5. Cấu trúc luận văn
3.3.1. Giọng điệu nhẹ nhàng, êm đềm
Giữa một vườn thơ nở rộ của phong trào Thơ Mới, với biết bao giọng điệu và phong cách đặc sắc, Anh Thơ đã chọn một giọng điệu cho riêng mình với chất nhẹ nhàng, êm đềm, sâu lắng.
Đến với bài thơ Đêm trăng xuân, ta như được sống trong không gian nhẹ nhàng, thanh thoát của cảnh vật: đồng lặng lẽ sương mù buông bát ngát
Ao âm thầm mây tới ngập mênh mang Gió im vắng tự từng không man mác
Mƣa bay trăng nhè nhẹ dệt tơ vàng
109
Cảnh vật dường như im vắng trong sự tình lặng tuyệt đối. Cũng là cánh đồng quen thuộc nhưng không phải là cảnh rộn rã vào mùa mà lặng lẽ cuốn mình trong sương. Cũng là gió nhưng không cuồng nộ mà im vắng man mác thổi, cũng là mưa nhưng không xối xả, mà nhẹ nhàng bay…tất cả đều tạo nên cảm giác, êm đềm, thư thái.
Cảnh vật của một ngày mùa xuân, một sáng hè hay một chiều thu đều được hiện lên qua giọng thơ vô cùng êm đềm, tha thiết. Gói ghém tất cả những đặc trưng cho cảnh sắc thiên nhiên, đất trời, cỏ cây hoa lá.
Trời trong biếc không qua mây gợn sóng Gió nam nồm lộng thổi cánh diều xa Hoa lựu nở đầy một vƣờn đỏ nắng Lũ bƣớm vàng lơ đãng lƣớt bay qua…
(Trưa hè)
Với hình ảnh hoa lựu nở đỏ nắng, lũ bướm vàng, cánh diễu xa…cũng đủ cho ta thấy nét đặc trưng của đất trời mùa hè ở miền đồng bằng Bắc Bộ. Nhịp điệu nhẹ nhàng sâu lắng và cuối câu thơ kết thúc bằng âm tiết mở “ xa”, “qua” làm cho không gian cảnh vật được mở ra cả ba chiều trở nên mênh mông rợn ngợp hơn.
Như vậy nhịp điệu nhẹ nhàng sâu lắng trong thơ Anh Thơ vừa thể hiện cái hồn nhiên, tươi vui, duyên dáng, đằm thắm, hồn hậu của con người, cảnh vật; vừa thể hiện niềm yêu thương, kính trọng đối với những miền đất thân thương, chân chất mộc mạc; đối với những người con yêu quý của dân tộc ở một vùng quê thanh bình hay trong những tháng năm chiến tranh ác liệt. Chính giọng điệu êm đềm, nhẹ nhàng, sâu lắng, làm cho thơ Anh Thơ chiếm được cảm tình trong lòng độc giả.
Có người cho rằng cả tập thơ Bức tranh quê của nữ sĩ đều đều một giọng, thiếu hấp dẫn khiến người đọc chán nản. Khảo sát về nhịp điệu trong tập thơ Bức
110
tranh quê của nữ sĩ đa số là nhịp 3/2/3 chiếm 96%, thỉnh thoảng có đôi câu có
nhịp điệu 3/3/2 xen vào nhưng vô cùng ít. Những vật bình dị đời thường trong cuộc sống khi vào thơ cũng mang những nét độc đáo riêng. Đó là những bức tranh khung cảnh thiên nhiên hoang vắng, cô quạnh được tái hiện lên trong thế giới nghệ thuật thơ nữ sĩ. Không gian của một bến đò vắng khách, của một buổi chiều đã vãn, của cảnh đại hạn hay lụt lội.., tất cả đều hiện lên với một giọng điệu đều đều buồn vắng, thể hiện tâm trạng cô đơn của nhân vật trữ tình trước cảnh.
…Ngoài đê thẳm không ngƣời đi vắng vẻ Lũ chuồn chuồn giỡn nắng đuổi nhau bay Nhƣng thỉnh thoảng tiếng nhạc đồng buồn tẻ Của vài ngƣời cỡi ngựa đến xua ngay
(Trưa hè)
Hình ảnh lũ chuồn chuồn nhớ nắng, tiếng nhạc đồng đều đều buồn tẻ từ những cỗ xe tam mã đi qua..., càng làm cho không gian trưa hè trên đồng quê thêm thanh vắng, tiêu điều, buồn cô đơn. Cùng với không gian, khung cảnh tái hiện với nỗi buồn cô đơn xâm chiếm, âm thanh trong trẻo của tiếng đàn bầu cũng không kém phần lay động lòng người, gợi lên nỗi buồn cô đơn xa xứ. Có khi nghe tiếng đàn bầu du dương, lảnh lót, lành lạnh, lay động thức tỉnh tâm hồn từ cõi vô thức. Có khi là cái buồn vô cớ, cái buồn xâm nhập từ cảm giác không gian mênh mông, hiu quạnh vào tâm hồn thứ lữ đơn độc lạc loài trước đất trời, hay hoài vọng về quá khứ. Có khi cái buồn cô đơn gợi lên từ tâm trạng buồn lo của người nông dân những năm đại hạn mất mùa, thất bát.
…Rồi chiều đến khi mặt trời lặn đỏ
Mây phƣơng đoài tắm rực nắng bên sông Các cô gái đƣa nhau thăm ruộng cỏ Cuốn dây gầu chán nản tát đồng không
111
Cái hoang vắng của cảnh cũng dần xâm chiếm vào tâm hồn con người thứ lữ. Nữ sĩ vẽ lên Bức tranh quê bằng “cát bụi” và “ánh sáng mặt trời” đậm nét tả chân như chính sự thật vốn có của cuộc sống. Anh Thơ mô tả những cảnh nghèo khổ, đói rét, lụt lội hay đại hạn…của con người một cách chân xác. Dường như cái khách quan của cảnh vật thiên nhiên trong thơ nữ sĩ chỉ là cái bề ngoài, để che dấu một tâm hồn nóng bỏng, nhân hậu, yêu nước thương nòi ở sâu bên trong sự vật khách thể ấy.
Như vậy có thể nói giọng điệu đều đều trầm buồn, nhẹ nhàng sâu lắng đã góp phần làm nổi bật cái mênh mông, yên tĩnh của bức tranh làng quê xứ Bắc đồng thời vừa thể hiện được tâm trạng nhẹ nhàng thư thái, hay sự đồng cảm, sẻ chia vui buồn của con người trước cảnh vật, cuộc sống.