Không gian đời sống kháng chiến

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ (Trang 68)

5. Cấu trúc luận văn

2.1.3.Không gian đời sống kháng chiến

Cách mạng tháng Tám thành công đã mở ra cho dân tộc ta một kỷ nguyên mới – kỷ nguyên độc lập, tự chủ. Ánh sáng của Đảng đã dẫn dắt dân tộc ta đi từ thung lũng đau thương ra cánh đồng vui. Cách mạng tháng Tám thành công đã mở ra cho văn học nghệ thuật những chân trời bao la, sáng sủa và làm cho sáng tác văn học có những nguồn sống mới dạt dào vô tận. Trong niềm hân hoan ấy, Anh Thơ đã mở rộng lòng mình để đón nhận những luồng gió mới, cuộc sống mới. Anh Thơ tham gia cách mạng bằng tất cả niềm hăng say của tuổi trẻ. Nếu như trước cách mạng, Anh Thơ đem đến cho người đọc dấu ấn của một không gian nơi ruộng đồng thôn quê thì sau cách mạng đôi chân nhỏ bé của Anh Thơ đã giúp người đọc cảm nhận về không gian trong kháng chiến qua những hình ảnh núi rừng, chiến khu, con đường,…

Trước hết trong kháng chiến, hình ảnh con đường là một hình ảnh được Anh Thơ thể hiện với mật độ dày đặc, trở thành một biểu tượng sống động, một không gian vận động của cách mạng.

Rồi cùng đi công tác Rừng Bắc Sơn bát ngàn Xuống dốc lại lên đèo Nhớ nhau trong tiếng hát

(Tình cán bộ)

Rừng Bắc Sơn “xuống dốc” lại “lên đèo” gợi ra cảnh một con đường đầy chông gai, gập ghềnh mà người lính phải vượt qua. Mặc cho con đường còn đầy gian khổ, những người chiến sĩ cách mạng vẫn luôn cất tiếng hát yêu đời.

69

Trong chiến tranh con đường cách mạng không chỉ gian khổ mà đó là con đường đầy hiểm nguy, có thể hy sinh đến cả tính mạng.

Chị du kích khoác áo tơi Mò mẫm trên đƣờng tối Pháo sáng phụt ngang trời Chị băng đồng bƣớc vội

Anh Thơ đã tái hiện trước mắt người đọc hình ảnh con đường tối om, bị bủa vây trong tiếng súng của địch đang dồn dập mọi phía. Tất cả mọi hiểm nguy như đang vây quanh người du kích nhỏ bé, vậy mà chị vẫn dũng cảm vượt qua để chiến đấu.

Đi vào không gian kháng chiến, Anh Thơ đã đem đến cho người đọc một cái nhìn đầy đủ và toàn diện về sự khốc liệt của chiến tranh. Hình ảnh con đường không chỉ lưu dấu những bước chân gian lao của người lính mà còn như một nhân chứng lịch sử ghi dấu sự tàn phá và những vết tích của chiến tranh.

Má đã đi từ bờ sông giới tuyến

Qua Đông Hà, Quảng Trị Thừa Thiên Nắng đỏ mái tôn, đất cày bom đạn

Không một bóng cây xanh che làng xóm êm đềm

(Vui chung rồi, có nỗi vui riêng) Chiến tranh đã phá hủy bao nhà cửa, làng mạc, ruộng đồng, chiến tranh đã để lại những con đường đầy vết tích đau thương với đất cày bom đạn. Không có một bóng cây xanh sống sót nổi qua khói lửa chiến tranh tàn khốc.

Trong chiến tranh có hy sinh mất mát, bên cạnh những nẻo đường gian khổ hy sinh Anh Thơ cũng đưa vào trong bài viết của mình hình ảnh những con đường của ngày hội thương binh tưng bừng và náo nhiệt.

Trên đƣờng bô lão xênh xang

70

(Ngày hội thương binh)

Con đường ở đây đã hoàn toàn độc lập với con đường gian khổ trong chiến tranh. Nếu con đường chiến trận gian nan thậm chí có thể nguy hiểm đến cả tính mạng thì con đường này đã bừng dậy không khí ấm áp, vui tươi hạnh phúc.

Cùng với hình tượng con đường, trong không gian kháng chiến, Anh Thơ còn tái hiện rất nhiều hình ảnh, khoảnh khắc đầy kỷ niệm về núi rừng, chiến khu bên những dấu chân của người lính.

Rừng lam vừa ngớt mƣa chiều Tôi đi gặp chị lƣng đèo bƣớc mau Nắng đồng bằng thắm áo nâu ……… Gió nâng tiếng hát lên đèo

Cả rừng hoa nở bay theo dáng ngƣời

(Chị cán bộ kháng chiến Bắc Sơn) Không gian rừng núi, chiến khu hùng vĩ với hình ảnh rừng lam, rừng hoa nở đã làm nền cho cô cán bộ kháng chiến xuất hiện. Hình ảnh người nữ cán bộ kháng chiến được gợi lên thật đẹp. Hình ảnh của chị gắn liền với nếp nhà sàn, bếp lửa, với bản sương giăng, với những người thương binh trong đêm sốt rét,…

Không gian rừng núi, chiến khu cũng được mở rộng theo từng bước chân của những cô sơn nữ, đến với bản làng trong những đêm giã gạo hay những đêm hoạt động du kích.

Khi đêm bếp lửa chập chờn Nhịp chày giã gạo còn tới khuya Đêm rừng cây lá thì thầm

Lắng nghe chị hát đôi khi chị hiền

71

Những tháng ngày chống Mỹ ác liệt, thanh niên nam nữ nhận thức về sự lên đường với một tinh thần trách nhiệm. Họ đi vào cuộc chiến như đi giữa mùa xuân với một niềm tin chiến thắng. Ở đây không gian nghệ thuật cũng được mở dần ra theo đoàn xe ra trận của người lính.

Đêm nay nằm trong xe Ghập ghềnh đƣờng khu bốn Gió cũng gập ghềnh cuồn cuộn Trôi cùng dòng xe

(Xuân hỏa tuyến)

Ngược dòng về với núi rừng Tây Bắc Thanh Hóa, Anh Thơ dẫn ta đến những địa danh từng là chiến khu cách mạng. Hình ảnh không gian núi rừng miền Tây xứ Thanh cũng được tái hiện thật sinh động và hùng vĩ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một con chim thức Hai con chim thức Pha Hang bừng giấc Mây ngừng lƣng nƣơng

(Buổi sáng Cổ Lũng)

Âm thanh của tiếng chim như làm sáng cả không gian núi rừng Cổ Lũng, báo thức mọi người tỉnh dậy trong sương. Hình ảnh núi rừng được gợi lại trong tâm thức của Anh Thơ thật đẹp và thơ mộng: mặt trời xuyên qua tán cây rừng, những đèo dốc chênh vênh huyền bí, tiếng nhạc rừng thánh thót ngân xa,…tất cả đã khắc họa nên một không gian núi rừng chiến khu vừa hùng vĩ, vừa lãng mạn và trữ tình.

không gian kháng chiến trong thơ Anh Thơ còn gắn với hình ảnh những miền quê, vùng hải đảo nóng bỏng hiện thực của khói lửa chiến tranh.

Bốn bề lửa khói

72

Đƣờng mƣa trơn bƣớc lội Giữa đoàn ngƣời sang sông

(Giữa đường)

Vang vọng trong không gian ấy là âm thanh tiếng súng giặc vang rền và hình ảnh đoàn quân ra trận. Theo những bước chân của người lính, không gian kháng chiến còn được mở rộng đến cả vùng biển trời xa xôi.

Có o tiếc súng đƣa nam giới Miệng mím tay xăn càng xốc tới - Mẻ cá đánh Mỹ chị em ơi Ta góp chiến công giữ biển trời

(Kéo rùng)

Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ ác liệt, không gian kháng chiến trong thơ Anh Thơ còn được trải dài qua các địa danh sông Cầu, sông Đuống, đỉnh Thiên Thai, Hiệp Hòa cát trắng, Hàm Rồng Thanh Hóa.

Tôi đang đọc bức thƣ anh phi công Gửi cô điện thoại viên trẻ tuổi Hình ảnh cô trong lửa bom dữ dội Vẫn giữ tổng đài xúc động lòng tôi Hai chúng ta dƣới đất, trên trời Không cùng hẹn mà cùng thắng Mỹ …Cô có cần viết đâu nữa nhỉ

Không gian đang trải bức thƣ tình

(Không gian đang trải bức thư tình) Trên bầu trời Tổ quốc yêu thương, người chiến sĩ đã làm nên huyền thoại. Cả hai con người trong chiến tranh đều hiện lên thật ý nghĩa. Một người giữ cho vùng trời biển bình yên, một người giữ thông tin thông suốt.

73

Ngược dòng biển trời Tổ quốc, Anh Thơ tiếp tục dẫn dắt ta vào không gian của cuộc sống và chiến đấu của đồng bào Nam Bộ với núi rừng U Minh, với địa đạo Củ Chi, …mỗi bước không gian đều gắn liền với dòng lịch sử kháng chiến của dân tộc.

Bến Ninh Kiều chói đèn pha

Đƣa hàng lên bến không nhòa bóng đêm Chia tay đã tỏ mặt nhìn

Cô lên đƣờng sáng chợ đêm ồn à

(Xuồng đêm-Cần Thơ 1976) Bến Ninh Kiều, bến sông tấp nập gắn với hoạt động của những con người cách mạng trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Cảnh sông nước miền Tây kết lồng lên biết bao câu chuyện về đứa em học tập, người anh lên đường nhập ngũ,…tất cả tạo nên một bức tranh về cuộc sống kháng chiến của đồng bào miền Nam.

Như vậy không gian nghệ thuật trong thơ Anh Thơ được tái hiện vô cùng phong phú và đa dạng. Từ không gian ruộng đồng thôn quê đến không gian sinh hoạt văn hóa xã hội, từ một không gian kháng chiến rộng lớn trải dài từ Bắc vô Nam, từ vùng núi rừng heo hút, vùng trung du đến vùng hải đảo….Ở bất cứ địa danh nào, Anh Thơ cũng khắc họa đậm nét cuộc sống và chiến đấu đầy gian khổ nhừn cũng rất đỗi vinh quang của quân và dân ta trong những năm chiến tranh khốc liệt. Điều đó đã góp phần quan trọng tạo nên diện mạo thơ Anh Thơ trong nền văn học cách mạng của dân tộc đồng thời thể hiện sự trải nghiệm sâu sắc cũng như sự cảm nhận tinh tế của một hồn thơ dung dị và sâu lắng.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ (Trang 68)