Không gian văn hóa cộng đồng

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ (Trang 60)

5. Cấu trúc luận văn

2.1.2. Không gian văn hóa cộng đồng

Trải theo bước chân của nữ sĩ Anh Thơ từ không gian, khung cảnh làng quê lần theo những triển đê êm ả trở về thôn xóm, chúng ta được chiêm ngưỡng không gian sinh hoạt cộng đồng với những cuộc sống bình dị đời thường gắn với những lễ hội, phong tục cổ truyền.

Trong bức tranh sinh hoạt gắn với cuộc sống thường nhật Anh Thơ đặc biệt chú ý khắc họa không gian những phiên chợ quê. Chợ quê không chỉ mang chiều sâu văn hóa mà còn thể hiện toàn bộ đời sống cộng đồng làng quê nơi con

61

người sinh sống. Chợ quê không chỉ là nơi con người trao đổi mua bán mà còn là dịp để con người thưởng thức các thú vui, thú chơi thanh nhã truyền thống.

Trong thế giới nghệ thuật thơ ca của Anh Thơ, không gian chợ quê được miêu tả thật sống động. Có tới chín bài thơ trong tập Bức tranh quê nhắc đến những phiên chợ: chợ ngày xuân, chợ mùa hè, chợ ngày thu, chợ chiều, tàn chợ, đông chợ. Anh Thơ đã kịp ghi lại những khoảnh khắc khác nhau của phiên chợ quê diễn ra trong một ngày hay trong các mùa từ lúc hửng sáng cho đến lúc chợ tàn….Cho dù ở thời điểm nào, Anh Thơ cũng khai thác được trọn vẹn những nét đặc trưng trong cuộc sống sinh hoạt của người dân quê.

Trong bài Đông chợ, Anh Thơ đã tái hiện lại khung cảnh nhộn nhịp, sống động với cảnh bán mua, tiếng chào hỏi, tiếng mặc cả, gọi nhau râm ran.

Các ngƣời đã đi đội thúng lên đầu Chợ ồn lên những tiếng chào mua bán Với tiếng ngƣời chen chúc gọi nhau vang

(Đông chợ)

Đối với không gian chợ quê, ta như được đắm mình trong những sắc màu của cuộc sống, từng dáng người mua bán, từng sản vật nông nghiệp lưu hành trong chợ quê xưa đều được nữ sĩ miêu tả một cách cụ thể và chân thực.

Mấy ông lão khiêng vào lồng lợn giống Một bà già quẩy đến gánh bèo non Mụ bán cá đặt thúng ngồi chửi đổng Chị hàng rau mất chỗ chạy lon xon Rồi gạo,vải, bún quà, rồi bánh trái Lần lƣợt bày trong những tiếng lao xao

(Họp chợ)

Không chỉ miêu tả cảnh chợ quê, Anh Thơ còn đặc biệt chú ý miêu tả cử chỉ, hành động, phong thái của những người tham gia phiên chợ. Ta gặp trong

62

không gian phiên chợ của Anh Thơ những cô nàng chúm miệng húp canh riêu, bác thợ cạo đang thoăn thoắt cắt tóc, thày bói ngồi gieo quẻ,…

Đây mấy mụ chổng mông lên khảo gạo Kia một cô chúm miệng húp canh riêu Bác thợ cạo đè vội đầu khách cạo Thầy bói ngồi gieo quẻ xuýt xoa kêu

(Đông chợ)

Có thể nói hiếm ở đâu hình ảnh những con người dân quê được miêu tả một cách chân thực trong không gian chợ quê như vậy. Chỉ với vài câu thơ tác giả đã diễn tả thật sâu sắc tâm trạng của mỗi người dân quê trong phiên chợ.

Một bà lão xót xa tiền hết mãi Mấy thằng cu hớn hở đƣợc tò te Vài cái đĩ vui mừng nón mới

Quên trên vai gánh nặng quẩy mau về

(Tàn chợ)

Ta bắt gặp trong phiên chợ quê ấy cuộc sống của người phụ nữ thôn quê với những tần tảo lo toan, chắt bóp cho gia đình và cả những niềm vui, những nụ cười của đứa trẻ quê khi được món quà đơn sơ, giản dị.

Không chỉ tái hiện lại quá trình (họp chợ, đông chợ, tàn chợ), Anh Thơ còn khám phá cả không khí của những phiên chợ quê theo từng tiết khí trong năm. Cảnh chợ quê trong những ngày xuân của Anh Thơ được hiện lên thật sôi nổi, vui tươi.

Chợ đông quá! Chỗ này vài chiếu bạc Những chàng trai ô mới mở dƣơng vây

Mấy cụ già ngồi nhắm rƣợu gật gù say Nhƣng đông nhất quán hàng ngƣời đoán thể

63

Một lão già kính trắng, bịt khăn đen Các cô gái chen nhau vào vui vẻ

Nghe Thánh truyền sắp mất mối lƣơng duyên

Thì ra những người dân quê đủ mọi tầng lớp từ những chàng trai, cô gái đến mấy cụ già,…họ đến chợ ngoài mục đích trao đổi, mua bán hàng hóa mà còn là để dạo cảnh, du xuân, để tận hưởng không khí cuộc sống đậm sắc màu văn hóa dân gian.

Ngoài cổng chợ từng dãy ngƣời bán lá Các ông già chống gậy đến mua tranh Cùng trong lúc giắt nhau cƣời hỉ hả Đĩ con mừng đƣợc mẹ sắm bùa tua

(Tết mùng năm)

Còn đến với mùa hạ, không gian phiên chợ lại được cảm nhận với cái nóng hanh khô, gay gắt đang phả sức nóng hừng hực khiến cho cảnh chợ đâu đâu cũng ngột ngạt.

Trời lóe nắng, chợ vào đầy những nắng Đầy những ngƣời chen chúc họp…mồ hôi

Đây góc quán bà già ngồi rũ nóng Kia cửa lều ông lão quạt khăn tay

(Chợ mùa hè)

Nếu cảnh chợ ngày hè nắng nóng bao nhiêu thì phiên chợ ngày thu lại được mát mẻ, dễ chịu bấy nhiêu. Lất phất trong làn mưa là những quán lều bên những thúng hàng chất đống.

Đƣờng đã lội trời còn mƣa rƣờn rƣợt Và lại còn trận gió vội bay qua

Trong lều quán ngƣời ngƣời chen chúc ƣớt Bên thúng hàng chất đống đợi bƣng ra

64

Phiên chợ mùa đông đem đến không gian chợ quê của Anh Thơ một cái nhìn đầy đủ về những phiên chợ theo tiết khí bốn mùa. Mùa thu chợ họp đã buồn, mùa đông những cơn gió đông bắc thổi xao xác bên những mái lều khiến cho chợ như mênh mông hơn, buồn vắng hơn.

Trời rét quá! Mái lều xơ xác gió

Chợ mênh mông quán họp độ mƣơi ngƣời Các cô gái khăn vuông chum to hó

Miệng nhai trầu thỉnh thoảng nói ra hơi

(Chợ ngày đông)

Có thể thấy bằng khả năng quan sát tỉ mỉ, Anh Thơ đã tạo ra được một không gian chợ quê thấm đẫm sắc màu văn hóa dân gian. Đến với không gian của phiên chợ trong thơ nữ sĩ người đọc như được trở về với nẻo hồn xưa của quê hương đất nước.

Cùng với không gian chợ quê truyền thống, Anh Thơ còn đưa người đọc về không gian sinh hoạt của cuộc sống thanh bình với tiếng gà trưa xao xác, tiếng võng đung đưa kẽo kẹt.

Trong thôn vắng tiếng gà xao xác gáy Các bà già đƣa võng hát thiu thiu Những đĩ con ngồi lê bắt chấy Bên đàn ruồi lạc nắng hết hơi kêu

(Trưa hè)

Không gian sinh hoạt chốn làng quê trong cái nắng hè oi bức đã dần bị thu hẹp lại dưới cơn mưa tầm tã. Nhà cửa bị gió cuốn xiêu vẹo, lợn trong chuồng nằm ngủ quên trưa,…đó là những hình ảnh rất sinh động, rất tiêu biểu cho nông thôn miền chiêm trũng trong những ngày mưa gió.

Yên ổn nhất trong gian chuồng êm cỏ Lũ lợn con mát mẻ ngủ quên trƣa

65

Khắp làng xóm nhà nhà xiêu tốc mái Mƣa nhƣ tên vun vút bắn tung hoành”

(Đêm giông)

Không gian sinh hoạt văn hóa của người dân sau lũy tre làng còn được gắn liền với những sinh hoạt mang tính cá nhân của mỗi nếp nhà, mỗi con người. Không gian bờ đê, xóm làng đã làm nền cho sự xuất hiện một đám cưới – hạnh phúc riêng tư của mỗi cá nhân.

Tiếng pháo nổ - nổ qua vài tiếng tiếng pháo Một ông già trịnh trọng rƣớc hƣơng đi Cƣời theo bƣớc, vài chàng trai trâng tráo Mấy cô nàng bỏm bẻm nhai trầu thi

Chú rể thẹn ngập ngừng đƣa bƣớc chậm Quần chúc bâu sột soạt chƣa phai hồ

(Đám cưới)

Qua hình ảnh một đám rước dâu theo đúng phong tục cổ truyền, có tiếng pháo nổ giòn tan, có mùi hương trầm ngào ngạt, có tiếng nói, tiếng cười vui vẻ của những chàng trai, cô gái sau luỹ tre làng, ta như thấy được bản sắc văn hóa vùng miền .

Như vậy không gian sinh hoạt của người dân quê không chỉ được miêu tả qua những hình ảnh những phiên chợ hay qua những bức tranh cảnh vật làm nền cho sự xuất hiện của con người trong đời sống thường nhật còn có không gian văn hóa cộng đồng. Đó là không gian được gắn liền với những lễ hội đình đám.

Trong đƣờng xóm trống chiêng vang nhịp nổ Trẻ con theo sƣ tử rƣớc vang ầm

Ngoài đình sáng tiếng cƣời chen tiếng gió Gái trai làng ra họp hát trống quân

66

Một không gian thu gắn liền với gốc đa, sân đình, đường xóm với lễ hội trung thu vang lừng, gái trai làng nô nức hát trống quân. Không gian lễ hội ấy như càng vẹn toàn hơn khi được tái hiện dưới ánh trăng vàng.

Bên cạnh lễ hội rằm tháng Tám, không gian lễ hội đêm rằm tháng giêng cũng được Anh Thơ tái hiện thật chi tiết. Không gian đêm hội được gắn với hình ảnh đình chùa, các bô lão yếm hồng, các cô nàng khuyên bạc và những trang sức sặc sỡ,…trong tết xuân thì ấy thật vui vẻ, nhộn nhịp song cũng rất đỗi trang nghiêm.

Trong không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng, Anh Thơ đã tái hiện thật sắc nét những phong tục tập quán như tục cúng chúng sinh, đốt vàng mã, tết cổ truyền,…đó là những tập tục văn hóa đẹp rất đáng trân trọng.

Đến với tác phẩm Đêm rằm tháng giêng người đọc như được sống lại trong không gian của hội chùa làng trong làn khói trầm thiêng liêng ta bắt gặp hình ảnh những người dân quê đang thành kính đảnh lễ, bác cung văn đang cất cao nhịp tỏ đàn, tiếng chuông chùa ngân vang xa vắng điểm nhịp thời gian.

Chùa mở hội ngƣời làng nô nức tới Trong khói trầm trong ánh nến xôn xao ………

Họ hớn hở ngƣời thì quỳ xuống lễ Sau lƣng sƣ trƣớc mặt phật từ bi Ngƣời lẳng lặng cúi đầu ngồi xóc thẻ Cạnh chuông đồng luôn đổ tiếng bi ai

(Đêm rằm tháng giêng)

Trong không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng Anh Thơ còn làm sống lại những nét đẹp văn hóa của một thời quá khứ êm đềm. Trước sân đình không gian rất đỗi thân thuộc của người dân quê, ta như được sống lại trong những câu hát xẩm với tiếng đàn nhị réo rắt đến nao lòng.

67

Trƣớc sân đình ngƣời kéo đến nhƣ nêm Một đám xẩm đang bắt đầu ca hát Cả trai làng ngẩn mặt đứng nghe xem…

(Đám xẩm)

Nếu như không gian giếng nước, sân đình nơi diễn ra những sinh hoạt văn hóa mang tính cộng đồng như: xem hát chèo, hát xẩm, lễ chùa đầu năm,.. thì không gian văn hóa tâm linh được miêu tả qua hình ảnh ban thờ tổ tiên nghi ngút khói nhang trầm là chốn đi về của những người thiên cổ và cũng là nơi để con cháu tỏ lòng kính vọng tổ tiên.

Và rất nhiều ông già ngồi lau quét

Trƣớc bàn thờ thành kính thắp tuần nhang

(Chiều ba mươi tết)

Giữa tiết trời mùa xuân se lạnh trong niềm hân hoan của phút giao mùa Anh Thơ đã tái hiện một cách đầy tự nhiên và chân thực không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng với những tập tục còn vẹn nguyên nét đẹp.

Bỗng tiếng pháo đẹt đùng xa nổ

Ngoài đình chung làng đã tế giao thừa

(Đêm ba mươi tết)

Trong nhà đỏ bàn thờ nghi ngút khói Những đàn bà tíu tít chạy bƣng mâm

(Ngày tết)

Như vậy không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng trong thơ Anh Thơ được miêu tả rất phong phú và đa dạng. Không gian sinh hoạt chốn hương thôn không chỉ là hình ảnh sinh động của những phiên chợ quê mà còn là cảnh vật mang đậm chất lễ nghi với những phong tục tập quán cổ truyền. Nhận định về đóng góp của nữ sĩ Anh Thơ, nhà thơ Vũ Quần Phương cho rằng: “ Những thi sĩ lớp 1930-1945 đã có nhiều cống hiến đặc biệt cho thơ hiện đại Việt Nam và cũng

68

chính họ đã từng là chủ lực trong nền thơ ca cách mạng. Anh Thơ thuộc vào lớp người đó….nhưng chị vẫn có những đóng góp riêng. Anh Thơ làm giàu thêm lòng yêu quê hương làng nước của người Việt Nam mình”.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)