá thành đất. Ta hãy tưởng tượng xem, nghĩ rằng mình chết ở tuổi 20, khi bao ước mơ, khát vọng, tất cả đều còn dang dở. cảm giác ấy mới khủng khiếp làm sao, đến nỗi cảm thấy không thể chịu đựng nổi. Vậy mà biết bao nhiêu người anh hùng đã ra đi, đã đón chào giây phút ấy, đã hoá thành “D án g đứng V iệt N am tạc vào thê

Jfcỷ”(Lê Anh Xuân). Họ đã ra đi ở tuổi mười tám đôi mươi và ý thức được rằng:

Vị trí m ỗi chúng ta không th ể khác Ai nỡ đ ổ i cho mình chỗ sống bình yên

cTrường ca sư đo à n)

Và họ đã “Sống như đ ấ t ta bình thường như đất. Đ át đứng lẽn thành dáng vóc con người”(Trường ca sư đoàn). Trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù hy sinh, đói khổ rã rời cũng không thể dập tắt được “ngọn lửa đằm trong mắt"- ngọn lửa lý tường của người lính Việt Nam. Những con người như Hùng, Rin và những

Trường ca về đ ề tài chiến tranh chống M ỹ Diêu Thị Lan Phươììg

người lính còn “Giấu tên mình vào với vạn tên chung", đã sống quên mình như thế. Ngay cả khi biết trước ngày mai là hoà bình, chiến tranh sẽ chấm dứt họ vẫn tự nguyện xả thân. Họ biết rằng:

Nếu cửa tử này đoàn quản không qua được Nghĩa là lửa chiến tranh chưa dập tắt Ôi lửa chiến tranh

Dẫu ch ỉ còn lập loè như lửa đầu điếu thuốc C ó th ể bùng cháy mái nhà tranh

(Tình ca người lín h)

Rõ ràng cái chết của người anh hùng là một bi kịch, ở đây lại là những bi kịch chết trước bình minh. Biết rằng những người thân yêu đang chờ mình phía trước, anh chết cũng sẽ có bao người mất anh. Nhưng nếu ai cũng cố sống đến ngày mai thì trong giờ phút quyết định ấy cuộc chiến sẽ ra sao, đất nước sẽ ra sao:

Em ơi em, có th ể anh ngã xuống Trước bình minh chiến thắng C hót cùng đêm

C h ỉ m ấy phút nữa thôi là anh s ẽ gặp em C h ỉ mấy phút nữa thôi có th ể xa em mãi

(Tình ca người lính)

Những tình cảm thật chua xót, nhưng với tinh thần cách mạng, với tinh thần “A i hèn nhát s ẽ chết trong hèn nhát. C h ỉ một con đường tiến thẳng mà thôi”. Trên “Đường tới thành phổ" những người lính đã chiến đấu kiên cường, bất khuất, dành lại từng tấc đất từ tay kẻ thù. Chỉ có một tinh thần như thê một dân tộc nhỏ yếu, thua kém nhiều về kinh tế, trình độ khoa học kỹ thuật như chúng ta mới có thể đánh được một đế quốc như Mỹ. Không phải ngáu nhiên mà nhiều trường ca viết về giai đoạn cuối cùng của chiên tranh - giai đoạn

“Thần tốc”. Trong những giờ phút ấy luôn thể hiện cao độ tinh thần Việt Nam, sức mạnh Việt Nam. Âm hưởng hùng tráng, âm hưởng chiến thắng mà chúng

Trường ca về đ ề tài chiến tranh chóng M ỹ D iéu Thị Lan Phương

ta khao khát bấy lâu nay đã dành lại được. Trạng thái cảm xúc vừa tự hào vừa

p h ấ n chấn, choáng ngợp là một cảm hứng rất phù hợp với thể loại trường ca. 2.2.5. Khát vọng hạnh phúc

Bên cạnh tinh thần cách mạng, một điều nữa thúc đẩy họ chiến đấu đó chính là khát vọng hoà bình, khát vọng hạnh phúc. Chưa bao giờ con người lại mơ ước hoà bình một cách da diết, cháy bỏng đến thế. Chiến tranh là hoàn cảnh mà trong đó những nhu cầu nhỏ nhoi nhất, bình dị nhất cũng không được thực hiện. Cuộc sống nhân bản, cuộc sống đời thường bị phá vỡ. Đế đổi lấy một cuộc sống thời bình, cả đất nước chúng ta đã trả một giá quá đắt. Đó là cả một thế hệ:

Đ ể có m ột đồng bằng trước mặt

Chúng ta lên đường mười tám đôi mươi {Đường tới thành phố)

Và: A i từng trải những năm ấy đều hẳn biết Ta p h ả i trả giá th ế nào cho một bài ca (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(N hững người đi tới biển)

Hạnh phúc không phải là cái gì cao siêu, xa vời. Sống trong hoàn cảnh khắc nghiệt, chỉ cần nghĩ đến việc thoát ra nó là đã thấy hạnh phúc rồi. Hạnh phúc tồn tại trong cảm giác, trong sự bình yên, nó phụ thuộc nhiều vào chủ thể. Vì vậy mà nhiều người có đầy đủ điều kiện để sống một cách hạnh phúc nhưng chính họ lại cảm thấy không hạnh phúc. Trong những trận chiên liên tiếp, ngày nào cũng nhìn thấy người chết, thấy máu lửa, tiếng gầm rú của máy bay, của bom đạn, những khu rừng âm u, bất cứ lúc nào cũng có thể ngã xuống thì rõ ràng một ngày bình yên, một ngày không chiên tranh, không lo láng đã là mơ ước. Những người lính trẻ trong “N hững người đi tới biển luôn mơ đến một dòng sông, một đám cỏ sắc, một luỹ tre bình yên của quê hương. Mơ ước bình dị mà thật khó thực hiện:

Đ ồng bằng ơi bầu trời mùi vỏ chanh A i chẳng muốn m ột lần

Trường ca vê đề tài chiến tranh chống Mỹ Diéu Thị Lan Phương

Đi tràn trề bình yên dưới nắng

Cho gió mát lùa tận cùng chân tóc Lòng báng quơ câu hát cũng bâng quơ.

Những câu thơ thế này đã nói sâu hơn, nặng hơn về sự hy sinh của họ.

Trong trường ca “Tình ca người lính” người lính cũng luôn khát khao một

hạnh phúc bình thường, giản dị;

Hạnh phúc bình thường nliư hạnh phúc

Không khắc khoải lo âu không phấp phỏng đợi chờ.

Những mong muốn rất người ấy không làm người lính bi luỵ, nhụt ý chí, ngược lại càng thúc đẩy họ chiến đấu. Bởi vì cái mơ ước của họ dù nhỏ bé hay lớn lao cũng luôn gắn liền với hạnh phúc của Tổ quốc quê hương, gắn với tất cả những đồng bào Việt Nam thời ấy. Đó chính là những " tấm lòng cao cẩ"

mà những thế hệ sau không được phép lãng quên, giống như một triết gia đã nói “Nếu anh bắn vào quá khứ bâng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng khẩu đại tóc”(Abutalip). Trường ca viết về chiến tranh chống Mỹ đã rất chú ý đến cuộc sống đời thường, nhân bản của con người. Không chí cảm hứng về những hành động cao thượng, một cuộc sống bất thường, các tác giả đã đi sâu vào những niềm đau âm ỉ, dai dẳng, những khao khát nhỏ bé nhưng rất người mà trong hoàn cảnh thời chiến cả dân tộc đã phải hy sinh. Đó là tình yêu không thành “Nhữỉig mảnh vỡ môi tình đầu như thuỷ tinh nliọn sắc. Bao đợi chờ ứa máu đến mai sau”. Là người vợ trong đêm dài ‘Tay nọ ấp tay kia ... một mình một mâm cơm ngồi bên nào cũng lệch Chịu chung hoàn cảch của dân tộc biết bao con người còn chịu thêm hoàn cảnh khốn khó của riêng

mình. Một đời sống của cá thể đã được trường ca nhắc đên trong diễn trình

của lịc h sử. Hướng tớ i con người là m ột thiên chức, m ột trách nhiệm cua văn

học nghệ thuật nói chung.

Tình yêu Tổ quốc và lòng căm thù giặc là hai chủ đề chính được thê hiện trong trường ca. Qua cách nhìn, cách cảm nhận chiên tranh dân tộc ta đã hiện lên với một tư thế kiên cường, bất khuất, biểu hiện một sự cố kết mang tính

Trường ca về đề tài chiến tranh chống Mỹ Diéu Thị Lan Phương

Icing Xâ, anh cm ben chạt va trong bât cư hoan canh nào cũng không thể lay

chuyển được. Các tác giả đều là những người trực tiếp cầm súng chiến đấu vì

vậy họ đã viết nên những bài ca ca ngợi đồng đội và ca ngợi chính họ. Tất cả

các trường ca có kết cấu trữ tình đều là cái nhìn của người trong cuộc cái nhìn

có lúc đẩy tự hào có lúc ngậm ngùi chua xót nhưng nó đều thấm thìa và chân thành. Đó là những bản tráng ca về “thế hệ chúng tôi", “đồng đội tôi“sư đoàn tôi” về những người lính đã đi vào khói lửa chiến tranh, về một thế hệ nhũng cuộc đời như Thanh Thảo viết: ‘Wếw một ngày ta dựng những hàng bia. Xin hãy đề nơi đây những cuộc đời chưa bao giờ yên nghỉ". Còn sống còn chiến đấu là sự tận tâm, tận tình đối với quê hương đất nước.

Trường ca viết về chiến tranh hiện đại khác với các trường ca cổ điển, âm điệu bi hùng cũng là một cảm hứng. Phẩm chất anh hùng ca hoà quyện với những khát vọng đời thường, nỗi đau đời thường, không chỉ ngợi ca mà còn tỏ' cáo, không chỉ chiến thắng vẻ vang mà còn là sự trả giá. Nếu bỏ qua một vài hạn chế thì cuộc chiến tranh chống Mỹ vừa qua đã hiện lên rất thật, rất hào hùng trong trường ca. Điều đặc biệt là hình tượng trung tâm của văn học thời đại - hình tượng người lính đã được xây dựng ngang với tầm vóc của nó. Và với một sự giãn cách thời gian nhất định, trường ca đã vượt qua được một số hạn chế mang tính thời đại của văn học chống Mỹ. Đương nhiên, đây là một luận văn nghiêng nhiều về góc độ đề tài nên những tác phẩm được xem xét thường có thời gian sáng tác khác nhau, vì vậy, cách nhìn, cách thể hiện nhiều khi không đồng nhất. Nó có sự thay đổi, sự tịnh tiến, và phải khẳng định rằng cách nhìn về chiến tranh càng về sau càng tiến gần đến chân lí, đẽn sự thật. Như L.Tônxtôi quan niệm: Sự thật là nhân vật chính của văn học; còn nhà văn E .H em ingw ay thì nhấn mạnh bản lĩn h của nhà văn viết về chiến tranh: "Viết

sự thật vê chiến tranh rất nguy hiểm, tìm cho được sự thật lại càng nguy hiểm.

Khi con người đi ra mặt trận để kiếm tìm sự thật, thì thay vì sự thật, anh tơ có

thể tìm thấy cái chết. Nhưng nếu có hai mươi người ra đi mà chi có hai người trỏ vê thì sự tliật mà họ đem vê theo sẽ là sự thật đích thực Ịcd43,21 ]. Chúng

Trường ca vê đề tài chiến tranh chống Mỹ Dỉéu Thị Lan Phương

ta cần tin rằng các tác giả đều là những người đã trải qua một cách đau đớn sự

thật chiến tranh, nhưng có thể nói rằng những “giới hạn độ" về thời đại lịch sử, về phông văn hoá... đã chi phối rất lớn đến cách thể hiện của họ. Mặt khác nếu L.Tônxtôi, Hemingway viết tiểu thuyết thì chúng ta là trường ca (thực tế chúng ta có truyền thống về thơ nhiều hơn là tiểu thuyết) mà hai thể loại này hoàn toàn khác nhau về mục đích. Tiểu thuyết hướng đến sự thật là chính còn trường ca hướng đến ca ngợi, đến nhân vật anh hùng là chính. Hơn nữa nếu Hemingway và các nhà văn trung uý Nga có mục đích là đi tìm sự thật thì các nhà thơ của chúng ta viết trước hết do mục đích tự thân, viết về những gì mà họ đã trải nghiệm và đồng thời mong muốn "làm sống lại những người đã khuất từ lâu, làm sống lại nỗi đau từ lâu của họ". Và họ viết bằng lòng tự hào, hướng đến sự lớn lao là đời sống trường tồn của dân tộc, của Tổ quốc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như chúng ta thấy, trong khoảng thời gian từ 1963 đến 1986, cách nhìn nhận về cuộc chiến tranh chống Mỹ đã không ngừng vận động. Từ cái nhìn sử thi trong Bài ca chim Chơ rao” (Thu Bồn), cái nhìn ngợi ca, lạc quan tin tưởng trong “Mặt đường khát vọng" (Nguyễn Khoa Điềm) đến cái nhìn nhicu

chiều, có lúc bi kịch trong “Những người đi tới biển” (Thanh Thảo), “Đường

tới thành phổ" (Hữu Thỉnh), “Trường ca sư đoàn"... là sự vận động mang tính đi lên:

Nhưng đìaig viết về chúng tôi như cốc chén đímg trên bàn; xin hãy viết như dòng sông chảy xiết

{Đường tới thành phô)

Đó là dòng sông cuộc đời, là gập ghềnh thăng trầm đời lính - cuộc đời thật sự mà họ trải qua. Tuy có những cách thể hiện khác nhau nhưng các tác phẩm trường ca cũng như nền văn học chống Mỹ nói chung đều thống nhất ờ chỗ: thể hiện chủ nghĩa anh hùng mang đậm chất tráng ca, thể hiện những con người cao thượng, xứng đáng là “Dáng đứng Việt Nam tạc vào thê ki (Lê Anh Xuân). Hêghen quan niệm xung đột của trạng thái chiên tranh là hoàn cảnh phù hợp nhất đ ố i v ớ i thể loại trường ca. Thật vậy, trong cuộc chiến tranh

Trường ca về đề tài chiến tranh chống Mỹ Diéu Thị Lan Phương

này toàn bộ sức lực của dân tộc ta đã được thể hiện cao độ. Tinh thần hào sảng từ xa xưa, âm vang của thời đại cách mạng, khí phách kiên cường cao cả của con người Việt Nam đã hoá thành mảnh đất này. Và đó là “những cuộc đời chưa bao giờ yên n g h ĩ\

Một phần của tài liệu Trường ca về đề tài chiến tranh chống Mỹ Nhìn từ góc độ thể loại (Trang 63)