Thời gian hoài niệm

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ (Trang 81)

5. Cấu trúc luận văn

2.2.2. Thời gian hoài niệm

Trong Thơ Mới, kiểu thời gian hoài niệm, hoài tưởng được nhắc đến khá nhiều. Riêng với Anh Thơ thời gian hoài niệm, hồi tưởng thường đan lẫn với thời gian hiện tại và được lồng ghép trong chính cuộc đời nhân vật trữ tình trong thơ.

Trong tác phẩm Chiếc cáng thơ với tâm thế của một người đi dạo cảnh qua đèo Ngang ranh giới giữa Hà Tĩnh và Quảng Bình. Anh Thơ đã hồi tưởng về cố nhân – bà huyện Thanh Quan, một người nữ sĩ tài hoa và uyên bác khi xưa.

Ta nhớ nàng thơ xƣa yêu mến

Chiều xuân đủng đỉnh dáng yêu kiều Trao hồn man mác tình non nƣớc Những vận thơ vàng phơi phới gieo

(Chiếc cáng thơ)

Ở bài thơ này rất nhiều cụm từ tín hiệu về thời gian hồi tưởng được Anh Thơ biểu đạt như: nhớ nàng thơ xưa, nào buổi đèo Ngang,…tất cả thể hiện tình cảm kính yêu, trân trọng của tác giả trước một con người tài hoa mà đức hạnh.

Trong thơ Anh Thơ, thời gian hoài niệm đóng vai trò quan trọng để tái hiện những kỷ niệm của một thời quá vãng. Đến với tác phẩm Nhớ ngày chống Pháp Anh Thơ đã đưa người đọc trở về với với những hồi tưởng của một thời bom đạn – gian lao nhưng cũng rất đỗi oai hùng của chiến trường Việt Bắc năm xưa.

82

Nhớ Việt Bắc mù sƣơng tre nứa

Nhớ lá cọ che đầu rời lán giữa trời mƣa Nhớ rau tàu bay, nhớ bí đỏ ngọt lừ Kiếm đƣợc bắp ngô chia nhau từng hạt

(Nhớ ngày chống Pháp)

Trong tác phẩm Nỗi nhớ chúng con mang xanh theo thời gian, nhân vật trữ tình hồi tưởng lại những kỉ niệm về những con đường hàng cây, những kênh mương, làng quê, những công trường …, từng in dấu hình bóng và công lao to lớn của Bác. Người đã đi xa để lại trong lòng con, trong lòng mỗi người dân đất Việt nỗi nhớ thương, xót thương vô hạn.

Mang nỗi đau vắng Bác, một năm ròng Con đã đi cùng khắp núi sông

Từ những con đƣờng đầu tiên đón Bác… Để đến bây giờ điện sáng đầu non

(Nỗi nhớ chúng con mang xanh theo thời gian)

Những từ hoặc cụm từ : vắng, đã, chƣa nhạt, để đến bây giờ, nhớ… đủ để khắc sâu thêm nỗi nhớ, kỉ niệm ngày nào cứ ùa về ngập tràn tâm tưởng của nhà thơ. Hình ảnh mỗi con đường, dòng sông, bản làng Tây Bắc, thậm chí ngay cả những chi tiết nhỏ dấu chân Bác được cỏ phủ kín năm nào, rồi hình ảnh lưng cõng mẹ già vai súng vai con, hình ảnh siêu thuốc, tấm phản Bác nằm…năm nào đã thành kỉ niệm, thành nỗi nhớ thương, là hành trang đem theo suốt cuộc đời nữ sĩ. Sự đổi thay cả quê hương, bản làng, trên những vùng đất khô cằn đầy hố bom, thép gai cháy đỏ ấy…, giờ đây thành những nông trường, những vùng quê xanh xanh bất tận, đầy sức sống.

Hình ảnh Bác hiện lên trong thơ thật đẹp. Nhà thơ hồi tưởng lại kỉ niệm lần Bác trở về quê hương xứ sở. Đó là lần mà Chế Lan Viên viết lên những vẫn thơ đầy nước mắt, đầy xúc động: Kìa bóng Bác đang ôm hôn lên hòn đất. Đó là

83

kỉ niệm của núi rừng biên giới và cả con người đều ngập tràn niềm vui đón Bác trở về.

Ôi sá ng xuân nay xuân bốn mốt

Trắng rừng biên giới nở hoa mơ Bác về im lặng con chim hót Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ

(Theo chân Bác - Tố Hữu) Địa danh Cao Bằng giáp ranh biên giới Việt Trung, trước kia là núi rừng, bản làng hoang vắng, đói nghèo, nay đã thành quê hương xanh đầy sức sống.

Anh Thơ còn hồi tưởng lại những kỉ niệm một thời của người mẹ Việt Nam. Hình ảnh mái tóc đẹp, dài đen óng mượt của mẹ ngày ấy đã từng trải qua và chứng kiến biết bao nhiêu đổi thay của cuộc sống:

Nhớ sao những buổi chiều sƣơng Phơ phơ mái tóc trên đƣờng trồng cây Qua vƣờn trẻ tiếng hát hay

Mẹ vui tóc sáng giữa bày cháu thơm

Giờ đây nắng chói tàu cau

Tóc vƣơng bay trắng cả bầu không gian

(Mái tóc mẹ bay)

Từ hình ảnh mái tóc thực, sau trận bom càn quét dã man của địch, nhà bị tốc mái và chỉ còn hình ảnh mái tóc mẹ bay lơ lửng, máu xương hòa lẫn với đất lành của quê hương, nữ sĩ Anh Thơ hồi tưởng cuộc đời của mẹ. Một cuộc đời lam lũ vất vả gắn với ruộng đồng, làng xóm thân thương. Tác giả hồi tưởng lại ngày mẹ ở bên con cháu sum vầy, mái tóc bay, đen thơm mát. Ngày, mẹ tiễn con mình đi chiến trận…nhưng giờ đây, mái tóc mẹ đã bạc màu, mẹ bị bom thù xé nát, tóc vương bay trắng cả bầu không gian, thành nỗi chua xót căm hờn giặc,

84

thành lòng yêu nước thiêng liêng bất tử. Hình ảnh mẹ hòa chung vào hình ảnh non nước và hóa thân thành bất tử.

Người đàn bà trong Kể chuyện Vũ Lăng hồi tưởng về một thời quá khứ khi chồng cô còn khỏe, đi phát nương tranh, rẫy để tỉa bắp, tỉa lúa… trong cảnh đói nghèo triền miên. Trong đợt càn quét của địch, chồng cô bị bắt, bị giết hại. Cô trở thành góa phụ, nuôi con cái trưởng thành đi tham gia vệ quốc, làm việc làng việc nước.

Chồng xƣa vạm vỡ con ngƣời

Ăn cơm bắp phát cây đồi quanh năm Vẫn nghèo vì ở Vũ Lăng

Đồn rằng Tây đánh lan tran

Con xin vào Vệ Quốc đoàn lại…đi…

(Kể chuyện Vũ Lăng)

Bài thơ được kết cấu theo lối kể chuyện, từ chồng xƣa và cụm từ thế rồi

từ bấy đến nay , đó là mạch hồi tưởng của nhân vật trữ tình, một con người có

cuộc đời từng chứng kiến bao nhiêu đổi thay trên chính mảnh đất quê mình. Người chồng cũng như bao người đàn ông khác bị địch bắt, tra tấn giết hại; hay bắt đi lính cho địch. Trong làng quê chỉ còn toàn phụ nữ lo mọi việc gia đình, cấy cày nương rẫy, nuôi con, con lớn lên vào vệ quốc quân, vào du kích...đánh giặc. Sự hồi sinh của quê hương Vũ Lăng chính là nhờ ánh sáng soi đường của bộ đội Việt Minh của Cách mạng đem lại cuộc sống thanh bình, no đủ cho dân làng này.

Như vậy thời gian hoài niệm trong thơ Anh Thơ không chỉ là sự khơi dậy kỷ niệm về những năm tháng chiến tranh hay với hình ảnh của vị lãnh tụ, hình ảnh đoàn quân ra trận, hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam bất khuất, kiên cường mà sau này khi đã đi được gần hết chặng đường đời, Anh Thơ thường viết nhiều bài thơ trữ tình xúc động, sâu lắng, gói ghém trọn vẹn những hoài niệm,

85

suy tư và nỗi nhớ nhung da diết về người bạn đời trăm năm. Trong tập Cuối mùa

hoaLệ sƣơng, Anh Thơ sáng tác rất nhiều tác phẩm trong đó lưu giữ đậm nét

dấu ấn của thời gian hoài niệm.

Bài thơ Lại một mùa xuân, Anh Thơ lấy điểm nhìn từ thời gian thực tại để hoài vọng về một mùa xuân của quá khứ - mùa xuân của những ngày ắp đầy hạnh phúc.

Đâu nữa ngày xuân mới chúc nhau Về quê sông biếc, núi xanh màu Ta đi hái lộc cùng cha mẹ Ríu rít đàn em níu trƣớc sau

(Lại một mùa xuân)

Cụm từ “đâu nữa” gợi cho nhà thơ nhìn lại quãng thời gian của quá khứ với biết bao kỷ niệm êm đềm của một ngày xuân đoàn tụ khi được cùng cha mẹ, các em và người bạn trăm năm đi hái lộc đầu xuân trong không gian của sông biếc, non xanh.

Dòng thời gian hoài niệm vẫn tiếp tục cuốn tác giả trở về với biết bao niềm thương nỗi nhớ của tổ ấm nhỏ. Nhìn thấy cành liễu nảy mầm, chim chóc rủ nhau về làm tổ tác giả lại nhớ đến kỷ niệm năm nào người chồng tận tay chăm chút từng khóm hồng, giàn thiên lý, sửa cây quạt đứng góc phòng,…

Năm trƣớc ngày này anh còn chăm chút Buộc lại giàn thiên lý trƣớc hiên thơm Em đi chợ mua cua nấu dấm

Bữa bún đầu năm, ăn mát thay cơm

(Đã sang hè)

Nếu như Đã sang hè đưa người đọc về thời gian kỷ niệm của một ngày đầu mùa hạ thì bài thơ Rét đậm lại kể về những hồi ức tươi đẹp của những ngày mới cưới. Những cơn gió heo may se sắt lạnh của mùa Đông thực tại với chiếc

86

chăn cưới đã nát mòn khiến Anh Thơ không khỏi đau xót khi nhớ về kỷ niệm đã qua.

Gần hết năm rồi, trời rét đậm Chăn cƣới theo anh đã nát mòn…. Em phải về mua chăn đệm mới Nhớ ngày vui sắm buổi tân hôn

(Rét đậm)

Trong thơ Anh Thơ, thời gian hoài niệm đóng vai trò quan trọng tái hiện những kỉ niệm của một thời quá vãng. Từ đó, tác giả lồng kết, phối hợp để xây dựng nên hình tượng nghệ thuật. Bên cạnh thời gian hoài niệm, trong thơ Anh Thơ có kiểu thời gian tương lai gắn với những ước mơ khát vọng về một ngày mai tươi đẹp, về ánh sáng tương lai hạnh phúc.

Cuộc sống đổi mới bừng sáng lên thành ước mơ khát vọng của mọi người về cuộc sống tươi đẹp của dân tộc mình. Cũng nhịp điệu vui tươi nhẹ nhàng ấy, hình ảnh, tiếng cười những con người trong bữa liên hoan khu giải phóng cũng đầy rạng rỡ, tươi vui:

…Khách nghe nâng chén cùng vui chúc Nhìn lại đầu ai bạc nửa rồi

Đất nƣớc một vùng bom, sắt thép Tiếng cƣời Tỉnh ủy sáng tƣơng lai

(Bữa liên hoan Tỉnh ủy khu giải phóng) Tiếng cười khắc sâu vào tâm khảm của nữ sĩ một tương lai tươi sáng – một ngày mai tràn đầy hi vọng, sức sống đang hiện hình.

Thời gian nghệ thuật trong thơ Anh Thơ được thể hiện khá đặc sắc. Kiểu thời gian gắn liền với mùa vụ, với hành trình của sự việc là một điểm nổi bật trong thơ nữ sĩ. Bên cạnh đó Anh Thơ còn có kiểu thời gian hoài niệm gắn với thời gian hiện tại để bộc lộ thời gian tâm trạng của nhân vật trữ tình.

87

Cũng giống như thời gian nghệ thuật đa chiều, không gian nghệ thuật thơ Anh Thơ cũng rất đa dạng, có không gian làng quê, không gian sinh hoạt văn hóa lễ hội, không gian kháng chiến gắn liền với hình ảnh núi rừng – chiến khu – con đường,…

Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong thơ Anh Thơ đồng hành tạo nên một bức tranh cuộc sống sinh động, đầy hiện thực. Điều đó thể hiện một năng lực quan sát, cảm thụ rất tinh tế góp phần tạo nên một diện mạo thơ đặc sắc trong dòng chảy thi ca Việt Nam hiện đại.

88

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN TRONG THƠ ANH THƠ 3.1.Thể thơ

Thể thơ là một khái niệm của thể loại, cho ta biết phương diện, hình thức của tác phẩm…. Trong thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ ta thấy nữ sĩ đã sáng tác ở nhiều thể loại thơ khác nhau như thể thơ tự do, thơ tám chữ, thơ bảy chữ, thơ năm chữ chữ, thơ bốn chữ, thơ lục bát,… Ở thể thơ nào Anh Thơ cũng gặt hái được những thành công nhất định. Qua việc khảo sát 193 bài thơ trong bảy tập thơ: Qua cánh chim câu; Quê chồng; Hoa dứa trắng; Bức tranh quê; Lệ sƣơng;

Cuối mùa hoa; Mùa xuân màu xanh” ta thấy có kết quả như sau:

Thể thơ Số bài Tỉ lệ Ghi chú Thơ bốn chữ 2 1,03 % Thơ năm chữ 25 12,95 % Thơ bảy chữ 27 13,99 % Thơ tám chữ 52 26,94 % Thơ lục bát 19 9,84 % Thơ tự do 68 35,23 % Tổng: 193 100 % 3.1.1. Thể thơ tám chữ

Thể thơ tám chữ là một thể thơ sáng tạo của Thơ mới, thể thơ này có cội rễ từ trong mạch trữ tình của dân tộc, thể ca trù. Hoài Thanh cho rằng: “ Ca trù biến thành thơ tám chữ”. [57-T42]

Thể thơ tám chữ có khả năng dung chứa lớn, lời thơ, ý thơ giàu yếu tố tự sự. Thể thơ tám chữ có đặc điểm mỗi câu thường chứa tám tiếng. Thơ tám chữ thường làm theo lối liên vận hoặc cách vận. Theo lối liên vận câu đầu thường không bắt vần, câu thứ hai trở đi mới bắt vần. Hai câu thơ bằng rồi đến hai câu

89

thơ trắc và ngược lại. Thơ tám chữ theo lối cách vận thì câu lẻ vần với câu lẻ, câu chẵn vần với câu chẵn. Gieo vần trong thơ tám tiếng có nhiều cách gieo vần ôm và gieo vần chéo.

Thơ tám chữ rất giàu yếu tố tự sự, nên việc sử dụng thể thể thơ này sẽ giúp cho các nhà thơ được tự do ghi lại những cảm xúc, những tình cảm, những sự việc mà mình quan tâm một cách chân xác nhất.

Trong thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ, thể thơ Tám chữ chiếm tỉ lệ 26,94%. Riêng trong tập Bức tranh quê thể thơ này đã chiếm tới 41 bài. Ở thể thơ tám chữ, Anh Thơ thường chia mỗi bài thành ba khổ, mỗi khổ đều diễn tả một khung cảnh, một trạng thái khác nhau. Tuy nhiên mỗi cảnh riêng đều nằm trong một cảnh chung của bức tranh sự vật mà nhà thơ đề cập đến.

Thơ tám chữ của Anh Thơ thể hiện cái đẹp, nữ sĩ khám phá vẻ đẹp ngay trong chính những cái thường nhật, tầm thường. Cái đẹp ấy không phải ở trong phòng giấy, không phải thư viện mà ngay trên con đường phiêu du đến với cánh đồng thơm mát, với dòng sông trở nặng phù sa, với làng quê thân thuộc. Đây là không gian quảng đại, mọi sự việc đều bày ra trước mắt từ đường làng, bờ tre, ruộng cỏ, đêm trăng thanh, đến các lễ hội cổ truyền…, và như vậy, cái đẹp nằm ngay trong cái thực, cái cụ thể hữu hình của Bức tranh quê. Từ ngữ bình thường, giọng điệu bình thường, như vậy chất thơ Anh Thơ chủ yếu là nằm ở cú pháp theo mẫu: danh từ A+ động từ + danh từ B. Trong đó A và B hoán đổi vị trí cho nhau, tạo nên nhiều câu thơ tám chữ có cú pháp đảo ngược độc đáo.

…Tre lả lƣớt nghiêng đầu cho nƣớc gội Cau thẳng mình dang lá đón mƣa rơi Đồng chìm xuống bông lúa vàng rũ rƣợi Ao dềnh lên bè rau muống xanh tƣơi…

(Mưa)

Câu thơ đăng đối, cảnh vật dưới mưa hiện lên rất rinh động. Bên cạnh đó, có nhiều câu thơ tám chữ Anh Thơ dùng biện pháp nhân hóa đảo ngược làm cho hình tượng thiên nhiên hiện lên giống như con người.

90

Tàu chuối láng che mặt trăng xấu hổ Khóm tre già đợi gió đứng bên ao…

(Đêm hè)

Thiên nhiên cũng e ấp, bẽn lẽn, mong chờ. Cú pháp thơ cổ điển thường khá ổn định và đăng đối, cú pháp thơ Anh Thơ tự nhiên, phóng khoáng hơn. Trên cơ sở cú pháp này, Anh Thơ đã tạo nên loại “thơ miêu tả”.

Cảnh vật trong thơ Anh Thơ được miêu tả qua thể tám chữ rất đỗi tự nhiên và phóng khoáng. Quan hệ giữa câu trên và câu dưới là quan hệ đồng đẳng theo kiểu diễn đạt song hành.

Gió mây nổi bờ tre buồn xao xác Trên ao bao tàn lụi nƣớc trong mây Hoa mƣớp rụng từng đoá vàng rải rác Lũ chuồn chuồn nhớ nắng ngẩn ngơ bay

(Sang thu)

Mây sầm lại trên ao đầy khói ƣớt Bụi chuối vàng run đón gió bay qua Tiếng dế kêu rì rào bên rãnh nƣớc

Nhịp chuông chiều văng vẳng mái chùa xa

(Chiều thu)

Trong thể thơ tám chữ, sự đối lập giữa yếu tố tĩnh và động, hư và thực cũng xuất hiện khá nhiều.

Trên đê vắng có vài cô tát nƣớc

Múc trăng lên theo tiếng hát mơ màng

Trong chùa điện hƣơng đèn nghi ngút khói Tiếng mõ chuông hoà nhịp trống bên đình

(Rằm tháng bảy)

Cái thực của cảnh vật đồng áng, xen lẫn với cái huyền ảo của ánh trăng, không gian tĩnh tại của thiền môn…tất cả tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp.

91

Bên cạnh nét độc đáo về cú pháp, từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu, thơ tám chữ của Anh Thơ có nét riêng, độc đáo về cảm hứng nghệ thuật. Không gian nghệ thuật thực sự khơi nguồn cảm hứng sáng tạo dồi dào cho nữ sĩ. Anh Thơ mê đắm cảnh vật, thiên nhiên, từ cánh đồng trải vàng lúa chín, dòng sông quê đỏ nặng phù sa, đến đường làng thôn xóm, đến các phong tục, lễ hội, các sinh hoạt đời thường…Tất cả làm mê đắm cuốn hút Anh Thơ. Vì thế Anh Thơ nhớ không gian, giao tiếp với không gian, khát vọng lớn nhất của chủ thể trữ tình Anh Thơ

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)