Không gian làng quê gắn với khung cảnh ruộng đồng, vƣờn tƣợc, bến đò

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ (Trang 52)

5. Cấu trúc luận văn

2.1.1. Không gian làng quê gắn với khung cảnh ruộng đồng, vƣờn tƣợc, bến đò

vườn tược… còn có không gian văn hoá lễ hội, không gian sinh hoạt đời thường hay không gian trên những nẻo đường kháng chiến.

Không gian nghệ thuật trong thế giới thơ ca của Anh Thơ chính là sự thể hiện tâm hồn tinh tế và nhạy cảm của một nhà thơ biết “hút mật ngọt từ trong

bồn hoa vô tận của cõi sống này”.

2.1.1. Không gian làng quê gắn với khung cảnh ruộng đồng, vƣờn tƣợc, bến đò…. đò….

Trong thế giới nghệ thuật thơ của Anh Thơ, không gian làng quê được tái hiện vô cùng chân thực qua khung cảnh ruộng đồng. Anh Thơ say mê đưa độc giả về với không gian yên ả, thanh bình của chốn hương thôn với những biển lúa rập rờn, xanh mướt, những triền đê vắng, những luỹ tre xanh rì rào gọi gió…

53

Cuộc sống nông nghiệp vốn gắn bó mật thiết với ruộng đồng. Con người và cảnh vật cùng hoà điệu để tạo nên một không gian quê tuyệt đẹp. Có thể thấy không gian ruộng đồng được nhà thơ quan sát và miêu tả thật tinh tế và không kém phần phong phú. Trong bài Ngày xuân, Anh Thơ say sưa với hình ảnh của những cánh đồng xanh non trải dài đến hết đường chân trời hay những cánh đồng lúa chin nồng nàn hương nắng

Trong đồng lúa vàng tƣơi bông chin Lúa xanh đồng gợn sóng tận chân mây

(Ngày xuân)

Cảnh vật trong không gian ruộng đồng của Anh Thơ thường đem đến cho người đọc cảm nhận về một chốn tĩnh lặng, thoáng đãng, nhưng cũng không kém phần thơ mộng và huyền ảo.

Ngoài đồng lúa một vài con hạc trắng Lƣớt ăn đêm thƣa thớt tiếng kêu buồn

(Đêm trăng Đông)

Ngoài đồng lúa xanh rờn và ƣớt lặng Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra

Làm giật mình một cô nàng yếm thắm Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa

(Chiều Xuân)

Không gian ruộng đồng êm đềm, yên ả đã làm nền cho sự xuất hiện đầy sức sống của một cô thôn nữ đang miệt mài trong lao động.Không gian ấy cũng làm nền cho cô thôn nữ tát nước trong những ngày đại hạn.

Trong đồng lúa một vài cô tát nƣớc Cuốn dây gầu chán nản tát đồng không

54

Trong không gian ruộng đồng bên cạnh hình ảnh những cánh đồng lúa mơ màng trong sương sớm, hay những đám mạ non mươn mướt một màu xanh. Anh Thơ còn đặc biệt chú ý đến những triền đê vắng. Những triền đê từng gắn bó biết bao kỉ niệm với những ai từng lớn lên sau luỹ tre làng. Hình ảnh những con đê dài lộng gió được Anh Thơ quan sát và miêu tả rất chi tiết. Trong bài

Chiều hè, Anh Thơ đã gợi lại không gian thân thuộc của làng quê Bắc Bộ qua

hình ảnh của một triền đê trắng với cánh diều chao nghiêng gọi gió.

Trên đê trắng chỏm đầu phơ phất gió Lũ cu con mê mải chạy theo diều Bỏ mặc cả trâu bò nằm vệ cỏ

Mắt mơ màng trông gió gợn hiu hiu

(Chiều hè) Trong bài Lụt, Anh Thơ đã tái hiện hình ảnh bờ đê bị vỡ vào mùa nước

lũ, với nước sông cuộn chảy, làng xóm chìm trong biển nước.

Đê đã vỡ một đêm mƣa tầm tã Nƣớc sông ồ ạt chảy xô đồng Làng xóm chìm đi bao mái dạ

Bao vƣờn cây mất tích giữa mênh mông

(Lụt)

Trước mắt người đọc, hình ảnh con đê ngăn nước vốn vô cùng thân thuộc trong cuộc sống nông nghiệp của cư dân đã bị vỡ sau cơn mưa tầm tã, cả xóm làng vườn tược chìm trong biển nước khiến nhà thơ không khỏi xót xa.

Trải theo từng bước chân của Anh Thơ trên triền đê, người đọc như được trở về với kí ức tuổi thơ trong không gian thơm mùi rơm rạ, với những tia nắng mai tinh khôi , những giọt sương long lanh đọng nơi bờ cỏ.

Chân bờ đê trên cánh đồng lúa đỏ Nắng mờ tránh vội ánh sƣơng lan

55

Như vậy có thể nói không gian làng quê gắn với khung cảnh ruộng đồng trong thơ Anh Thơ đem đến cho người đọc cảm nhận khá thú vị về một chốn hương thôn yên lành và nên thơ. Qua đó ta thấy được phần nào tình cảm gắn bó và tình yêu tha thiết của nhà thơ với quê hương xứ sở.

Trong không gian làng quê, bên cạnh hình ảnh ruộng đồng, triền đê, hình ảnh dòng sông bến đò cũng được Anh Thơ miêu tả khá chi tiết. Những hình ảnh ấy đã trở thành một bộ phận không thể tách rời trong việc cấu thành không gian làng quê của đồng bằng Bắc Bộ.

Đã từ lâu hình ảnh dòng sông đỏ nặng phù sa, với những con đò xuôi ngược đã lưu lại trong kí ức của những người dân quê như một nỗi niềm thân thuộc để rồi trở thành biểu tượng của quê hương. Bởi vậy trong thế giới nghệ thuật thơ của Anh Thơ, dòng sông bến đò đã trở thành một không gian nghệ thuật khá đặc biệt. Ta bắt gặp trong thơ Anh Thơ khá nhiều hình ảnh dòng sông và bến đò. Những hình ảnh ấy đã khơi dậy trong tâm tưởng con người về một không gian tĩnh lặng, mênh mông và vương vấn một nỗi buồn man mác.

Ngoài sông nƣớc thuyền im về đỗ ngủ Mƣa mênh mông trăng xuống gió tơi bời Làng xóm lặng say đi trong giấc ngát

Những hƣơng hồng, hƣơng lí dậy miên man

(Đêm trăng xuân)

Bên cạnh hình ảnh dòng sông, hình ảnh bến đò được Anh Thơ đưa vào khá nhiều trong tác phẩm của mình như Bến đò ngày mƣa; Bến đò ngày xuân;

Bến đò ngày phiên chợ; Bến đò đêm trăng…Ở bài thơ nào tác giả cũng đều đem

đến cho người đọc cảm nhận chung về một không gian buồn vắng.

Trong bài Bến đò đêm trăng, Anh Thơ đưa người đọc đắm chìm vào một không gian của một dòng sông âm thầm lặng chảy trong nguồn ánh sáng huyền ảo của trăng vàng.

56

Sao mơ hồ thƣa bóng lẩn trong sƣơng Sông lặng chảy một nguồn trăng lai láng Bóng cô Hằng lơ lửng đứng soi gƣơng

(Bến đò đêm trăng)

Sang Bến đò ngày mƣa, Anh Thơ lại miêu tả một bến đò chìm trong làn mưa lạnh như đang ẩn mình sau trạng thái trôi dào dạt của dòng sông.

Tre rũ rƣợi ven bờ chen ƣớt át

Chuối bơ phờ đậu bến đứng dầm mƣa Và dầm mƣa dòng sông trôi dào dạt Mặc con thuyền cắm lại đậu chơ vơ

(Bến đò ngày mưa)

Mặc cho dòng thời gian xuôi ngược, mặc cho sự chuyển động của dòng sông, con thuyền nhỏ bé và bến đò vẫn âm thầm neo đậu tại nơi này. Phải chăng những hình ảnh giản dị, mộc mạc ấy lại chính là chốn neo đậu vững chắc cho những tâm hồn người dân quê?

Đến với Bến đò ngày phiên chợ, không gian dòng sông- bến đò buồn vắng, âm thầm tê tái trong mưa đã nhường chỗ cho những thanh âm náo nhiệt của cuộc sống đời thường. Những hình ảnh chiếc thuyền ghé bến với hình ảnh người lên xuống chen chúc, tấp nập ,cùng những thanh âm của tiếng chó kêu , lợn hét .. đã gợi cho người đọc hình dung về một cuộc sống thôn dã giản dị và thân thuộc.

Trời mới sáng sông còn yên nƣớc lặng Mấy vì sao thƣa thớt đứng soi mình Tiếng hò đã vang trên bến vắng

Trong sƣơng mù trèo động song lung linh Thuyền ghé bến ngƣời chen chúc xuống Tiếng chó kêu, lợn hét thổi vang lừng

57

Với Anh Thơ, không gian bến đò – dòng sông đã trở thành một không gian rất đỗi thân thương, phần nào gợi được cái hồn xứ sở. Không gian ấy đã khơi dậy trong tâm tưởng của con người về một khoảng tĩnh lặng, buồn vắng, có một chút gì xao xác nhưng rất đỗi yên bình. Đó là không gian yên lành để mỗi khi đi về trong miền kí ức của mình, mồi người đều vương lại những tình cảm lắng sâu.

Ngoài sông nƣớc thuyền im về đỗ ngủ Mƣa mênh mông trăng xuống gió tơi bời ……

Làng xóm lặng say đi trong giấc ngát

Những hƣơng hồng, hƣơng lí dậy miên man

(Đêm trăng xuân)

Bên cạnh không gian của những dòng sông và bến vắng, không gian ruộng vườn gắn liền với những mảnh vườn quê cũng được Anh Thơ miêu tả khá ấn tượng. Trong cảm quan của người thôn dã, những mảnh vườn xanh, ngày ngày nắng mưa vun xới đã trở thành một không gian rất đỗi thân thuộc. Từ cây cam, cây bưởi.. cho đến khóm chuối, rặng tre… tất cả đều được Anh Thơ quan sát và cảm nhận rất đỗi chân thực như hơi thở của cuộc sống.

Ta bắt gặp trong không gian ruộng vườn ấy hình ảnh của những tàu chuối láng mình trong suối nguồn ánh sáng của mặt trăng, hay xa xa ven chiếc ao nhỏ xinh là khóm tre già đang cọ mình đợi gió.

Tàu chuối láng che mặt trăng xấu hổ Khóm tre già đợi gió đứng bên ao

(Đêm xuân)

Không gian vườn cây trong thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ thật nhẹ nhàng và thơ mộng gợi lên cảm giác yên ả thanh tĩnh lạ kì. Trong bài thơ Vào hè

58

ta bắt gặp hình ảnh vườn cây im thở gió với tiếng cuốc gọi chiều chiều xa vắng và lũ đom đóm ngơ ngẩn rủ nhau bay ra khi bóng ô vừa đậu non Đoài.

Nắng đã nực, cây vƣờn im thở gió ……… Tiếng cuốc gọi chiều chiều vang bụi cỏ Và chiều chiều đom đóm rủ nhau ra

(Vào hè)

Màn đêm dần buông xuống cũng là lúc không gian vườn cây được khoác lên mình vẻ đẹp kì ảo. Trong không gian tĩnh lặng của Đêm hè, những cư dân bé nhỏ của ruộng vườn lại cùng nhau hoà vào điệu nhạc chơi vơi của đồng quê muôn thủa.

Vƣờn vắng gió, ve sầu im tiếng hát Ao đầy bèo, đom đóm rủ nhau chơi

(Đêm hè)

Sau cách mạng, Anh Thơ đến với kháng chiến và có mặt trên khắp mọi miền quê của Tổ quốc. Không gian ruộng đồng, vườn tược vẫn tiếp tục được Anh Thơ quan sát và miêu tả bằng một con mắt mê say và một tâm hồn rộng mở. Ta bắt gặp hình ảnh một khu vườn với giàn mướp dựng xanh xanh bên bờ giếng, với đàn gà mới nở vàng xinh như những cuộn bông, với vườn khoai, nương sắn ngăn ngắt một màu xanh no ấm.

Sau vƣờn khoai, sắn tăng gia

Trƣớc sân đất mịn, đàn gà vàng xinh Giàn mƣớp dựng xanh xanh bờ giếng

(Nhà tôi)

Tất cả tạo nên một khung cảnh sống thật nhẹ nhàng, bình yên và đầm ấm. Những loài cây rất đỗi bình dị của đời thường từ cây chuối, cây na đến cây

59

xoan, cây vải,…tất cả đi vào trong không gian vườn cây của Anh Thơ rất đỗi tự nhiên.

Bỗng vƣờn ai rủ cành na

Trĩu xuống đầu tƣờng trái tròn mở mắt Múi hé trắng dày hƣơng thơm ngào ngạt

(Cây na cổ tích)

Từ bờ ao ngập ánh trăng

Chòm sung, cành vối, ngọn xoan thầm thì

(Bóng chuối)

Không gian vườn cây trong thơ Anh Thơ không chỉ là những khu vườn chung chung mà tác giả đã quan sát từ xa đến gần để có những cái nhìn thật cụ thể và chi tiết từ cây sung vừa chua vừa chát đến cây vối cho ta nước mát ngọt lành. Đến những lá sắn xoè như hoa nở hay khóm chuối đủ buồng.

Nhìn vƣờn đẹp tầng tầng cây lớn

Lá sắn xoè nhƣ hoa, lá mít dầy hơn hớn Chuối đẻ con rồi, vịt lách bè rau

Sau cách mạng không gian đồng quê tiếp tục được Anh Thơ tái hiện trong những hình ảnh đầy chân thực. Vẫn là bãi bãi lúa, nương ngô, triền đê, bờ cỏ,….nhưng đó là những không gian của niềm vui và “ xanh lên tiếng cười “ no ấm.

Ruộng đất phì nhiêu, phù sa thắm bãi Những mía cam chin ngọt quanh làng Bắp cải cuộn tròn gió mùa đông

Những trái ngô vàng, chuối vƣờn quả nặng

60

Tác giả đã quan sát rất tỉ mỉ từ mùi vị mặn mòi của phù sa đất sắc màu của cảnh vật trên cánh đồng trù phú với mía, cam, chuối vườn quả nặng,… tất cả toát lên hình ảnh một cuộc sống no đủ yên vui.

Trong không gian những mảnh vườn, Anh Thơ không chỉ tái hiện một cách chân thực qua hệ thống những hình ảnh mà còn đem đến cho không gian ấy một nguồn sinh khí khi đặc tả những thanh âm. Trong bài Tiếng chim tu hú, Anh Thơ không chỉ đưa người đọc vào không gian một mảnh vườn ngút ngàn vải chín ngọt như nỗi nhớ nhà mà còn gieo vào lòng người đọc nỗi nhớ khắc khoải qua tiếng chim tu hú gọi hè.

Bỗng tiếng chim tu hú Đƣa từ vƣờn vải xa…. Quả bắt đầu chín lự Ngọt nhƣ nỗi nhớ nhà

(Tiếng chim tu hú)

Có thể thấy không gian đồng quê được hiện lên dưới nét bút của Anh Thơ thật phong phú. Mỗi cảnh vật như một bức tranh thiên nhiên đưa độc giả tìm về với vẻ đẹp mộc mạc, bình dị chốn hương thôn và đằng sau bức tranh tươi đẹp ấy là tâm hồn mến yêu cuộc sống, yêu quê hương đất nước của nữ sĩ.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)