● Bệnh nhân sau mổ chấn th−ơng sọ não, chuyển về khoa Hồi sức tích cực đ−ợc khám và đánh giá:
- Xác định yếu tố liên quan: tuổi, giới, thời gian tai nạn, tiền sử
bệnh tật, tiền sử liên quan đến đông máu qua người thân và hồ sơ bệnh án.
- Khám toàn trạng: tri giác (điểm Glasgow), tuần hoàn (mạch, HA, PVC), hô hấp (nhịp thở, kiểu thở, SpO2), số lượng nước tiểu hàng giờ, nhiệt độ cơ thể, thương tổn sọ não trên phim chụp cắt lớp.
● BN được điều trị theo phác đồ tại phòng hồi sức: an thần, thở máy kháng sinh, thuốc tăng khả năng hồi phục thần kinh, bù dịch và điện giải theo kết quả xét nghiệm hàng ngày qua đường tĩnh mạch bằng dung dịch NaCl 0,9% duy trì:
- HA tối đa >100 mmHg - PVC: 8 – 12 cmH2O
- Bão hoà oxy mao mạch (SpO2) ≥ 94% - PaCO2: 30 mmHg - 40 mmHg
- Hematocrit ≥ 30% - T0 cơ thể: 36.5 - 380 C - Đường máu: 4.9 – 8 mmol/l
- Cho thuốc vận mạch nếu HA <100 mmHg
● Làm các xét nghiệm đông máu vào các thời điểm nghiên cứu
● Xét nghiệm điện giải và huyết học tr−ớc khi dùng enoxaparin cho bệnh nhân.
● Bệnh nhân đ−ợc dùng thuốc enoxaparin nh− sau:
- Liều l−ợng: 40mg (bơm tiêm sẵn) một lần/một ngày. - Đ−ờng dùng: tiêm d−ới da bụng.
- Thời điểm tiêm: 9 giờ sáng hàng ngày.
- Thời gian dùng thuốc: từ ngày thứ 2 sau mổ cho tới khi ra khỏi phòng hồi sức.
● Định l−ợng anti-Xa nh− sau: Bệnh nhân sau khi tiêm thuốc lovenox đ−ợc 4 giờ thì lấy 2ml máu cho vào ống xét nghiệm có chất chống đông Tri- Na citrate 9NC/3,8% gửi đến Viện huyết học và truyền máu TW. Duy trì anti- Xa ở mức 0.2 - 0.4 UI/ml.
● Làm các xét nghiệm đông máu và điện giải hàng ngày.
● BN được theo dõi và đánh giá như trên hàng ngày cho tới khi ra khỏi khoa hồi sức.