Giọng điệu lạc quan, tin tƣởng

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ (Trang 111)

5. Cấu trúc luận văn

3.3.2. Giọng điệu lạc quan, tin tƣởng

Mỗi thể thơ có một đặc trưng riêng về thanh điệu, nhịp điệu. Thơ lục bát thì thường nhẹ nhàng êm đềm như lời ru của bà của mẹ thủa nào, thơ năm chữ lại thể hiện không khí gấp gáp tươi vui, nhí nhảnh…, tuy nhiên cũng còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bên cạnh đặc điểm thể loại thơ. Cho dù hồi tưởng lại những gian khổ, hy sinh trong chiến tranh hay phản ánh cuộc sống hiện tại, thơ vẫn hiện lên nét đẹp thanh thoát tươi vui, lạc quan của con người trong cuộc sống.

Tình yêu như ngọn lửa luôn âm ỉ cháy, sưởi ấm tâm hồn con người . Vì vậy trong bài thơ Phòng vắng tặng anh yêu. Với nhịp thơ 2/3 nhanh, gấp gáp nhân vật trữ tình đã bộc lộ niềm vui hân hoan qua hồi tưởng về một thời gia đình sum họp, hạnh phúc với bữa cơm chiều giản dị . Chính niềm hạnh phúc giản dị ấy đã tiếp cho nhà thơ thêm nghị lực bước trên con đường thơ, con đường cách mạng đầy gian lao.

Con thích tôm to nhất Chồng ƣa đậu rán này

112

Phòng vắng mà không vắng Tình yêu vẫn từ đây

(Phòng vắng)

Đến với bài Con chim nhỏ, với nhịp điệu nhanh, khẩn trương, âm hưởng vui tươi, người mẹ thể hiện niềm vui khi trò chuyện với đứa con mình. Thông qua hình ảnh chú chim non, bị mất tổ sau trận bom thù, người mẹ ra trận để giữ bầu trời son, cho cảnh vật muôn loài, cho đứa con thơ được yên bình, hạnh phúc. Con chim nho nhỏ

Sa trƣớc gió… Vì đôi cánh non Mẹ ra trận địa Giữ bầu trời son Cho con chim con Cho con của mẹ

(Con chim nhỏ)

Từ hình ảnh con chim non, Anh Thơ liên hệ đến cuộc sống gia đình hết sức tự nhiên vui tươi như tâm hồn trẻ thơ và rộng lớn hơn chính là tình yêu đồng loại, yêu cảnh vật, thiên nhiên, yêu đồng bào.

…Rơm mới đầy đầy sân hƣơng lúa Thoảng trong khói đạn mịt mù Sông nƣớc êm ru

Dừa tƣơi xóm nhỏ

Anh lại nghe vang giọng hò sông Mã Yêu sao ngƣời giữ bến quê em

(Mời anh ghé bến quê em) Với nhịp điệu nhanh, câu thơ ngắn dài phù hợp với diễn biến tâm trạng của người con gái, nhân vật trữ tình thể hiện niềm tự hào trước chiến công của

113

người lính qua. Sau mỗi trận đánh, quê hương lại hồi sinh, dừa lại xanh xóm nhỏ, vẫn hát ngân vang giọng hò sông Mã.

Say đắm, nhập tâm vào cảnh vật, cuộc sống, Anh Thơ đã diễn tả được niềm vui sum họp gia đình, niềm hạnh phúc riêng tư cá nhân trong quan hệ với trách nhiệm chung, niềm vui chung của dân tộc. Thơ Anh Thơ vừa có giọng đều đều, trầm buồn thể hiện cái tôi cô đơn, chan hòa cùng thiên nhiên, tạo vật, cuộc sống, vừa có âm điệu, nhịp điệu nhẹ nhàng, vui tươi hồn nhiên tự nhiên để diễn tả niềm lạc quan của con người trong lao động hay của người chiến sĩ cách mạng, tâm trạng của nhân vật trữ tình trong thời khắc giao mùa. Nhưng niềm vui lớn nhất của nhân vật trữ tình vẫn là niềm vui được cống hiến, hi sinh cao đẹp và trọn vẹn cho Tổ quốc. Chính nhịp điệu này đã tạo nên cho thơ Anh Thơ một diện mạo mới mẻ lôi cuốn độc giả, mang tâm thế một người con ưu tú của dân tộc trong thời đại hào hùng.

114

KẾT LUẬN.

1. Là nhà thơ của đồng quê, hồn quê, thơ Anh Thơ thường viết về núi sông, cánh đồng, làng mạc…. Đọc thơ nữ sĩ, chúng ta càng thêm yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. Với hành trình sáng tạo nghệ thuật trong sáu mươi năm đầy đam mê, không mệt mỏi và yêu thơ như yêu chính cuộc đời mình, Anh Thơ để lại một sự nghiệp văn chương lớn với những đóng góp riêng, độc đáo được bạn bè, đồng nghiệp và độc giả mến mộ, ngợi ca, khẳng định. Anh Thơ được trao tặng giải thưởng nhà nước đợt I, đây là giải thưởng có ý nghĩa lớn nhất trong cuộc đời sự nghiệp Anh Thơ và là sự khẳng định vai trò, vị trí của nữ sĩ trong nền thi ca dân tộc. Nghiên cứu, khám phá thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ, chúng ta khám phá thế giới hình tượng, cùng những đặc sắc nghệ thuật trong tính chỉnh thể toàn vẹn theo quy luật tổ chức nội tại chung và riêng của nó.

2. Thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ là một chỉnh thể nghệ thuật đa dạng, phong phú, độc đáo. Ở đó, con người thơ, sự nghiệp cách mạng, tinh thần dân tộc gắn bó máu thịt đồng hành tạo nên một cốt cách nghệ thuật riêng, tiếng nói riêng. Thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ không chỉ thể hiện ở cuộc đời và quan niệm nghệ thuật của nữ sĩ. Bằng tình yêu thơ ca như yêu chính bản thân mình, cũng như nghị lực vươn lên và tinh thần tự học hỏi không ngừng, Anh Thơ gặt hái được những thành quả nhất định trong hành trình sáng tạo nghệ thuật .Bên cạnh đó, thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ còn thể hiện ở cái tôi cá nhân giao cảm, chan hòa với thiên nhiên, tạo vật bốn mùa Xuân – Hạ - Thu – Đông gắn liền với bản sắc văn hóa làng Việt cổ và cái tôi trữ tình gắn bó với đời sống kháng chiến. Anh Thơ nhập vai vào chị dân công, người lái xe, anh phi công, cô thanh niên xung phong, người mẹ cách mạng, người dân lao động, đứa bé…, để nói lên tâm sự của họ và cùng cảm thông và chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với họ. Cái tôi trữ tình ấy thể hiện ở không gian nghệ thuật, không gian làng quê gắn với phong tục cổ truyền và không gian kháng chiến gắn liền với hình ảnh núi rừng chiến khu, với hình ảnh con đường, cánh đồng thơm mát, hình ảnh vùng trời,

115

vùng biển…; và thời gian nghệ thuật với những quan hệ xã hội riêng, đó là kiểu thời gian tuyến tính theo ngày, mùa, theo quy luật tuần hoàn của tạo hóa và sự vận động của các vì tinh tú… Bên cạnh đó, thơ Anh Thơ có thời gian hoài niệm và hướng về tương lai với những ước mơ khát vọng cao đẹp, mang tính nhân văn sâu sắc.

Thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ thể hiện qua phương thức nghệ thuật thơ độc đáo, qua sự đa dạng về thể thơ, qua chất liệu ngôn từ nghệ thuật vừa mang tính bình dị đời thường vừa đậm tính cộng đồng, qua sự đa dạng về giọng điệu có giọng trầm buồn, nhẹ nhàng sâu lắng, có giọng lạc quan ,tin tưởng, qua cú pháp đảo lộn độc đáo, giàu chất thơ…

Như vậy, đến với thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ, chúng ta thỏa thích chiêm ngưỡng hai bức tranh cuộc sống nóng bỏng, đầy chất liệu hiện thực: một bức tranh về đồng quê, làng quê Việt xưa với cảnh sắc bốn mùa Xuân – Hạ - Thu - Đông, với phong tục, tập quán trong sinh hoạt văn hóa cổ truyền của người Việt và một bức tranh toàn cảnh về cuộc sống sống – kháng chiến của dân tộc ta với những vùng miền khác nhau của Tổ quốc từ Bắc – Trung – Nam. Hai bức tranh đời sống ấy phản ánh hiện thực lịch sử trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945 của dân tộc với chất liệu khách quan, đầy nóng bỏng, thấm đẫm hơi thở thời đại.

3. Tìm hiểu, khám phá nghệ thuật thơ Anh Thơ ta thấy còn có những điểm chưa thật trọn vẹn, một số tác phẩm rơi vào tả chân, hoặc rơi vào kể lể dài dòng mà thiếu tính cụ thể, lời thơ thiếu cái chiều sâu của suy tưởng…Tuy nhiên xét trên phương diện tổng thể, chúng ta nhận thức sâu sắc tính phong phú độc đáo trong phong cách cùng một quan niệm nghệ thuật rất chân thật, gần gũi và cá tính của tác giả. Từ đó khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của nữ sĩ trong phong trào Thơ mới nói riêng và thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung. Tiếp cận với hướng nghiên cứu này, chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn, toàn diện hơn giá trị của thơ ca Việt Nam hiện đại, cùng những thành tựu của nó trong tiến trình thơ ca dân tộc.

116

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC.

1. Anh Thơ, Bức tranh quê, Nxb Hội nhà văn, 1941. 2. Anh Thơ, Đảo Ngọc, Nxb Văn học, 1964.

3. Anh Thơ, Theo cánh chim câu, Nxb Văn học, Hà Nội, 1960. 4. Anh Thơ,Hoa Dứa trắng Nxb văn học, 1967.

5. Anh Thơ, Quê chồng Nxb văn học, 1979. 6. Anh Thơ, Lệ sương, Nxb Hội nhà văn, 1996. 7. Anh Thơ, Cuối mùa hoa, Nxb Hội nhà văn, 2000.

B. NGHIÊN CỨU, LÝ LUẬN, PHÊ BÌNH

8. Aristotle, Nghệ thuật thi ca, Nxb Lao động, Hà Nội, 2007.

9. Lại Nguyên Ân, Cuộc cải cách thơ của phong trào Thơ mới và tiến trình thơ tiếng Việt, Tạp chí Văn học, số 1- 1993.

10. Nguyễn Duy Bắc, Bản sắc dân tộc trong thơ ca Việt Nam hiện đại, Nxb Văn hoá dân tộc, 1998.

11. Bakhtin, Những vấn đề thi pháp Đôtxtôiepxki, Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn dịch. Nxb Giáo dục, Hà Nội 1993.

12. Phan Văn Cảnh, Ngôn ngữ thơ, Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội 1984.

13. Nguyễn Văn Dân, Phương pháp nghiên cứu văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội , 2006.

14. Chu Xuân Diên, Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb Quốc gia, TP Hồ Chí Minh, 2002.

15. Lê Tiến Dũng, Thể thơ tám tiếng trong thơ Việt Nam,Tạp chí Văn học số 3, năm 2000.

117

17. Phan Cự Đệ, Phong trào Thơ Mới 1932 – 1945, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1992.

18. Thi nhân Việt Nam,Nxb Văn học 1999.

19. Nguyễn Đăng Điệp, Giọng điệu thơ trữ tình, Nxb Văn học, Hà Nội 2002.

20. Hà Minh Đức, Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội 1998.

21. Hà Minh Đức, Lí luận văn học và báo chí, Tập 1,2,3, Nxb Giáo dục,Hà Nội 2004.

22. Hà Minh Đức, Một thời đại thi ca - về phong trào Thơ mới 1932 – 1945, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1999.

23. Nhiều tác giả, Thơ mới 1932 – 1945, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội 2004. 24. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Từ điển văn học, Nxb

Giáo dục, Hà Nội 1992.

25. Hồ Thế Hà, Thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên, Nxb Văn học, 2004. 26. Như Hiên - Nguyễn Ngọc Hiền, Nữ sĩ Việt Nam cổ - cận - hiện đại,

Nxb văn học, TP. Hồ Chí Minh 2006.

27. Lưu Hiệp, Văn tâm điêu long, Nxb Văn học, Hà Nội 1999. 28. Đỗ Đức Hiểu, Từ điển văn học (Bộ mới), Nxb Thế giới 2004.

29. Bùi Công Hùng, Tiếp cận nghệ thuật thi ca, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội 2000.

30. Nguyễn Kim Hồng, Sự thể hiện làng quê Việt Nam trong văn xuôi hiện thực trước Cách mạng tháng Tám – 1945, Luận án Tiến sĩ, Hà Nội 2002.

31. Nguyễn Quốc Khánh (1999), Thi pháp thơ Chế Lan Viên (luận án), ĐH Quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh.

118

32. Nguyễn Hoành Khung, Lịch sử văn học Việt Nam 1930 – 1945, Tập 5, Phần 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội 1978.

33. Nguyễn Hoành Khung, Hợp tuyển thơ văn Việt Nam 1932 – 1945, Nxb Giáo dục, Hà Nội 1986.

34. Lê Đình Kị, Thơ Mới - Những bước thăng trầm, Nxb trẻ, TP. Hồ Chí Minh 1993.

35. Mã Giang Lân, Chữ Quốc ngữ và sự phát triển thơ ca Việt Nam đầu thế kỉ XX - Tạp chí Văn học, Số 8 – 1998.

36. Mã Giang Lân, Qúa trình hiện đại hoá văn học Việt Nam 1900 – 1945, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội 2000.

37. Phong Lê, Vũ Văn Sĩ, Bích Thu, Lưu Khánh Thơ, Thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Lao động, Hà Nội 2002.

38. Nguyễn Tấn Long, Việt Nam Thi nhân tiền chiến (Tái bản có sửa chữa), Toàn tập, Nxb Văn học, TP. Hồ Chí Minh 2000.

39. Nguyễn Văn Long, Văn học Việt Nam trong thời đại mới ( Từ sau cách mạng tháng Tám 1945), Nxb Giáo dục, Hà Nội 2003

40. Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, Lý luận văn học, Tập 1, 2,3 Nxb Giáo dục 1986 - 1988

41. Nhiều tác giả (1998),Anh Thơ,Lâm Thị Mĩ Dạ , Vân đài, Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn, Nxb văn Nghệ Thành phố HCM

42. Lạc Nam, Tìm hiểu các thể thơ, Nxb Văn học, Hà Nội 1992.

43. Bùi Văn Nguyên, Các thể thơ và sự phát triển của hình thức thơ ca trong văn học Việt Nam, In lần thứ 2, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1971. 44. Vũ Ngọc Phan, Nhà văn hiện đại, Tập 2, Nxb Khoa học xã hội 1989. 45. Nguyễn Hưng Quốc, Tìm hiểu nghệ thuật thơ Việt Nam, Nxb Quê mẹ,

119

46. Chu Văn Sơn, Về bản sắc dân tộc và một hướng kiếm tìm trong thơ, Tạp chí Văn học, số 10 – 1994.

47. Chu Văn Sơn, Thế giới nghệ thuật thơ Hàn Mạc Tử - Luận án Tiến sĩ, Hà Nội 2001.

48. Chu Văn Sơn, Ba đỉnh cao thơ mới, Nxb Giáo dục (Tái bản) 2006. 49. Trần Đình Sử, Lí luận và phe bình văn học, NXB hội nhà văn Hà nội 50. Trần Đình Sử, Thi pháp học hiện đại, Trường Đại học sư phạm TP. Hồ

Chí Minh 1993.

51. Trần Đình Sử, Thi pháp truyện Kiều, Tái bản, Nxb Giáo dục, 2005 52. Văn Tâm, Góp lời thiên cổ sự, Nxb Văn học, Hà Nội 1991

53. Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, in lần thứ 5, Nxb Văn học, Hà Nội 1998.

54. Hoàng Trung Thông (Giới thiệu), Ngọc Trai (Sưu tầm và tuyển chọn), Tuyển tập Anh Thơ, Nxb Văn học, Hà Nội 1987.

55. Đỗ Lai Thuý, Mắt thơ 1, tái bản có bổ sung, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội 2000.

56. Hoàng Trinh, Bản sắc văn hóa Việt Nam trong tiến trình lịch sử, Tạp chí Văn học, Số 8 – 1998.

57. Nguyễn Chí Bền, Văn hoá dân gian Việt Nam- những suy nghĩ, Nxb văn hoá dân tộc 1999

58. Nguyễn Quốc Tuý, Thơ mới – Bình minh thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Văn học , Hà Nội 1995.

59. Uyên Thao, Thơ Việt Nam hiện đại 1900 – 1960, Nhận định, Nxb Hồng Lĩnh, Sài Gòn 1969.

60. Anh Thơ, Từ bến sông Thương (Hồi kí ), Nxb Văn học, Hà Nội 1986. 61. Thơ Anh Thơ, (Tác phẩm được giải thưởng nhà nước đợt I, năm 2001),

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)