TÁI HIỆN CHÂN THỰC NHẤT HIỆN THỰC CHIẾN TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Nhật ký chiến tranh Việt Nam qua một số tác phẩm tiêu biểu (Trang 25 - 27)

Chương 2: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG CỦA NHẬT KÝ CHIẾN TRANH

2.1. TÁI HIỆN CHÂN THỰC NHẤT HIỆN THỰC CHIẾN TRƯỜNG

TRƯỜNG

Nhắc đến từ “chiến trường” chúng ta đã thấy hiện lên những gì vất vả nhất, nguy hiểm nhất, nơi mà ranh giới giữa sự sống và cái chết luôn cận kề, khi cái chết có thể đến bất kỳ lúc nào; nhưng đó cũng là nơi ấm áp tình người, tình đồng đội đồng chí. Những bài thơ, những truyện ngắn, tiểu thuyết về đề tài chiến tranh… đã lột tả rất rõ điều đó. Ta có thể thấy những nguy hiểm và thiếu thốn của anh lính lái xe trên đường Trường Sơn qua Tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật, sự hy sinh của những cô gái thanh niên xung phong

qua Khoảng trời – hố bom của Lâm Thị Mỹ Dạ; hay bắt gặp tinh thần đấu

tranh quật cường của nhân dân được miêu tả trong Hòn Đất của Anh Đức, những trận chiến sinh tử qua các tiểu thuyết của Chu Lai như Nắng đồng

bằng, Ăn mày dĩ vãng… trong những truyện ngắn đầy sức ám ảnh của

Nguyễn Minh Châu, Bảo Ninh… Và hơn hết, trong những cuốn nhật ký viết về chiến tranh, đặc biệt là những cuốn viết từ chiến trường ta có thể tìm thấy những chi tiết sống động nhất, chân thực nhất; có thể coi nhật ký chiến tranh là nguồn tư liệu chân thực nhất và vô cùng đáng quý về chiến tranh, về những tháng ngày hào hùng của dân tộc. Mãi mãi tuổi hai mươi cho ta thấy những khó khăn gian khổ trong công tác huấn luyện chuẩn bị ra chiến trường, Nhật

ký Đặng Thùy Trâm lại kể về những tháng ngày chiến đấu kiên cường chống

lại bệnh tật, duy trì một bệnh xá dã chiến trong điều kiện hết sức khó khăn và nguy hiểm, cận kề cái chết của nữ bác sĩ Đặng Thùy Trâm. Nhật ký chiến

kể về sự vất vả của những nhà văn - chiến sỹ chiến đấu trên mặt trận sáng tác văn nghệ khi phải vừa chống lại giặc đói, những thiếu thốn về nơi ở, vật dụng; vừa phải vượt qua những trận càn, những trận bom và rải chất độc hóa học; đồng thời trong điều kiện ngặt nghèo như thế lại phải cho ra đời những tác phẩm hay, ý nghĩa phục vụ trên mặt trận văn nghệ. Tài hoa ra trận của Hoàng Thượng Lân và Đường về của Phạm Thiết Kế lột tả chân thực sự nguy hiểm của những trận chiến sinh tử nơi chiến trường, nơi mà cái chết có thể đến bất cứ lúc nào… Bên cạnh đó, những cuốn nhật ký còn cho ta khối tư liệu phong phú về cuộc chiến tranh nhân dân trên khắp các địa phương của cả nước. Đó là cuộc đấu tranh ở tận cùng thôn xóm, ở nơi đối đầu trực tiếp giữa người dân thường bình dị nhất với kẻ địch được vũ trang đến tận răng, cuộc vật lộn dai dẳng mà tất cả những sống chết đói no, tiếng khóc – tiếng cười đã trở thành chuyện bình thường.

Những cuốn nhật ký được ghi từ trong bão lửa, trong hoàn cảnh cầm được cây bút mà ghi thành chữ thôi đã là một nỗ lực ghê gớm, khi mà hiện thực chiến trường được nhìn và cảm nhận với đôi mắt của người trong cuộc, những người đang trực tiếp có mặt ở chiến trường; vì vậy, nó chân thực đến từng chi tiết. Thêm nữa, những trang nhật ký này, các tác giả - chiến sỹ ghi lại không phải để cho người khác đọc, càng không phải để in ra thành sách. Họ ghi cho chính họ, thổ lộ với bản thân những buồn vui, khó khăn, lý tưởng, tích cực và cả những lúc bi quan… vậy nên những trang nhật ký có tính chân thực, tin cậy. Có ai lừa dối chính bản thân mình? Tất cả những gì ta đọc được qua những cuốn nhật ký này đều là sự thật, cái sự thật thô ráp và sống động. Những con người thật, những sự việc thật, những tâm trạng thật!

Một phần của tài liệu Nhật ký chiến tranh Việt Nam qua một số tác phẩm tiêu biểu (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)