5. Cấu trúc luận văn
1.2. Hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong thơ Anh Thơ
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đầy gian khổ và thật nhiều mất mát hy sinh, biết bao nhà thơ, nhà văn đã khoác ba lô lên vai đi vào vùng hỏa tuyến đến với mọi miền quê và viết về cuộc sống, cũng như khắc họa chân dung về những con người cách mạng – những người tham gia vào cuộc vận động lịch sử lớn lao đầy bão táp và giông tố để đem đến cho dân tộc một cuộc sống hòa bình tự chủ. Anh Thơ như những nhà thơ trẻ khác cũng tạm xa tổ ấm bé nhỏ của mình, hăm hở bước vào cuộc kháng chiến với một niềm nhiệt thành lớn lao, với niềm khao khát được sáng tác, được viết về những con người mới, những anh bộ đội, những cán bộ kháng chiến, những chị phụ nữ vừa đảm việc nước, vừa giỏi việc nhà.Là một người nghệ sỹ hơn nữa lại là một nhà thơ nữ, Anh Thơ dành khá nhiều tâm huyết và tình cảm khi viết về cuộc sống lao động và chiến đấu của giới mình, của những người phụ nữ chân yếu tay mềm đã làm nên lịch sử.
Có thể nói hiếm có nhà thơ nào viết về hình tượng người phụ nữ kháng chiến có sức lay động lòng người như Anh Thơ.Đó là những người chị , người mẹ , người em, tuy dảm nhiệm ở những vị trí công việc khác nhau như cô cứu thương, cô pháo thủ, nữ công nhân, chị xã viên …song đều có chung một tấm lòng yêu nước thương dân, giàu tình cảm, tận tụy với cách mạng, sẵn sàng hy sinh vì đất nước, lặng lẽ góp công sức nhỏ bé của mình vào cuộc kháng chiến trường kỳ và khao khát được cống hiến vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Trước hết, hình tượng người phụ nữ trong thơ Anh Thơ được khắc họa với phẩm chất vô cùng đáng trân trọng. Đó là những người nữ dân quân đảm đang tháo vát vừa chắc tay súng, vừa vững tay cày. Trên chiến lũy, những người phụ
41
nữ ấy vững vàng bên cây súng diệt thù, xuyên qua mưa bom bão đạn để vận chuyển vũ khí,…Trên cánh đồng, họ cũng ra sức lao động sản xuất làm nên những bông lúa còn nồng hơi khói đạn và có cả máu trộn mồ hôi: Tiếng cô Hằng hô “bắn” dội toàn khu/ Vai cô Tuyển vác chồng hai hòm đạn/ Tóc Phƣơng Định lửa napan cháy xạm/ Lửa căm hờn vụt đốt máy bay rơi/…/ Những chị Hiền gặt lúa theo trăng/ Những bông lúa còn nồng hơi khói đạn/ Ai bảo đây không là mặt
trận/ Bát cơm này có máu trộn mồ hôi (Tiếng súng đầu tiên)
Hình ảnh những người phụ nữ dân quân vừa bám làng sản xuất vừa chiến đấu là một trong những hình ảnh đẹp nhất của đời thơ Anh Thơ. Trong bài thơ
Chúng em đan lƣới bàn tay của những người phụ nữ vừa khéo léo luồn kim,
thoăn thoắt đan lưới và cũng chính đôi bàn tay ấy vừa bắn rung máy bay giữa cồn cát nổi: Lƣới em đan chờ bắt/ Từng con tơ rối/ Từng cuộn gai thô/ Thoăn thoắt tay đƣa lƣới tỏa gió mùa/ Nhớ buổi trƣa nào chiến đấu/…./ Vẫn những bàn
tay đan lƣới/ Bắn rung máy bay giữa cồn cát nổi (Chúng em đan lưới).
Không chỉ những người phụ nữ dân quân, hình ảnh người nữ công nhân giữa công trường đất đá đạn bom cũng được Anh Thơ khắc họa thật chân thực và xúc động. Vẫn đôi bàn tay yếu mềm nữ tính, thoăn thoắt thêu những sợi chỉ hồng, vậy mà khi máy bay quân thù gầm rú, đôi bàn tay ấy đã khiến kẻ thù phải run sợ: Hỡi cô pháo thủ/ Bàn tay vừa làm quân thù run sợ/ Cũng vẫn bàn tay mê chọn chỉ hồng/ Thêu tất cả những gì rực rỡ núi sông/ Khi quê hƣơng bừng bừng
súc lửa (Những con chỉ đỏ)
Anh Thơ đã nhập vai vào cô gái mở đường, phản ánh niềm vui tươi, hồ hởi và niềm tin vững chắc của thế hệ trẻ vào ngày chiến thắng:….Những o đứng mở đƣờng/ Áo phong phanh mƣa rét/ Có lẽ o không kịp rét/ Xe vội vàng sau
trƣớc, ấm hơi sang (Xuân hỏa tuyến). Hình ảnh cô gái mở đường hiện lên trên
42
thấm những làn mưa lạnh, bất chấp bão táp đạn bom, những cô gái dân công ấy vãn đảm bảo cho đoàn xe ra trận.
Cái tôi trữ tình của tác giả còn nhập vai vào hình ảnh những cô giáo kháng chiến để nói lên tấm chân tình yêu nghề, mến trẻ. Người giáo viên ấy vừa dạy học trò, vừa tăng gia sản xuất, vừa tham gia kháng chiến bằng lòng nhiệt tình của người công dân đầy trách nhiệm với Tổ quốc: Tình thƣơng gửi lớp học trò/ Tối đi dạy học, ngày lo quốc vƣờn/ Ngoài kia súng rộn sa trƣờng/ Tôi theo chiến
dịch lên đƣờng văn công…. (Cô giáo kháng chiến)
Trong bài thơ Cô giáo Đảng viên vẻ đẹp người giáo viên lại được Anh Thơ khắc họa ở góc độ khác. Người con gái nhỏ bé của nhân dân đã đem ánh sáng văn hóa đã thổi bùng ngọn lửa tranh đấu trong trái tim biết bao học viên: Cô thấy nghẹn ngào vinh dự quá!/ Ngƣời con gái nhỏ của nhân dân/ Đem phần văn
hóa ngày đêm gắng/ Trao lại cho ngƣời đồng chí thân (Cô giáo Đảng viên)
Những người phụ nữ như cô giáo ấy đã gửi lại quê nhà biết bao kỷ niệm đẹp, nguyện đem con chữ đến với mọi bản làng thôn xóm, dấn thân vào cuộc chiến trên chiến trường văn hóa tư tưởng không kém phần gian nguy. “Tiếng chim tu hú” đã trở thành niềm thương, nỗi nhớ khắc khoải lưu dấu những kỷ niệm của đời người, vừa là lời nhắn gửi thầm lặng đến những bậc sinh thành, đến biết bao em gái : Nhắn với chim tu hú/ Cha già vui đợi mong/ Mƣời năm trong khói lửa/ Má con dù nhạt hồng/ Nhƣng bao nhiêu em gái/ Đẹp lên mùa vải chín
ven sông (Tiếng chim tu hú)
Tiếng chim tu hú báo hiệu xuân qua hè tới đồng thời khơi gợi bao nỗi niềm nhung nhớ vơi đầy về một làng quê rực nắng. Không gian mở rộng dần theo bước chân của người con gái đi vào chiến trường với mỗi vùng quê yêu dấu mà chị đã từng gắn bó, yêu thương.
Không chỉ nhập vai vào hình ảnh cô giáo kháng chiến, Anh Thơ còn nhập vai vào hình ảnh người nữ quân y chiến khu, đó là một người phụ nữ lặng thầm
43
như bao người phụ nữ khác, nhỏ bé, tuổi đời đã nhuốm sương thu vậy mà hàng ngày vẫn tần tảo vào núi hái lá thuốc chữa bệnh cho nhân dân và bộ đội: Một đôi dậu, một chiếc thuổng con/ Bà Páo đi, giữa đoàn quân giải phóng/ Váy, áo chàm bay theo tóc trắng/ Từ đỉnh Khâu Nhi xuống núi Nà Lừa/ Bàn tay già hái lá sớm
trƣa/ Đêm quân ngủ còn nghe chày giã thuốc (Nữ chiến sĩ quân y).
Cùng với việc phản ánh những con người trực tiếp chiến đấu trên hỏa tuyến. Anh Thơ còn nhập vai vào những người phụ nữ nông thôn tay quốc , tay cày hăng say, tấp nập nhưng cũng không quên nhiệm vụ chắc tay súng bảo vệ sản xuất , mùa màng: Từng tổ tiến ra nhƣ tới chiến trƣờng/ Lá ngụy trang xanh che vành nón nhỏ/ Sân nắng chói chang quanh đồi dạn lửa/ Ai có nghe tiếng đập
đỗ giòn tan?/Hòa nhịp súng trƣờng bắn giặc ran ran (Tiếng đập đỗ)
Trong thơ Anh Thơ, hình ảnh người phụ nữ kháng chiến không chỉ được miêu tả với những phẩm chất trung hậu, dũng cảm, kiên cường mà còn được miêu tả với vẻ đẹp của sự tháo vát, đảm đang. Tác giả cho rằng nếu như cô Tấm ngày xưa chỉ biết thầm soi bóng giếng, gọi cá bống lên ăn nắm cơm thì cô Tấm ngày nay lại đầy bản lĩnh, vừa giỏi việc nước vừa đảm việc nhà
Cô Tấm ngày nay Nuôi trăm đàn cá
Mỗi chiều gánh gánh đầy Nắng tƣơi bừng đỏ má”
(Cô Tấm mới)
Hình ảnh cô Tấm hay lam, hay làm đã được Anh Thơ cụ thể hóa qua rất nhiều tấm gương những người chị, người em, người mẹ nơi hậu phương. Hình ảnh chị Phái là một tấm gương tiêu biểu.
“ Gà gáy canh đầu choàng thức giấc Lừa con vội vã chị ra đồng
44
Làng xóm còn say giữa giấc nồng”
(Chị Phái)
Hòa bình lập lại, miền Bắc bước vào công cuộc xây dựng và kiến thiết đất nước, các hợp tác xã thi đua sản xuất cấy cày. Trong hoàn cảnh ấy hình ảnh người phụ nữ Việt Nam được miêu tả với vẻ đẹp của sự cần cù, chịu thương, chịu khó. Đó là những cô gái trẻ hăng say, miệt mài không quản cái giá lạnh của trời mưa, vớt từng tảng đất nặng ướt để đào những con mương đưa nước tưới mát cho ruộng đồng: Em mò chị ngụp/ Ảng đất nặng ƣớt/ Tảng đất muốn trôi…./Em mò chị vác/Xuống lên thoăn thoắt/ Từng phút từng giây/ Gió ào đánh vật (Đào mương)
Cũng viết về đức tính cần cù, chịu thương chịu khó của người phụ nữ trong bài thơ Ca chị ca em Anh Thơ đã khiến người đọc không khỏi xúc động khi chứng kiến cảnh những nữ công dân bình dị, mỗi người có một cảnh ngộ khác nhau. Có chị con khát sữa, có chị chồng ra trận … nhưng tất cả đều tiếp nối bên nhau, giữ chung vị trí để cho hạt gạo ra đều gửi tới tiền phương
Nhanh nhanh tay cho gọn gàng sạch sẽ Ta giao ca em mũ áo sẵn sàng
Tiếng hát đang vào nhịp quay máy xát Từ vị trí này bốn tiếng đảm đang
(Ca chị ca em)
Trong thơ Anh Thơ, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam không chỉ hiện lên với những phẩm chất trung hậu, đảm đang mà họ còn xứng đáng là những tấm gương hi sinh thầm lặng, lặng lẽ cống hiến công sức nhỏ bé của mình cho mùa xuân của đất nước.
Bài thơ Nơi chị quá giang đã miêu tả thật xúc động về cái chết của người con gái trẻ. Chị đã không tiếc tuổi thanh xuân và sự sống của cuộc đời mình để hóa thân cho dáng hình xứ sở, đó là sự hy sinh thật đáng khâm phục và tự hào.
45
Chúng vẫy chị lên, vừa đến giờ nổ kíp Xe tung xác chúng đầy đƣờng
Cô gái trẻ hi sinh không một phút buồn thƣơng (Nơi chị quá giang)
Trong khi viết về phái nữ, Anh Thơ rất tinh tế khi luôn khám phá và phát hiện những bức chân dung bình dị của đời thường. Với những công việc lặng thầm và những cống hiến lặng lẽ, cô kĩ sư hoa đã góp phần không nhỏ trong việc gìn giữ sắc hương cho đời và làm tươi mát thêm cho cuộc sống. Khi tiếng còi báo yên vừa dứt, cô kỹ sư nông nghiệp lại lặng lẽ làm việc trên đồng ruộng, trên những luống hoa còn vương khói súng quân thù , để cho cành thêm nhánh, cho lá thêm xanh, cho một mùa xuân rực rỡ săc màu: Còi báo yên vừa dứt/ Cô kỹ sƣ hoa dựng súng rào xanh/ Những luống chân chim, thƣợc dƣợc nghiêng cành/….Giữa mƣa sƣơng/Mơ chút nắng vƣơng/Cho cành thêm nhánh/ cho lá xanh non/Cho nụ tƣơi tròn/……..Màu cúc phải vàng sao tháng tám/Sắc lay ơn
ngày độc lập đỏ cờ/ Bƣơm bƣớm, cành đào kịp tết ra hoa (Cô kỹ sư hoa).
Bên cạnh công việc lặng thầm của những cô kỹ sư hoa, người giữ gìn hương sắc làm nên vẻ đẹp tươi mát cho cuộc sống, hình ảnh cô kỹ sư chăn cừu ôm trong mình bao ước mơ và hoài bão, nuôi được những giống cừu tốt, sản xuất được nhiều len tơ để đưa hơi ấm đi khắp mọi miền cũng được Anh Thơ miêu tả thật xúc động:
Thoăn thoắt cô đi giữa thảo nguyên Nâng từng ngọn cỏ rẽ hoa nhìn Suối trong có đủ cho cừu uống? Mùa lạnh sƣơng đằm nắng có lên?
(Cô kỹ sư chăn cừu)
Cùng với hình ảnh những cô pháo thủ, chị xã viên, cô cứu thương, nữ quân y, cô dân quân hay công nhân,… hình ảnh người mẹ, tảo tần, giàu đức hy
46
sinh và vị tha cũng được Anh Thơ tái hiện vô cùng chân thực. Trong bài thơ Bát
bún riêu cua hình ảnh mẹ già giữa nắng trưa gay gắt ra đồng bắt cua, nấu riêu,
đổi bún để gánh ra mặt trận tặng quà cho các con thật xúc động: Ba mẹ gánh bún/ Bốn mẹ gánh canh/ Đƣờng đê lúa lƣợn xanh xanh/ Từng đôi quang dẻo nhịp nhanh bƣớc già/ Mẹ ơi, mẹ gánh đâu xa?/ Mẹ ra mặt trận tặng quà các con
(Bát bún riêu cua). Trong bát bún mịn màng ấy, chan chứa biết bao là tình. Đó là tình quân dân thấm thiết keo sơn. Là tình thương bao la của các mẹ già nơi hậu phương gửi tới mọi người con nơi tiến tuyến. Đó chính là nguồn sức mạnh vô song tiếp sức cho các anh vững tay súng.
Tay nâng bát bún mịn màng
Chan thì riêu nóng, màu loang lá hành Giặc vào xé xác tan tành
Pháo ta thêm mạnh vì tình mẹ yêu
(Bát bún riêu cua)
Có thể nói bức tranh về người phụ nữ Việt Nam được hiện lên trên những trang thơ của Anh Thơ thật phong phú. Họ có mặt trên hỏa tuyến, dưới mưa bom, bão đạn, họ cũng có mặt trên ruộng đồng hay trong nhà máy. Với đôi bàn tay khéo léo, với đức tính cần cù chịu thương, chịu khó họ đã có những đóng góp lớn lao cho Tổ quốc và nhân dân. Vừa lao động, vừa cầm súng chiến đấu, vừa đảm đang việc nhà. Không có gì khuất phục được họ, không có gì sánh được với vẻ đẹp tâm hồn của những người phụ nữ.