Cái tôi trữ tình công dân gắn với cuộc sống kháng chiến

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ (Trang 26)

5. Cấu trúc luận văn

1.1.3.Cái tôi trữ tình công dân gắn với cuộc sống kháng chiến

Sau cách mạng tháng Tám, Anh Thơ tham gia cách mạng bằng cả tấm lòng hăng hái, vui say. Bà mở rộng hồn mình để đón nhận luồng gió mới, cuộc sống mới. Từ lòng nhiệt thành cách mạng, Anh Thơ đã trưởng thành dần, nữ sĩ đã vượt qua những quan điểm chật hẹp của nhân sinh cũ, tiếp nhận sự dìu dắt của Đảng để trở thành một nhà thơ cách mạng.

Kháng chiến bùng nổ, thời đại chiến tranh cách mạng là thời đại gắn liền với gian khổ, mất mát đầy đau thương nhưng cũng rất đỗi oai hùng của lịch sử dân tộc. Lòng yêu nước và lòng căm thù giặc đã hoá thành sức mạnh khôn cùng. Đó là thời đại: cả dân tộc cùng chung gương mặt, cùng chung tiếng nói, các thế hệ cùng nhau ra trận trong niềm tin cháy bỏng hẹn ngày chiến thắng.

Cái tôi của Anh Thơ đã có sự vận động và chuyển biến từ cái tôi cá nhân đến với những nguồn sống mới dồi dào vô tận, một cái tôi công dân gắn bó sâu sắc với cuộc sống kháng chiến gian lao. Đứng trong hàng ngũ các nhà thơ cách mạng Anh Thơ cũng giống như các nhà thơ khác luôn hướng ngòi bút của mình về cuộc kháng chiến và nhân dân, hoà mình vào cái ta chung của dân tộc.

Sau cách mạng tháng Tám dường như người đọc không còn bắt gặp những câu thơ miêu tả cảnh quê hương với những nét đẹp buồn vắng nữa mà thay vào đó là những vần thơ hừng hực khí thế ra trận, những vần thơ ngợi ca con người mới trong lao động sản xuất ở hậu phương, những vần thơ ca ngợi Đảng, Bác Hồ.

27

Trong bài thơ Đầu quân – Thái Nguyên 1948 Anh Thơ đã phác hoạ lại một cách đầy chân thực bức tranh ra trận của những thế hệ Việt Nam

Hôm qua đi tát nƣớc

Nghe loa gọi giữa làng Xóm trên thôn dƣới sẵn sang

Mai đây lệnh tuyển trai làng đầu quân” ……

Tiễn chồng ra trận cuối bờ đồi cao Mai về tƣơi thắm cờ sao

Em cƣời ngăn nỗi dạt dào nhớ thƣơng

(Đầu quân)

Chỉ mới hôm qua thôi, những chàng trai ấy vẫn còn đang miệt mài trên đồng ruộng. Vậy mà tiếng gọi của non sông thúc giục cũng là lúc các anh tạm gác những công việc của đời thường để đi vào cuộc chiến đấu với tất cả tấm lòng tự nguyện. Trong nụ cười rưng rưng nơi đáy mắt của người vợ trẻ tiễn chồng ra trận đong đầy niềm tin hẹn ngày chiến thắng.

Anh Thơ lại khoác ba lô lên vai đến với mọi vùng miền của Tổ quốc, những khoảnh khắc, những sự kiện, những anh hùng của đời sống kháng chiến đều được Anh Thơ tái hiện trên mỗi trang thơ của mình. Bài thơ Trận đầu mới mẻ tác giả đã gửi lời trân trọng, tiếc thương của mình đến liệt sĩ Nguyễn Thị Du - chiến sĩ công an khu Ngô Quyền Hải Phòng khi cô quên đi sự sống của mình xông vào lửa bỏng để giữ gìn toàn vẹn cho tính mệnh nhân dân.

Máy bay địch đến rồi, bà con ở đâu đấy Giữa tiếng bom hất ngã trƣớc hầm Cô gái cố kêu cho mọi ngƣời nghe thấy Cố giữ vẹn toàn tính mệnh nhân dân

(Trận đầu mới mẻ)

Anh Thơ hoàn toàn hoà nhập vào đời sống chiến đấu, ghi dấu khoảnh khắc trong tiếng súng đầu tiên diệt thù ở mảnh đất Thanh Hoá tháng 4 năm 1965. Đó

28

là phát súng mở đầu, là chiến công đầy tự hào của những người con gái đêm đêm gặt lúa theo trăng, những bông lúa còn nồng hơi khói đạn. Vậy mà chính họ đã làm nên lịch sử.

Tiếng súng đầu tiên vang vọng biển trời Mi có biết, hỡi quân thù man rợ?

Đây quê Triệu Trinh nƣơng từ ngàn năm cũ Những ngƣời con gái Việt Nam

Đã đuổi giặc xâm lăng, giữ nƣớc, yên làng

(Tiếng súng đầu tiên)

Không chỉ thế hệ trẻ gánh vác sứ mệnh lịch sử trọng đại của dân tộc mà ngay cả những đội ngũ trùng trùng tóc bạc vẫn sẵn sàng xung phong ra trận, sẵn sàng sống và chết cho mỗi ngôi nhà, mỗi ngọn núi, con sông.

Đến với Tổ săn máy bay Minh Khôi ta lại bắt gặp một không khí chiến đấu rất khác. Bằng 140 câu thơ kết hợp nhịp nhàng, bài thơ tuy dài nhưng không tạo nên sự dàn trải hoặc nhàm chán. Bài thơ tạo nên một khung cảnh chiến đấu tại chỗ với một lòng chung sức, một ý chí kiên cường của tổ săn máy bay Minh Khôi nói riêng và của cả dân tộc nói chung:

Đây, tổ săn máy bay Minh Khôi Với bảy khẩu súng, bảy con ngƣời Một buổi xung phong nhận nhiệm vụ Và tổ cùng nhau săn giặc trời

……

Thằng Mỹ còn đến! Còn phải chết Biển Đông mấy bận mày tan xác Bao giờ gãy cánh rơi giữa làng Cho hả bà con xem tận mắt

(Tổ săn máy bay Minh Khôi) Có thể thấy những sáng tác của Anh Thơ sau cách mạng đã thể hiện được những hình ảnh tuyệt vời trong sáng, vô tư, đó là những con người vừa bước ra

29

khỏi cuộc đời cũ, đặt chân vào mảnh đất cuộc sống mới, đón chào hăm hở, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lịch sử Việt Nam lại sang trang mới Hỡi những con sông! Hỡi ngàn đỉnh núi Lần thứ ba hội nghị Diên Hồng

Hàng ngũ trùng trùng Tóc bạc lại xung phong

(Đội ngũ trùng trùng tóc bạc lại xung phong) Trong những năm tháng chiến tranh, cuộc đời đẹp nhất có lẽ là trên chiến trận chống quân thù. Không chỉ phản ánh cái dữ dội của cuộc chiến, với những con người trực tiếp cầm súng chiến đấu, Anh Thơ còn khắc họa vẻ đẹp những người anh hùng vô danh – đó là những cô gái mở đường giữa mưa rét, nắng nôi của thời tiết, giữa cái khốc liệt của bom đạn quân thù. Họ bất chấp mọi gian lao, quên đi sự sống của bản thân, miễn sao đảm bảo cho đoàn xe kịp giờ ra trận.

...Những o đứng mở đƣờng Áo phong phanh mƣa rét Có lẽ không kịp rét

Xe vội vàng té ấm hơi sang

(Xuân hỏa tuyến-1968)

Khi hòa bình lập lại, miền Bắc bước vào công cuộc cải tạo và kiến thiết đất nước, Anh Thơ đã nhập vai vào cuộc sống của những con người mới, đó là những con người thôn quê tay cuốc, tay cày nỗ lực hăng say tấp nập. Họ không mệt mỏi nhưng cũng không quên khoác trên vai khẩu súng trường sẵn sàng đánh đuổi quân thù để bảo vệ sản xuất.

Tạm qua rồi, chiều mù khói lửa Súng đầu bờ, ta gặt lúa theo trăng ...

30

Những bông lúa chín chiều chờ đợi Bàn tay ta lƣợm hái về làng

(Theo trăng)

Các hợp tác xã thi đua trong sản xuất, họ bất chấp mưa bom bão đạn, vừa sản xuất, vừa chiến đấu bảo vệ mùa màng, bảo vệ làng xóm quê hương,... điều ấy minh chứng cho sức sống kì diệu, sự vươn mình của một dân tộc nhỏ bé nhưng bất khuất kiên cường.

....Lƣới em đan có ánh trăng đêm mát Có cả hơi thuốc súng cay nồng

Lƣới em đan chờ bắt những phi công Giữa trời biển cả, quay vòng diêm la

(Chúng em đan lưới)

Tấm lưới vừa đan để đánh tôm, bắt cá lại vừa là thiên la, địa võng vây bắt phi công địch xâm phạm vùng trời, vùng biển của chúng ta, vừa là biểu tượng của tình yêu bao la đối với quê hương đất nước, vừa là biểu tượng của tinh thần đoàn kết toàn dân.

Khát vọng đón chào mùa xuân mới-mùa xuân của cuộc đời ấm no, hạnh phúc, con người được làm chủ cuộc đời mình, làm chủ đất nước quê hương cũng được Anh Thơ cảm nhận và miêu tả rất xúc động.

Bàn tay sản xuất dồi dào

Lúa vàng, ngô biếc, lao xao ruộng đồng

(Cha về) hoặc Ruộng bên ni, ruộng bên tê lộng lẫy

Bóng nông dân tƣơi thắm giữa đồng xanh Đây mùa đầu cả xóm thôn vui cấy

Ruộng của mình, từng thửa ruộng đấu tranh

31

Trong bài Tiếng hát hái chè tác giả không chỉ đưa người đọc vào một không gian xanh ngắt của những búp nõn, chồi non mà còn vang động vào tâm tư độc giả tiếng hát ca của tâm hồn những con người lao động đang vui say khi được tự do, làm chủ trời xanh, cánh đồng và những nương đồi trùng điệp.

Tiếng hát, hay đây tiếng tâm hồn Không, chỉ có tiếng hái chè dào dạt Tôi nhìn những lẵng xanh ngan ngát

Thoăn thoắt theo ngƣời, xuống núi, lên nƣơng

(Tiếng hát hái chè)

Cái tôi trữ tình của nữ sĩ Anh Thơ không chỉ thể hiện qua việc tác giả hòa mình vào cái ta chung của cả dân tộc để phản ánh những nỗi gian lao song cũng đầy hào hùng của đất nước Việt Nam yêu dấu mà cái tôi trữ tình của Anh Thơ còn thể hiện tình cảm trân trọng đối với Bác Hồ, với Đảng quang vinh. Nhà thơ đã dành nhiều bài thơ ca ngợi về Đảng, về Bác với tấm lòng yêu mến thiết tha. Anh Thơ vui sướng khi Đảng đã soi đường dẫn lối cho nhà thơ đi từ những vần thơ mơ mộng ra con đường thơ mới con đường thơ cách mạng.

Ôi sung sƣớng là ta có Đảng Bút muôn màu tô vẽ non sông Đảng cho tôi ánh sáng tƣơi hồng Cho tôi cả những vần thơ đẹp

(Đảng đã cho tôi) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong bài Tiếng pháo cƣới Anh Thơ cũng không khỏi xúc động khi nhớ về những ngày đầu theo Đảng cho đến khi gặt hái được quả ngọt thành công và hạnh phúc được Đảng chăm lo.

Một sớm Đảng về Chị dắt em theo

32

Nhƣng mẹ chúng ta Đảng đã chăm lo

Giữa bom đạn quân thù

Tiếng pháo cƣới vƣợt lên tiếng súng

(Tiếng pháo cưới)

Bên cạnh tình cảm biết ơn với Đảng, Anh Thơ còn nhập thân vào nhân vật trữ tình để nói lên niềm vui vô hạn của những con người lam lũ, lầm than khi chuyển sang cuộc đời mới ngập tràn ánh sáng và tri thức.

Chị đã run tay cầm ngọn bút Bàn tay đánh giặc chẳng hề run Thơm thơm vở mới non môi trẻ Rào rạt cây reo cửa nắng tròn

(Đi học)

Cùng với hình ảnh của Đảng vinh quang, hình ảnh của lãnh tụ Hồ Chí Minh cũng được Anh Thơ khắc họa rất xúc động. Bác Hồ - vị cha già dân tộc đã dắt dìu nhân dân đi từ thung lũng đau thương của cuộc đời nô dịch đến cánh đồng vui.

Rƣớc cụ về. một buổi chiều tƣơi mát Với bàn tay cán bộ dắt dìu dân

... Mẹ cƣời tƣơi ôm lƣợm lúa nhìn con Ta sống đây là nhờ ta có Đảng

Mùa chiêm này ngào ngạt bát cơm thơm

(Mùa chiêm mới)

Trong những tháng năm gian lao mà oanh liệt của lịch sử dân tộc chiếc huy hiệu Bác Hồ đã trở thành niềm tự hào, niềm vui sướng, thành động lực cho tâm hồn cô giáo Phượng vượt qua những khó khăn của cuộc sống thường nhật khi giặc Mỹ đánh phá miền Bắc để giỏi việc nước, đảm việc nhà.

33

Bác của con ơi! Huy hiệu Bác cho Con cài trên trái tim bé nhỏ

Mỗi bƣớc con đi Từng hơi con thở Có Bác nhìn con Sức mạnh thêm nhiều

Con sẽ đi đƣờng rộng thƣơng yêu

(Chiếc huy hiệu Bác)

Không chỉ ngợi ca tình cảm thiêng liêng với Đảng, với Bác kính yêu Anh Thơ còn ngợi ca tình cảm bạn bè quốc tế khi nhập vai vào hình ảnh những người bạn Liên Xô vĩ đại, cùng vai sát cánh với chúng ta trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ.

Hoa đem hƣơng sắc ấm tình thân Bàn tay nắm chặt, môi cƣời nở ....

Bừng ấm lòng ai giữa nắm tay

(Bó hoa hữu nghị)

Bài thơ đã ngợi ca tình cảm keo sơn thắm thiết của hai dân tộc anh em. Có thể thấy do đi nhiều nơi và trực tiếp tham gia vào cuộc kháng chiến của dân tộc cái tôi trữ tình của Anh Thơ đã có một sự gắn bó sâu sắc với cuộc sống trên những nẻo đường chiến tranh.

Mỗi câu chuyện, mỗi khoảnh khắc là một bức tranh về đời sống chiến đấu lao động và học tập của những người lính trên tiền tuyến hay những con người lao động ở hậu phương. Hình tượng những con người kháng chiến được tái hiện trong thơ Anh Thơ mang hơi thở của cả một thời kì gian khổ mà quật cường.

Cái tôi trữ tình của Anh Thơ đã hóa thân vào hình tượng những con người bình dị trong cuộc sống sinh hoạt đời thường hậu phương cũng như trên hỏa

34

tuyến. Họ là những con người kháng chiến với những nét rất trung hậu, hồn nhiên và mộc mạc. Trong bom đạn, họ là những người công dân gánh trách nhiệm với công đồng sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc. Trong sản xuất, họ hăng say và miệt mài lao động để xây dựng quê hương mình ngày một đẹp giàu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ (Trang 26)