- Chị thiếu anh nên chị bị thừa ra Trong g iỗ tết họ hàng nội ngoạ
3.1.1 Kết cấu trường ca có cốt truyện
Trường ca có cốt truyện lấy phương thức tự sự là cách thể hiện chính. Hiện thực khách quan với vô vàn những mối liên hệ phức tạp là cơ sở vững chắc cho những cốt truyện của trường ca ra đời. Nội dung lớn thường được thể hiện qua các sự kiện, nhân vật của một cốt truyện liền mạch có thật hoặc hư cấu. ở loại này chủ thể sáng tạo thường không xuất hiện, không tham gia vào đời sống trong tác phẩm, về phương diện phản ánh, những sáng tác thuộc loại này thường gần với thể loại truyện thơ, đặc biệt là các truyện thơ của các dân tộc ít người . Trường ca có cốt truyện có hai loại chính, đó là trường ca có cốt truyện hư cấu và trường ca viết về người thật việc thật.
Ở trường ca có cốt truyện hư cấu tác giả thường dựa vào một sô chi tiêt điển hình để khái quát và dựng nên một cốt truyện có nhân vật, sự kiện theo sự phát triển logic. Bài ca chim Chơ rao (Thu Bồn) là một sáng tác tiêu biêu và thuộc dạng thành công nhất về cách kết cấu này. Khác với các tác phẩm khác,
Bài ca chim Chơ rao được bô cục liền mạch từ đầu đẻn cuối. Tuy vậy, khi đọc chúng ta có thể hình dung bản trường ca được cấu tạo gần giống một vơ kịch gồm có ba màn chính, trong đó có một cảnh mở đầu và một cảnh két
Trường ca về đề tài chiến tranh chống Mỹ Diéu Thị Lan Phương
thúc. Đoạn mở đầu là cảnh trời đêm, dòng thơ đi từ cảnh trời đêm xuống cảnh địa ngục trần gian ở trong nhà thờ Mỹ nguỵ. Còn đoạn kết thúc là cảnh đi từ mật đất đã được giải phóng lên bầu trời bao la. Phần đầu chuẩn bị cho các hành động ở phần sau, giới thiệu về tính cách, về nội tâm của các nhân vật Trương ca đa phát tnên khá sâu săc những tình cảm đẹp đẽ của các nhân vật chính diện và cũng chính là của tác giả. Thu Bồn đã sử dụng nhiều hình tượng cô đọng, nhiều thủ pháp nghệ thuật như nhân cách hoá và cường điệu hoá hiện thực, phát huy trí tưởng tượng cao độ, hơi thơ hào hùng mang âm hường anh hùng ca, đã vẽ nên một bức tranh hiện thực toàn cảnh về đời sống của nhân dân các dân tộc Tây Nguyên. Có thể khẳng định, Thu Bồn đã kết hợp một cách nhuần nhuyễn hai thể loại trường ca Tây Nguyên và truyện thơ đê’ làm nên một tác phẩm đặc sắc mang phong cách hiện đại.
Tuy nhiên, nếu xét về mặt cốt truyện, trong tương quan với một sô' trường ca khác, chẳng hạn trường ca của Maiacôpxki, thì cốt truyện của Bài ca chim Chơ rao còn nghèo sự kiện, chưa miêu tả được một cách thực sự sinh động nhằm hiện thực hoá nhân vật, tạo cho nhân vật một đời sống thực tiễn. Vì vậy, nhân vật trong Bài ca chim Chơ rao đôi khi còn mang tính chất hoang tướng, tưởng tượng như các nhân vật của trường ca cổ đại. Nó cũng gần giống với các nhân vật của chủ nghĩa lãng mạn. Đây cũng là một hạn chế chung của các trường ca có cốt truyện ở Việt Nam.
Chúng ta có thể đọc được những vần thơ tuyệt vời về Lênin từ các trường ca của Maiacôpxki. Những người anh hùng xả thân vì đất nước, những cáu chuyện lịch sử cảm động cũng được các nhà thơ của ta lấy làm chất liệu dể viết trường ca. Những con người có thật ngoài đời đã đi vào “Người anil hùng Đồng 7 7ỉá/7”(Giang Nam), '''’Nguyễn Văn TrỗrxLê Anh Xuân), Khúc hát người anh luing'XTrần Đăng Khoa). Ngoài ra, hình anh Bác Hồ cũng là một hình tượng mang tầm vóc dân tộc, đã được khắc hoạ sâu sắc trong các bài thơ dài của Tô Hữu, các trường ca của Thu Bổn, Tạ Vũ... Các tác giả thường láy các nhũn vật cách mình một khoảng cách thời gian để sự ngưỡng vọng được
Trường ca vê đề tài chiến tranh chống Mỹ Diêu Thị Lan Phương
the hiẹn hợp li va de dang hơn. Cũng vì vây mà trong các trường ca viết về người thật việc thật, các anh hùng trong chiến tranh chống Mỹ ít xuất hiện hơn.
3.1.2 Kết cấu trường ca trữ tình
Với đề tài cuộc chiến tranh chống Mỹ, một sự kiện lớn, một hiện thực bộn bề và đang trực tiếp tác động trước mắt, các tác giả phần lớn đều dùng cách bộc lộ trực tiếp. Trên tổng thể, trường ca trữ tình vẫn lấn át cả về số lượng lẫn chất lượng. Ở các tác giả Việt Nam, các trường ca viết theo cốt truyện thường không vượt qua được khuôn khổ của sự kiện, của nhân vật nên nó bị hạn chế khả năng phản ánh một cách rộng lớn bức tranh hoành tráng của hiện thực.
Trường ca trữ tình viết về chiến tranh chống Mỹ về cơ bản chia làm hai dạng kết cấu. Đó là kết cấu theo dòng cảm xúc và kết cấu theo thời gian tuyến tính. Theo Từ điển thuật ngữ văn học, trữ tình là “sựphản ánh đời sống báng cách bộc lộ trực tiếp ý thức của con người, nghĩa là con người tự cám thấy mình qua những ấn tượng, ý nghĩa, cám xúc chủ quan đối với thế giới và nliân sinh”[23,306]. Ở đây nguyên tắc chủ quan là nguyên tắc cơ ban trong việc chiếm lĩnh hiện thực, là nhân tố quan trọng qui định những đặc điểm cốt yếu của tác phẩm. Tác phẩm trữ tình thể hiện tâm trạng, do đó nó thường không có cốt truyện. Tuy nhiên các sự kiện, chi tiết vẫn đóng một vai trò quan trọng. Không thể có một tâm trạng nằm ngoài sự kiện. Nếu không có các yếu tố tự sự, thì tư tưởng sẽ chông chênh, lạc lõng, không có điểm tựa. Đặc biệt với thê loại trường ca - loại tác phẩm có dung lượng lớn, thì kê cả kẽt cấu theo phương thức trữ tình vẫn không thể tách rời các yếu tố tự sự, các sự kiện và chi tiết. Đó gần như là một nguyên tắc.
Vì vậy, ở dạng kết cấu thứ nhất (kết cấu dựa trên dòng cảm xúc, cũng có thể xem là kết cấu dựa trên một đường dây sự kiện, lìay hệ thông cliu de (le triển khai tác phẩm), là dạng phổ biến nhất của các trường ca viẽt vé đê tai chiến tranh chống Mỹ, tác phẩm thường được chia làm nhiều chương khúc, mỗi chương thường tồn tại độc lập và đôi khi nó có thể tách riêng đẽ trơ thanh
Trường ca vê đê tài chiến tranh chống Mỹ
Diéu Thị Lan Phương
một bài thơ hoàn chỉnh theo một chủ đề trọn vẹn. Trường ca Mặt đường khát vọng (Nguyễn Khoa Điềm) được chia làm chín phần:
Lời chào: đóng vai trò là lời dẫn vào trường ca, nói về một thế hệ trẻ còn trong sáng, vô tư nhưng đã thấm nhuần tinh thần yêu nước.
Báo động: Nói về sự đổ bộ của quân Mỹ lên đất nước ta
Giặc Mỹ: Tố cáo tội ác của giặc Mỹ
Tuổi trẻ không yên: phong trào đấu tranh sôi sục của nhân dân nói chung và của tuổi trẻ nói riêng
Đất nước: nhận thức về đất nước, nhân dân và sự nghiệp giải phóng dân tộc
Áo trắng và mặt đường: cả thế hệ quyết tâm xuống đường giành độc lập dân tộc.
Xuống đường: cả thế hệ xuống đường - ra mặt trận.
Khoảng lớn âm vang: nói về niềm vui giành được độc lập năm 1945 của dân tộc ta từ đó khẳng định thêm chủ quyền của Việt Nam và sự quyết tủm giữ vững nền độc lập đó.
Báo bão: như một phần vĩ thanh thay lời kết.
Đọc qua tiêu đề cũng có thể nhận thấy mỗi phần là một tiêu điểm khác nhau, dường như ít liên quan và đều có thể tách ra thành những bài thơ ngắn. Tuy nhiên nó được thống nhất ở cùng một hệ thống chủ đề là phong trào đấu tranh sôi sục của học sinh sinh viên trong thời kì chống Mỹ cứu nước. Trường ca này được viết khi chiến tranh đang xẩy ra (1971) vì vậy ở đây là sự khảng định hùng hồn, là một hiện tại đang không ngừng vận động. Kêt cấu của nó là những mảng lớn của hiện thực, không có chỗ cho những cảm xúc thuộc vé cá nhủn như một số trường ca sau này.
Trong trường ca Những người đi tới W//i(Thanh Thảo) chúng ta cũng có cảm giác có những đoạn hoàn toàn có thể tách riêng ra, đặc biệt là những đoạn mang tính chất trữ tình ngoại đề. Những khúc của trường ca là một chỉnh thê độc lập, đó là những phiến đoạn mang nhiều chất thơ, nhiều cảm xúc, là dòng
Trường ca về đề tài chiến tranh chóng Mỹ Diêu Thị Lan Phương
một bài thơ hoàn chỉnh theo một chủ đề trọn vẹn. Trường ca Mặt đường khát vọng (Nguyễn Khoa Điềm) được chia làm chín phần:
Lời chào: đóng vai trò là lời dẫn vào trường ca, nói về một thế hệ trẻ còn trong sáng, vô tư nhưng đã thấm nhuần tinh thần yêu nước.
Báo động: Nói về sự đổ bộ của quân Mỹ lên đất nước ta
Giặc Mỹ: Tố cáo tội ác của giặc Mỹ
Tuổi trẻ không yên: phong trào đấu tranh sôi sục của nhân dân nói chung và của tuổi trẻ nói riêng
Đất nước: nhận thức về đất nước, nhân dân và sự nghiệp giải phóng dàn tộc
Áo trắng và mặt đường: cả thế hệ quyết tâm xuống đường giành độc lập dân tộc.
Xuống đường: cả thế hệ xuống đường - ra mặt trận.
Khoảng lớn âm vang: nói về niềm vui giành được độc lập nãm 1945 của dân tộc ta từ đó khẳng định thêm chủ quyền của Việt Nam và sự quyết tam giữ vững nền độc lập đó.
Báo bão: như một phần vĩ thanh thay lời kết.
Đọc qua tiêu đề cũng có thể nhận thấy mỗi phần là một tiêu điểm khác nhau, dường như ít liên quan và đều có thể tách ra thành những bài thơ ngắn. Tuy nhiên nó được thống nhất ở cùng một hệ thống chủ đề là phong trào đâu tranh sôi sục của học sinh sinh viên trong thời kì chống Mỹ cứu nước. Trường ca này được viết khi chiến tranh đang xẩy ra (1971) vì vậy ở đây là sự khăng định hùng hồn, là một hiện tại đang không ngừng vận động. Két cấu của nó là những mảng lớn của hiện thực, không có chỗ cho những cảm xúc thuộc vê cá nhân như một số trường ca sau này.
Trong trường ca Những người đi tới ốiê/ỉ(Thanh Thảo) chúng ta cung co cảm giác có những đoạn hoàn toàn có thể tách riêng ra, đặc biệt là nhưng đoạn mang tính chất trữ tình ngoại đề. Những khúc của trường ca là một chinh the độc lập, đó là những phiến đoạn mang nhiều chất thơ, nhiều cảm xúc, là dòng
Trường ca về đề tài chiến tranh chống Mỹ Diêu Thị Lan Phương
chảy ý thức của nhân vật trữ tình. Chính vì ít yếu tố tự sự nên ở Những người đi tới biển tính độc lập trong mỗi chương khúc lại càng cao. Thỉnh thoảng ta cũng có cảm giác hơi đứt đoạn, tuy nhiên, nhờ có những câu thơ hay cảm động và day đứt mà Những người đi tới biển có thể tạo sự cuốn hút vào chủ đề là những con người trẻ tuổi đã hi sinh khát vọng, mơ ước, tuổi thanh xuân để đi ra chiến trường khốc liệt, làm nên cuộc hành trình “tới biển” của dàn tộc.
Một kết cấu thành công là đảm bảo được sự thống nhất giữa các phần làm cho các phần bồi đắp cho nhau và nâng chủ đề tư tưởng lên cao hơn. Như vậy sự thống nhất bên trong, sợi dây liên hệ giữa các sự kiện là rất quan trọng. Các trường ca của chúng ta thường hạn chế ở điểm này.
Ưu thế của trường ca kết cấu theo dòng cảm xúc là nó có thể đồng hiện về không gian và thời gian. Tác giả có được khoảng trời tự do cần thiết để đi từ chiến dịch này đến chiến dịch khác, từ gương mặt này đến gương mặt khác... mà không bị bó buộc bởi một logic thời gian hay không gian nào cả. Chính vì vậy, hiện thực chiến tranh và hiện thực tâm trạng được mở rộng hơn. Trường ca Đường tới thành phô' (Hữu Thỉnh) được chia làm năm chương (Ngọn lửa chiến trường, Tư lệnh, Điệp khúc những cây cầu, Tờ lịch cuối cùng, Tự do)
nhưng đã thể hiện được nhiều cuộc đời, nhiều số phận, đã đi từ cánh rừng Trường Sơn, qua đồng bằng và tiến vào thành phố... Là một thể loại mang tính chất tổng kết, vì vậy sự mở rộng về không gian và thời gian nghệ thuật là cấn thiết và với cách kết cấu hiện đại này phần nào đã tạo điều kiện cho các tác giả thể hiện được nội dung lớn một cách dễ dàng hơn.
Dạng kết cấu thứ hai là kết cấu theo thời gian tuyến tính. Đôi với phương thức trữ tình không có cốt truyện dạng này thường bị hạn chế. Việc miêu tả diễn biến theo thời gian thường thích hợp với các trường ca vé lanh tụ (Lênin, Bác Hồ), các nhân vật anh hùng (Mạc Thị Bưới, Nguyên Vãn Troi...) còn đối với một đề tài mang tầm khái quát lớn, các tác giả thường ít sư dụng kết cấu này. Trong nhũng trường ca viết về chiên tranh chỏng Mỹ thành cong, chúng ta thấy Trường ca sư đoàn (Nguyễn Đức Mậu) đã sử dụng mọt cat li
Trường ca vê đê tài chiến tranh chống Mỹ
Diêu Thị Lan Phương
tương đối phù hợp kết cấu này. Tác giả đã hoá thân vào chân dung một người lính sư đoàn đê kê lại toàn bộ cuộc hành trinh của mình từ Mặt trận miền Tây đến mặt trận Quảng Trị 1972, đến những cánh rừng và cuối cùng là tiến vào thành phố. Nguyễn Đức Mậu đã xây dựng trường ca trong sự hồi tưởng vì vậy trong dòng chảy thời gian, trong hồi ức của nhân vật luôn luôn xen kẽ những đoạn trữ tình. Nói đúng hơn, tác giả đã miêu tả các sự kiện trong dòng chảy ý thức và yếu tố trữ tình luôn đóng vai trò chủ đạo chứ không phải là yếu tô' cốt truyện. Trong dòng chảy thời gian ấy tác giả cũng luôn có những ngã rẽ để khắc hoạ các hình ảnh khác (chẳng hạn như hình ảnh tư lệnh, hình ảnh bà mẹ...). Vì vậy, Trường ca sư đoàn không rơi vào sự đơn điệu như một số các trường ca kết cấu theo thời gian tuyến tính viết về gương các anh hùng liệt sĩ khác.