Trường ca là thể loại mang tính tổng hợp

Một phần của tài liệu Trường ca về đề tài chiến tranh chống Mỹ Nhìn từ góc độ thể loại (Trang 49)

- cuốn sách thần thánh của nhiều triệu người Hindu trong cuộc đời của họ, nguyên bản được tạo nên bởi nhà thơ thông thái Valmki Những sử thi kể trên

2.1.2.Trường ca là thể loại mang tính tổng hợp

3. Thế giới sử thi được cách ly khỏi thời đương đại, tức là thời của ca s ĩ ( tác giả và thính giả) bằng một khoảng cách sử thi tuyệt

2.1.2.Trường ca là thể loại mang tính tổng hợp

Sự ra đời và ‘7ên ngôi” của trường ca là một hiện tượng thảm nhập, giao thoa sâu sắc giữa các thể loại, nó mang tính chất là một thể loại tổng hợp giữa tự sự và trữ tình, là một biểu hiện mang tính thời đại nhất, riêng biệt nhất của văn học khi hướng vào hiện thực rộng lớn của cách mạng.

Trường ca xét từ những mối quan hệ và liên hệ hệ thống, trước hét là

kết quả của quá trình mở rộng chức năng xã hội- thẩm mỹ của các yéu tô tự sự. Đối với thể loại trường ca sử thi trong văn học Cháu Au, theo Hêghen nó thuộc loại hình tự sự, nhưng mặt khác nó lại thuộc vào các nghệ thuật lãng mạn, được viết bằng thơ, là một trong nhũng thể loại thơ (thơ gôm: sử thi, thơ trữ tình, thơ của kịch), vì vậy ngay trong bản chất nó đã dé có sự

Trường ca vể đ ề tà i chiến tranh chống M ỹ Diéu Thị Lan Phương

đan xen và tiếp biến. Với trường ca viết về chiến tranh chống Mỹ có thể nói đó là sự " k ế th ừ a truyện th ơ nói riêng và những kinh nghiệm tự sự của thơ ca nói chung" [19,707]. Đó chính là quá trình mở rộng chức năng xã hội - thẩm mỹ của các yếu tố tự sự trong một số thể loại thơ dài truyền thống. Như chúng ta đã biết, sau kháng chiến chống Pháp, thể loại truyện thơ dường như được hồi sinh. Một loạt các truyện thơ đã ra đời như: Đôn và Thanh của Vĩnh Mai; Hoa đào trước ngõ, Mẹ tôi k ể lại của Hoàng Cầm; Chú Hai Neo của Hải Trừng; M ẹ con đồng chí Chanh của Nguyễn Đình Thi; Ai vê' K ẻ Sặt của Hữu Loan; Bài thơ sông Hồng của Quang Dũng; Gió núi biên phòng của Cầm Giang; Chim én mùa xuân của Sơn Tùng; Người con gái sông Gianh của Lưu Trọng Lư; Sống trong mồ của Nguyễn Dân Chung; Hướng Điền căm thù của Yến Lan; Chị Minh Khai của Trần Hữu Thung ... Sự phát triển của truyện thơ thực sự cũng đã đáp ứng được phần nào nhu cầu của công chúng, đặc biệt là ở vùng nông thôn. Cùng với thời gian, đặt trong sự cạnh tranh với các thể loại văn xuôi tự sự thể loại này dần bộc lộ những “yếu thế” của nó và không còn gây được ấn tượng nhiều nữa. Tuy nhiên, với sự tái xuất hiện này, nó đã được cách tân, có những bước chuyển biến cơ bản về chất. Truyện thơ từ cảm hứng thế sự- đời tư đã dần chuyển sang cảm hứng lịch sử- dân tộc; không còn những cặp đôi tài tử- giai nhân mà là chuyện của đời sống cách mạng, những nhân vật anh hùng. Như vậy, truyện thơ đã gắn số phận riêng của con người vào số phận đất nước cùng những vấn đề thời sự xã hội. Con người trong truyện thơ đã hoà cùng cuộc sống chung của dân tộc, thời đại chứ không như những truyện thơ cổ điển: Số phận con người bao giờ cũng đứng trong tư thế đối lập với xã hội, với cõi người ta. Sự xuất hiện của trường ca đồng thời cũng là sự kế thừa cảm hứng của các khan, mo, các diễn ca sử thi vốn có trong lịch sử văn học. Đó chính là cảm hứng anh hùng ca mà chúng ta thấy có trong tất cả các trường ca viết về chiến tranh chống Mỹ. Trong "Bài ca chim C h ơ -ra ò”, "Ba zan kh á t” của Thu Bồn; “K ế chuyện ăn cốm giữa sân” của Nguyễn Khắc Phục; “Lửa sán g rừng” của Thái Giang; “N úi rừng

Trường ca vế đ ể tà i chiến tranh chống M ỹ Dỉéu Thị Lan Phương

mở cánh”củã Liên Nam ... đều có các yếu tố của truyện thơ. Những trường ca trên phần lớn có một cốt truyện tương đối hoàn chỉnh, có ngôn ngữ và cách dẫn chuyện mang màu sắc tự sự của truyện thơ, đó là kiểu nhân vật Tôi - người dẫn chuyện ẩn đi, không bộc lộ rõ cảm xúc, tinh cảm của mình, về cơ bản nó vẫn không thể đồng nhất với truyện thơ, nói cách khác nó khác về chất và không cùng một loại hình. Sự tái hiện biến cố các sự kiện của trường ca là gắn với những trải nghiệm của chính tác giả và của nhân vật. Trong đó, nó lấy sự trưởng thành của ý thức làm thước đo các biến cố và sự kiện. Chính vì thế nó “khác với truyện thơ truyền thống, khác với Trường ca c ổ điển nhưng lại gần gũi với thơ trữ tình”[ 19,708],

Trong tất cả các tác giả viết trường ca, có thể nói Thu Bồn là người đi đầu và cũng là người tiếp thu, kế thừa và dung hợp hai thể loại: Truyện thơ và anh hùng ca Tây Nguyên một cách mạnh mẽ nhất. Trong sáu trường ca cùa Thu Bồn chúng ta thấy có ít nhất hai trường ca lấy cảm hứng từ sự vùng lên của các dân tộc Tây Nguyên. Trong “Z?ài ca chim Chơ- rao" tác giá đã kể lại một câu chuyện có mở đầu, diễn biến và kết thúc. Nhân vật trong truyện được xây dựng rõ nét, có hành động cụ thể. Mặt khác, tính chất lãng mạn trong cách miêu tả và cách xây dựng hình tượng, cùng với âm hưởng anh hùng ca đồng thời làm chúng ta liên tưởng đến những anh hùng ca Đam San, Xinh Nhã. Hơi thở hoang dã hào hùng với những tình cảm chân thật của dân tộc Tây Nguyên là nền tảng để Thu Bồn viết nên trường ca này. “B ài ca chim Chơ- rao” thực sự là sự phát triển, cách tân của truyện thơ nhưng yếu tố trường ca hiện đại vẫn rõ nét bởi tác giả đã khắc hoạ sâu sắc những tinh cảm đẹp đẽ của các nhân vật chính và qua đó cũng bộc lộ suy nghĩ của mình. Chính vì vậy dù có một cốt truyện khá chặt chẽ nó vẫn mang nhiều yếu tỏ trữ tình và sử thi lãng mạn. Thu Bồn thực sự đã kết hợp một cách nhuần nhuyén ba yếu tố: truyện thơ, anh hùng ca Tây Nguyên và những tình cảm mang tính hiện đại trong tác phẩm của mình, ở đày, chúng ta thấy cốt truyện tự sự đã

Trường ca về đ ề tài chiến tranh chống M ỹ D iéu T hị L an Phương

phát triển lên một mức cao hơn và trong quá trình đó đã du nhập thêm nhữn« yếu tố trữ tình. Hình thức truyện thơ đã mở rộng chức năng xã hội- thẩm mỹ bằng cách chuyên chở những vấn đề hiện đại và với vai trò cao hơn của cái Tôi tác giả. Cũng lấy nội dung là sự “thức tỉnh” của các dân tộc Tây Nguyên, nhưng trường ca “K ể chuyện ăn cốm giữa sán” của Nguyễn Khắc Phục nghiêng về truyện thơ nhiều hơn. Tính hình tượng và gợi cảm trong ngôn ngữ của trường ca này chưa cao; mặt khác cái Tôi tác giả dường như không xuất hiện. Vì vậy, mặc dù đề là ‘Trường ca“K ể chuyện ăn cốm giữa sân” vẫn mang màu sắc là một truyện thơ.

Trong quá trình phát triển, yếu tố cốt truyện trong trường ca càng ngày càng mờ nhạt. Nó dường như dần dần chỉ tập trung vào một vài sự kiện có tính chất tiêu biểu nhất. Thậm chí nhiều trường ca không có cốt truyện cụ thể

(Mặt đường khát vọng, Những người đi tới biển, Đường tới thành p h ố ...).

Hay nói cách khác, nhân vật giờ đây đã là những hình tượng về nhan dân. Ngay trong sáng tác của một tác giả như Thu Bồn với những trường ca đẩu, chúng ta thấy yếu tố cốt truyện rất rõ rệt. Càng về sau với “Chim vàng chốt lửa”, “O ran 76 n gọn”, “Q ué hương m ặt trời vàng”, “Bazan khát'' yếu tố trữ tình càng tăng lên, thêm vào đó là một kết cấu được phân chia tương đối chặt chẽ. Như vậy, nhũng yếu tố của truỵên thơ càng về sau càng mai một và bị thay thế dần

Trạng thái sử thi của xã hội đã khiến cho những bài thơ ngắn không đủ sức ôm chứa cả một hiện thực rộng lớn. Không phải đĩ nhiên mà sau cách mạng tháng Tám, những bài thơ của chúng ta không ngừng dài hơn. Từ 3,4 khổ trước đây, giờ đã có những bài dài mấy chục thậm chí mấy trăm câu. Trường ca bên cạnh sự tiếp thu các yếu tố tự sự của truyện thơ, trường ca Táy Nguyên ... thì mặt khác cũng là sự phát triển của thơ trữ tình cách mạng theo hướng mở rộng qui mô cảm xúc và dung lượng tự sự.

Trường ca về đ ề tài chiến tranh chống M ỹ D iêu Thị Lan Phương

Như chúng ta đã biết, xu hướng chung của cả nền thơ cách mạng là xu hướng mở rộng dung lượng phản ánh. Sau 1945, với yêu cầu mới của lịch sử cái Tôi đã hoà cùng cái Ta, cái riêng hoà cùng cái chung, cảm xúc thơ đã không mang tính riêng tư nữa mà luôn gắn với cách mạng, với nhân dân và vận mệnh dân tộc. Chức năng của thơ và văn học cách mạng nói chung là

“chuyên chở đạo lí cách mợng”(chữ dùng của Lại Nguyên Ân). Vì thế mà thơ có nhu cầu vươn tới cái rộng lớn, đa dạng của hiện thực đời sống. Càng về sau, thơ trữ tình điệu nói đã thay cho điệu ngâm. Chất chính luận, triết lí tăng lên rõ rệt, chứng tỏ tư duy thơ ngày càng thiên về hướng phản ánh hiện thực, qui mô cảm xúc không ngừng được nâng cao phù hợp với hiện thực vừa hào hùng, vừa mang tính chất bi hùng và không bao giờ lặp lại của lịch sử.

Bên cạnh đó, thơ cũng không ngừng mở rộng dung lượng tự sự. Mỗi nhà thơ đều mong muốn ghi lại những sự kiện lớn lao của dân tộc, sự biết ơn và lòng ngưỡng mộ đối với những con người đã quên mình vì đất nước. Thơ giờ đây không chỉ dừng lại ở biểu hiện tâm trạng thoả mãn nỗi lòng mà còn mong muốn ghi lại được những câu chuyện, những cuộc đời, những ngôi sao số phận đã đi qua bầu trời và toả sáng mãi mãi. Không một thời đại nào mà chủ nghĩa anh hùng lại phát triển sâu rộng đến thế. Nó trở thành nếp sống hàng ngày của nhân dân. Thơ không thể chối từ, không thể không phản ánh một cách chi tiết hơn những điều không thể quên của ký ức dân tộc. Sự mở rộng dung lượng tự sự, tăng các yếu tố sự kiện trong thơ là một sự phát triển nột tại của thơ thời kỳ này. Độ dài chính là một yếu tố cụ thể biểu hiện xu hướng ấy.

Trong xu hướng mở rộng quy mô cảm xúc và dung lượng tự sự các nhà thơ đã có nhiều phương thức để làm cho thơ nâng cao được cả về chất và lượng. Một trong những phương thức đó là con đường vay mượn các hình thức thể loại khác, cụ thể là sự thâm nhập của các yếu tố tự sự, một số hình thức của văn xuôi và những yếu tố triết lý, chính luận mang tính triêt học. Sự

Trường ca về đ ề tài chiến tranh chống M ỹ Dỉéu Thị Lan Phương

kéo dài dòng thơ, câu thơ, đoạn thơ và cả bài thơ phần nào chứng tỏ sự ảnh hưởng từ các thể loại tự sự. Đặc biệt, một số bài thơ mà tiêu biểu là của Chế Lan Viên đã có dáng dấp của thơ văn xuôi, mặc dù nó vẫn giới hạn tron'’ khuôn khổ những dòng thơ tương đối qui phạm (vẫn đảm bảo sự xuống dòng câu thơ). Điều đó chứng tỏ những sự kiện thời sự nóng hổi, những cảm xúc mạnh mẽ đã ào ạt vào thơ.

Phương thức mở rộng thứ hai là việc xây dựng chùm thơ theo một vệt sự kiện hoặc theo đường đời của một nhàn vật. Ở cách này chúng ta có thể khẳng định Tố Hữu là tiêu biểu. Với những bài thơ về Bác, về Đảng ... một cách tự nhiên thơ Tố Hữu đã làm nên một bản giao hưởng lớn. Ngoài ra một số tác giả khác cũng có những bài thơ thành công bằng cách này chẳng hạn như Chế Lan Viên với “N gười đ i tìm hình của nước''1... Điều đáng nói là có một số bài thơ dài dường như những đoạn thơ có thể tách ra độc lập, nhưng nó vẫn hợp thành một chỉnh thể vì được xuất phát từ một tứ thơ, hay có thế là “mổí vệt sự kiện” hoặc viết về một nhân vật lịch sử như Bác Hồ, Nguyễn Văn Trỗi... Hình thức này có thể xem là những liên khúc các bài thơ cùng chú đề; thường đó là những chủ đề lớn như Đất nước, những sự kiện tiêu biểu ....Một số bài thơ dài rất thành công vói kiểu liên kết này như “Lửa đèn" của Phạm Tiến Duật, “Đ á t nước đàn bầu” của Lưu Quang Vũ, 'Bài th ơ của một người yêu nước m ìn h” của Trần Vàng Sao ...

Xu hướng mở rộng dung lượng phản ánh cuối cùng th ể hiện cao độ ở việc xây dựng Trường ca. Và có thể nói, chùm thơ và liên khúc là những bước chuyển tiếp trung gian của thể loại này. Nó thể hiện sự phát triển tịnh tiến của thơ. Thể loại trường ca như một sự tổng hợp của các thể loại, đặc biệt là thể loại trữ tình trong nhu cầu thể hiện ‘'Trạng thái sử tlii" của văn học. Và như vậy, trường ca một mặt là kết quả tất yếu của xu hướng mở rộng dung lượng phản ánh của thơ như một số tác giả khác đã khẳng định. Đồng thời, để phù hợp với nội dung ca ngợi nó không ngừng tiếp thu tính chất anh hùng ca

Trường ca về đ é tài chiến tranh chống M ỹ Diéu Thị Lan Phương

của trường ca sử thi cổ điển phương Tây và “bắt chước” thể loại trường ca hiện đại của Liên Xô(cũ) và các nước Xã hội chủ nghĩa, làm nên tính chất anh hùng ca mới.

Về mặt lí thuyết trường ca Việt Nam chịu sự ảnh hưởng tương đối phức tạp từ các nguồn khác nhau. Tuy nhiên, về thực tiễn bao giờ nó cũng thể hiện ra đơn giản hơn, nhất là đối với một thể loại còn chưa đạt được nhiều đỉnh cao.

Trên đây chúng ta đã nhìn nhận trường ca viết về chiến tranh chống Mỹ nói riêng và trường ca chống Mỹ nói chung dưới góc độ thể loại, đặt nó trong hệ thống để nhìn thấy vai trò, tính chất trong chỉnh thể nền văn học cách mạng

Một phần của tài liệu Trường ca về đề tài chiến tranh chống Mỹ Nhìn từ góc độ thể loại (Trang 49)