Ghi chép linh hoạt

Một phần của tài liệu Nhật ký chiến tranh Việt Nam qua một số tác phẩm tiêu biểu (Trang 73)

Chương 3 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TIÊU BIỂU CỦA NHẬT KÝ CHIẾN TRANH

3.2. Ghi chép linh hoạt

Nếu như một người viết nhật ký trong điều kiện bình thường có thể viết bất cứ lúc nào họ muốn, có thể viết liên tục, có thể viết ngắt quãng tuỳ theo ý thích thì những cuốn nhật ký ra đời trong chiến tranh, đặc biệt là những cuốn được viết từ chiến trường khói lửa lại luôn phải phụ thuộc vào hoàn cảnh. Các chiến sỹ phải tận dụng mọi thời gian rảnh: có khi là lúc nghỉ giải lao sau giờ huấn luyện, khi bị ốm nằm nhà 1 mình, có khi vừa trải qua một trận đánh ác liệt… Những cuốn nhật ký ra đời được để đến tay chúng ta quả thật là một chặng đường vô cùng gian nan, vì vượt qua được mọi đói khát và nỗi ám ảnh về cái chết, sự mệt mỏi… ở nơi giáp ranh sự sống và cái chết mà cầm được cây bút viết đã là một nỗ lực lớn.

Trong số những cuốn nhật ký chúng tôi đã dẫn, có lẽ Nhật ký Đặng

lại viết nhật ký. Có khi là những tâm sự dài về nỗi nhớ, về nỗi chán chường khi chứng kiến sự ích kỷ của đồng đội trong tập thể, sự bon chen ghen ghét… nhưng cũng có lúc chỉ là vài dòng thông báo về cái chết của đồng đội và quyết tâm trả thù của chị. Có khi “giữa trận càn, bom pháo tới tấp xung quanh, ngồi giữa kẽ đá, mình cũng vẫn ghi nhật ký và viết thư” [32, tr 129]. Thế nhưng cũng có khi gần một tháng chị mới tâm sự được với nhật ký, vì “công việc đè nặng lên mình. Và hàng ngày từng cái chết đau xót của anh em đồng chí làm mình quên đi những cái thuộc về bản thân mình” (32, tr 191]. Sự vất vả gánh vác để duy trì bệnh xá dã chiến đôi khi đã lấy mất thời gian của chị, một ngày chị vừa phải điều trị cho thương binh, vừa phải bồi dưỡng cán bộ y tế, lại phải lo chạy những trận càn của giặc… Có khi nhật ký được ghi sau một trận chạy càn vất vả: “Một cuộc chạy càn quy mô nơi căn cứ, toàn bệnh xá di chuyển, vất vả vô cùng” [32, tr 51], có khi được ghi sau cái chết của đồng đội: “Vẫn là những cái chết làm chảy máu trong lòng những người còn sống” [32, tr 163]. Chị ghi nhật ký cả những lúc: “Nghe tiếng máy bay quần trên đầu mình thấy thần kinh căng thẳng như một sợi dây đàn lên hết cỡ” [32, tr 253]. Có lúc chị ghi nhật ký ngay sau khi vừa thoát chết: “Một lần nữa suýt chết. Mấy chiếc rọ và HU – 1A quần bắn oanh tạc suốt hơn một tiếng đồng hồ. Khu vực oanh tạc của chúng chỉ cách bọn mình mười mét (…) cái chết tưởng như sờ thấy được” [32, tr 224].

Trong Mãi mãi tuổi hai mươi, có khi nguyên nhân khiến anh lính binh nhì không tâm sự được với những trang nhật ký rất đơn giản, đó là thiếu thốn về giấy và cả khi… hết mực vì trên đường hành quân không kịp mang theo, mà trong điều kiện chiến tranh thường xuyên di chuyển, không phải dễ dàng mà mua được những thứ mình cần. Hay có lúc đang tranh thủ viết thư cho Như Anh (ngày 28/9/71) thì phải hành quân bất ngờ, có khi Thạc vừa viết cho người yêu vừa “thanh minh” nguyên nhân tại sao khiến chữ anh xấu như thế,

vì là phải viết vội trên trang sổ xé từ một cuốn sổ, hay mệt mỏi làm anh không muốn viết nhật ký: “Lâu lắm, 20 ngày đã qua, bận bịu và mệt mỏi, mình bỏ quên trang nhật ký” [29, tr 48]. Với Nhật ký chiến trường, Dương Thị Xuân Quý đã nêu rất rõ những khó khăn khiến việc viết của chị bị gián đoạn. Có những khi ốm mệt, bị hành hạ bởi cơn sốt rét liên miên, mất sức. Và cũng có lúc vì… quá đói, không còn sức mà viết nữa. Chị thật sự thấy khâm phục những người đồng đội xung quanh mình như Chu Cẩm Phong, vì trong hoàn cảnh như thế mà anh vẫn đều đặn cho ra đời những tác phẩm có giá trị. Bên cạnh nguồn động viên tinh thần to lớn của đứa con bé bỏng, sự cố gắng của đồng đội cũng là một động lực giúp chị cố gắng viết để cho ra đời những tác phẩm hay phục vụ nền văn nghệ và những trang nhật ký xúc động: “Mưa lâm thâm, mình nằm trong một cái lán giữa rừng và viết nhật ký dưới ánh đèn pin đây. Hôm nay mình đã qua một chặng đường ghê gớm nhất trong chiến trường A” [26, tr 27].

Còn đây là phòng làm việc của nhà văn Chu Cẩm Phong được miêu tả trong Nhật ký chiến tranh: “Mình lấy một cửa hầm làm phòng viết, bàn là một tấm ván một đầu kê vào bậc lên xuống của cửa hầm, một đầu bắc lên một đoạn tre” [24, tr 204]. Có khi trên đường đi thu thập vốn sống, gặp được một ý hay, nhà văn chiến sỹ “ngồi xuống bờ ruộng lật sổ ra viết, trong lúc đó một tốp du kích kéo ra hội ý trước khi đi công tác vùng ven, thống nhất lại kế hoạch hiệp đồng. Viết xong, trời đã tối…” [24, tr 875 - 876], “ngồi viết những dòng này trên miệng công sự” [24, tr 862]. Những chặng đường đi đầy nguy hiểm, không theo như dự định ban đầu và những trận ốm sốt liên miên làm sức khoẻ giảm sút nhanh chóng, có lúc cầm cây bút mà không viết nổi… Có lúc anh ghi nhật ký trong cơn đói cồn cào: “Ăn ngày hai bữa 0,8 lon gạo với thân cây dớn, bụng sôi sùng sục, cồn cào. Mấy đêm liền mỗi đêm chỉ ngủ có 2 tiếng, thức khuya bụng đói” [24, tr 613]. Hoàng Thượng Lân tranh thủ viết

nhật ký bất cứ lúc nào: “sáng sớm khi mới dậy, tranh thủ khi trời sắp tối, một giờ chờ đợi qua đò. Đêm viết qua ánh đèn pin giấu trong vạt áo…”[15, tr 50]. Có lúc anh ghi khi đang ở dưới hầm, bên trên là từng loạt máy bay gầm rú, có thể trúng bom bất cứ lúc nào…

Sự linh hoạt trong ghi chép ở những cuốn nhật ký chiến tranh còn thể hiện ở nội dung ghi chép. Trong các cuốn nhật ký, chúng ta đều bắt gặp yếu tố tổng hợp, nghĩa là ghi chép tất cả những gì tác giả cảm nhận, chứng kiến và trải nghiệm, chứ không hề có sự lựa chọn hay có thời gian mà trau chuốt, mà “làm văn” như những cuốn nhật ký thông thường khác. Có lúc ta bắt gặp sự nắn nót của tác giả cuốn nhật ký khi chép lại một câu nói hay, hoặc đang là những dòng kể sự kiện lại đan xen một bài thơ tự làm hoặc một bài thơ chép truyền tay nhau; hay đó là tất cả những gì mà tác giả đã chứng kiến trong cuộc sống thường nhật ở các địa phương nơi họ đi qua… Tất cả đều nằm trong những trang nhật ký.

Quả thật, những cuốn nhật ký chiến tranh đến được với chúng ta - những bạn đọc trẻ thời bình phải trải qua rất nhiều khó khăn, mất mát. Những cuốn nhật ký mà chúng ta đang cầm trên tay đây đều có một số phận riêng, nó cũng trắc trở và mất mát như chính tác giả của nó vậy. Bản thảo của Hoàng Thượng Lân, Chu Cẩm Phong, Dương Thị Xuân Quý đều đã bị mất mát, nhật ký của Đặng Thùy Trâm thì lưu lạc suốt 35 năm trong tay của một người bên kia chiến tuyến… Chiến tranh đã xé lẻ từng mảnh đời, từng trang viết… Từng con chữ như có lửa, thể hiện tâm huyết của những người chiến sỹ trên chiến trường, họ sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ, hy sinh chết chóc để chiến đấu vì nền độc lập tự do của Tổ quốc. Đáng quý hơn, trong hoàn cảnh đó họ vẫn giữ được tâm hồn giàu cảm xúc, không bị chai sạn trước khói bom, chết chóc mà vẫn cảm nhận được nét đẹp tinh tế của thiên nhiên hay nét đẹp

trong tâm hồn con người, và các chiến sỹ vẫn giữ được thói quen ghi nhật ký thật đáng trân trọng.

Một phần của tài liệu Nhật ký chiến tranh Việt Nam qua một số tác phẩm tiêu biểu (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)