Hình ảnh ngƣời chồng trong thơ Anh Thơ

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ (Trang 46)

5. Cấu trúc luận văn

1.3. Hình ảnh ngƣời chồng trong thơ Anh Thơ

Trong nền thi ca Việt Nam không chỉ tình yêu đôi lứa mới trở thành nguồn cảm hứng cho những sáng tác mà tình cảm vợ chồng với nghĩa tình sâu nặng cũng là một đề tài được trân trọng thể hiện, vì suy cho cùng tình vợ chồng chính là độ chín của tình yêu đôi lứa thắm thiết, thủy chung, mặn nồng.

47

Văn chương Việt Nam cũng đề cập đến cảnh vợ chồng không thuận nhưng nổi bật vẫn là những áng thơ ca ngợi tình nghĩa vợ chồng gắn bó keo sơn. Chẳng thế mà trong văn học trung đại có áng thơ bất hủ “Chinh phụ ngâm khúc” của Đặng Trần Côn với nỗi nhớ thương dằng dặc của người vợ có chồng xung trận nơi miền quan tái xa xôi. Nỗi nhớ ấy vương vào cả trong giấc mơ khắc khoải:

Khi mơ những tiếc khi tàn

Tình trong giấc mộng muôn vàn ái ân

Trong văn học thế kỷ XX có không ít nhà thơ viết về một nửa của đời mình bằng sự trân trọng, nâng niu, gói ghém trong đó tất cả niềm vui, và nỗi buồn, nụ cười và nước mắt. Nhà thơ Anh Thơ cũng không nằm ngoài sự ngoại lệ. Trong thế giới thi ca phong phú và đa dạng của mình, Anh Thơ đã giành một góc trang trọng để viết về hình ảnh người chồng yêu dấu.

Khác với các bạn thơ cùng thời viết về tình yêu đôi lứa- một thứ tình cảm cao quý và đẹp đẽ của con người. Anh Thơ hướng đến cái đích cuối cùng của tình yêu chính là tổ ấm gia đình với hình ảnh người bạn đời thủy chung. Vào những năm đầu hòa bình lập lại, Anh Thơ bén duyên với một người bác sĩ miền Nam tập kết ra Bắc. Anh là bác sĩ, chị là thi sĩ cùng xây dựng mái ấm gia đình.

Hình ảnh người chồng trong thơ Anh Thơ được tái hiện qua ngòi bút của nữ sĩ không phải là là bức chân dung trau chuốt của mộng tưởng mà là hình ảnh mọt con người rất đỗi đời thường. Một con người bằng xương, bằng thịt cùng nữ sĩ chung lưng đấu cật trong cuộc sống đầy gian lao, vất vả của chiến tranh: bữa gặp chồng đang ngồi nắn nót/ Chép hộ bài thơ hôm qua vợ viết/ Ngƣời độc giả đầu tiên/ Trân trọng yêu thƣơng tác phẩm vợ hiền/ Anh đã xong công trình nghiên cứu?/ Nét mực vẽ điện não đồ chƣa ráo/ Mở giỏ ủ cơm/ Xới nóng hơi

48

còn là người bạn tri kỷ, tri âm biết trân trọng, nâng niu đứa con tinh thần văn chương của vợ.

Đi đến mọi miền Tổ quốc, hành trang Anh Thơ mang như một nguồn sức mạnh nâng đỡ đôi chân nhỏ bé của bà chính là tình yêu thương, sự chu toàn của người chồng khi thay vợ chăm lo con nhỏ, cáng đáng việc nhà.

Thƣơng biết bao nhiêu cả tấm tình chồng Lặng lẽ đảm đang thay vợ

(Em lại ra đi)

Không một lời trách móc, thở than, người bạn đời của Anh Thơ luôn dành cho vợ sự cảm thông lớn nhất. Vừa lo hoàn thành công việc tại bệnh viện, người chồng luôn giúp vợ đánh máy bản thảo bằng tất cả sự trân trọng nâng niu.

Mỗi chuyến em đi, về, anh không hỏi chuyện nhiều Chỉ hỏi “ Sáng tác đâu đƣa anh đánh máy?”

Những chuyến đi hơn ba mƣơi năm ấy Em đâu ngờ để xa cách đến hôm nay

(Em khóc)

Đối với công việc gia đình, người bạn đời của Anh Thơ là một bác sĩ đầy trách nhiệm. Con người ấy luôn sống vì bệnh nhân, cũng có lúc phải hy sinh cả hạnh phúc riêng tư để hoàn thành nhiệm vụ, đấu tranh với tử thần để giành lại sự sống cho người bệnh.

Mới cƣới vợ tình yêu thắm thiết

Giữa đêm đông đang ấm chỗ giật mình Nghe còi xe gọi đi đấu tranh cái chết Để em nằm, chăn chiếu lạnh tênh

(Bệnh nhân của anh)

Những năm chiến tranh Anh Thơ viết về người chồng trong nỗi nhớ thương xa cách. Hòa bình lập lại, niềm vui sum họp chẳng được bao lâu thì

49

người bạn đời chung thủy của Anh Thơ mắc trọng bệnh và không qua khỏi để lại cho nữ sĩ một nỗi buồn vô hạn không gì khỏa lấp. Anh Thơ đã viết cả một tập thơ trữ tình xúc động về người chồng thương yêu qua tập Lệ sƣơng. Trong tập thơ này, hình ảnh người chồng được Anh Thơ tái hiện đậm nét và chân thực thông qua những xúc cảm của nỗi niềm thương nhớ. Trong nỗi hoài niệm của mình Anh Thơ đã ghi lại tình yêu lớn lao của người bạn đời dành cho nữ sĩ ngay cả khi người ấy đang phải giành giật với tử thần sự sống.

Trong bài thơ Thƣơng em người chồng của Anh Thơ đã thể hiện tình yêu đến người vợ qua việc cố gắng chịu đựng những cơn đau, người bạn đời không muốn nữ sĩ phải âu lo nên đã nén nỗi đau thể xác trong lòng cho dù nỗi đau ấy đã làm cho lệ dàn nơi khóe mắt.

Giờ nhớ lại xót xa vì sự thật

Anh gắng nằm im vì quá thƣơng em Nhƣng bệnh đau lệ vẫn dàn khóe mắt Một phút lặng ngừng.

Nhƣ cả đất trời nghiêng

(Thương em)

Những ngày trong bệnh viện là những ngày nặng nề và đau đớn cho cả Anh Thơ và người chồng yêu dấu. Người đàn ông ấy dù cận kề bên cái chết vậy mà ngay cả khi con chữ viết không còn được thẳng hàng, ngay lối, vẫn cố đề tên người vợ yêu thương:

Không còn một phút lòng yên Để tay theo bút xem em viết gì Bây giờ mở sổ anh ghi

Nét xuôi, nét ngƣợc cố đề tên em

(Cuốn sổ anh ghi)

50

Em bàng hoàng vừa qua giấc mộng tình Giờ thức dậy lá màn xô rủ trắng

Anh Thơ như thấm thía hơn nỗi trống trải xen lẫn cả niềm ân hận thương người bạn đời thủy chung. Trong cuộc trò chuyện với Phạm Đình Ân, Anh Thơ đã thổ lộ: Anh không biết làm thơ, anh chỉ biết yêu, biết quý trọng sự nghiệp của

vợ, khuyến khích vợ viết,…Anh Thơ sẽ ghi nhớ mãi trong những tháng năm của

cuộc đời mình hình ảnh cảm động: Khi chồng chị qua đời, trên băng máy chữ còn găm bản thảo bài thơ của chị mà anh đang đánh máy dở dang, còn vƣơng

hơi ấm của bàn tay anh.

Khi người chồng còn sống, Anh Thơ thường đắm chìm vào thơ văn, thường hay vắng nhà, đi lấy tài liệu để viết và ít quan tâm đến anh. Vậy nên khi bạn đời mãi đi xa, chỉ còn lại một mình với nỗi đau, niềm ân hận Anh Thơ cố gắng tìm lại hơi ấm của người bạn trăm năm qua những vật dụng đời thường: từ một đôi dép đến trang máy chữ, từ manh áo tấm quần đến chậu ngọc trâm,….

Nhà ngoài thƣơng ghế, thƣơng bàn Thƣơng trang máy chữ còn hằn tay anh Thƣơng đôi dép bỏ dƣới gầm

Thƣơng từ manh áo, tấm quần còn treo

(Thương)

Mọi đồ vật trong căn nhà nhỏ đều gợi cho Anh Thơ nhớ đến người bạn đời chung thủy. Chiều ba mươi Tết nhìn giò hoa thủy tiên, chiếc tivi màu Anh Thơ vẫn như thấy bóng dáng người chồng hiện hữu đâu đây: Hàng Tết mua về đang xếp đầy thêm/ Bỗng một chiếc xich lô chồng chất/ …./ Anh xuống xe, miệng

cƣời nói lấp/ Em ƣớc ti vi màu – nay đã có rồi đây (Chiều ba mươi Tết)

Có thể nói hình ảnh người chồng chiếm một vị trí không nhỏ trong thế giới nghệ thuật thơ của Anh Thơ. Bóng dáng ấy đấy được Anh Thơ khắc họa bằng ngòi bút rất đỗi chân thực và giản dị, bằng tình yêu và nỗi nhớ khôn khuây.

51

Có thể nói chính nỗi đau mất mát người bạn trăm năm đã khiến Anh Thơ làm nên một tập thơ tình sâu đậm.

Như vậy hình tượng các nhân vật trữ tình trong thế giới nghệ thuật thơ của Anh Thơ được hiện lên thật phong phú và chân thực: đó là một cái Tôi trữ tình gắn liền với cảm xúc chan hòa với thiên nhiên, cảnh vật và cuộc sống con người, là hình tượng người phụ nữ trong kháng chiến hiện lên sinh động chân thật và đầy nóng bỏng. Họ hiện lên với nét trung hậu, hồn nhiên, mộc mạc. Trong kháng chiến trường kì, họ là người công dân gắn trách nhiệm với cộng đồng, chiến đấu và sản xuất để bảo vệ và xây dựng quê hương mình ngày càng đẹp giàu, cho dù họ ở vùng miền khác nhau, nghề nghiệp khác nhau, họ vẫn hiển hiện được nét chân chất, mộc mạc nhưng tràn đầy nhiệt huyết và trách nhiệm đối với cộng đồng, tràn đầy tinh thần lạc quan cách mạng.

52

CHƢƠNG II: KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ ANH THƠ

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)